Clip "troll" em trai gây xôn xao mạng: Những tiếng cười khả ố, dã man và độc ác

Tưởng rằng mọi thứ trên Facebook đã trở nên trong sạch hơn nhưng gần đây nó đã được biến tướng bằng những clip troll "ra vẻ" hài hước.

Tưởng rằng mọi thứ trên Facebook đã trở nên trong sạch hơn nhưng gần đây nó đã được biến tướng bằng những clip troll "ra vẻ" hài hước.

Khi xem một clip phản cảm trên mạng xã hội bạn sẽ làm gì? Nhiều người lựa chọn để lại những bình luận phản ứng. Nhiều người share nó về tường nhà mình và viết một dòng trạng thái phẫn nộ. Sai rồi! Bạn đang bị mắc bẫy của chính những kẻ đang tung clip lên đấy. Bạn "giúp" chúng sinh sôi, lây lan và làm đen đúa xấu xí chính Facebook của mình.

Không phải gần đây mà đã từ rất lâu rồi, trên mạng xã hội Facebook, nhiều hình ảnh phản cảm như hình ảnh giết động vật dã man hay những clip xé quần xé áo, đánh ghen lột đồ… đã thi nhau được share dù đến 99,99% là để phản ứng nhưng vô tình lại thành lan truyền đi những hình ảnh ấy. 

Cho dù cả việc comment dưới hình ảnh ấy mà không share thì nó vẫn được tính như một tương tác "giúp" hình ảnh đó tiếp tục được quan tâm nhiều hơn. Có một dạo, nhiều cư dân mạng cùng chung tay kêu gọi ngưng share những hình ảnh gớm ghiếc đó. 

Và quả thực, sau đó, những hình ảnh phản cảm đã không còn được share nhiều nữa. Chỉ có những thanh niên ít học thích câu like mới share về Facebook của họ nhưng rồi chẳng được ai quan tâm cả.

Clip troll em trai gây xôn xao mạng: Những tiếng cười khả ố, dã man và độc ác - Ảnh 1.

Những hình ảnh hành hạ động vật dã man được chia sẻ trên mạng xã hội khiến người xem vô cùng phẫn nộ. (Ảnh chụp màn hình)

Đừng share nữa! Đừng comment nữa! Hãy report!

Tưởng rằng mọi thứ trên Facebook đã trở nên trong sạch hơn nhưng gần đây nó đã được biến tướng bằng những clip troll "ra vẻ" hài hước. Gọi là "ra vẻ" hài hước vì nó thực sự không hài hước chút nào. 

Mà trong đó chỉ thấy những tiếng cười khả ố, dã man và độc ác. Nhưng người dùng thì ngây thơ. Người dùng chỉ nghĩ đó là "phiên bản hài hước lỗi". Và lại thu hút hàng nghìn comment phản ứng, hàng trăm share về nhà lên án trò troll thiếu não này.

Tôi đã từng lặng người đi khi xem những clip troll kiểu đó. Như một ông anh troll cậu em bằng việc pha thuốc ngủ cho cậu em ngủ say rồi chôn cậu em xuống, ném xú uế vào mặt cậu em, chọc phá tổ kiến để kiến đốt em mình...

Clip troll em trai gây xôn xao mạng: Những tiếng cười khả ố, dã man và độc ác - Ảnh 2.

Đoạn clip ghi lại hành động troll em trai gây phẫn nộ đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. (Ảnh cắt từ clip)

Thú thực là ngay lúc đó, máu nóng bốc lên, tôi chỉ muốn share nó ngay về trang Facebook của mình để lên án hành động thiếu não của ông anh, một trò đùa ác độc và mất nhân tính. Nhưng rồi tôi khựng lại. 

Clip troll em trai gây xôn xao mạng: Những tiếng cười khả ố, dã man và độc ác - Ảnh 3.

Tôi nghĩ đến 3 đứa con nhỏ của tôi hay ghé vào Facebook của bố xem bố có… nói xấu gì tụi nó không? Chúng sẽ thấy gì từ cái clip tôi share? Rồi hàng ngàn người đọc đang theo dõi Facebook của tôi, liệu họ có còn cảm giác an yên, tốt lành mỗi khi vào Facebook của tôi nữa không? 

Là còn chưa kể, có những người bị kích thích bởi trò đùa ác đó mà học theo? Là tôi lây lan cái ác đi khắp nơi, ít nhất với hơn 50,000 bạn đọc đang theo dõi Facebook của tôi cùng hàng trăm nghìn người đọc ẩn danh khác.

Chúng ta luôn biết một vạn tám ngàn cách để đề phòng với cái ác, cái xấu thực sự và hiển hiện. Nhưng chúng ta luôn chẳng có một mảy may đề phòng gì với những cái ác giấu trong vỏ bọc vờ ngu ngốc, vờ hài hước, vờ dại dột. 

Thậm chí, đôi khi, ngay cả trong vỏ bọc là "nạn nhân" hay vỏ bọc kêu gọi ném đá- trừng trị. Như kẻ ác, kẻ xấu muốn hãm hại ai đó, lấy ảnh họ và bịa ra một tin xấu như "chân dung kẻ ấu dâm". 

Để rồi cư dân mạng tay gõ phím bấm chuột nhanh hơn cả não trạng phân tích lặp lại một vụ đốt xe sau tiếng hô hoán: Thôi miên- bắt cóc- lừa đảo, lặp lại vụ 2 bà bán tăm bị hô hoán bắt cóc trẻ con. Chúng ta tự biến mình thành những công cụ để kẻ xấu lợi dụng.

Clip troll em trai gây xôn xao mạng: Những tiếng cười khả ố, dã man và độc ác - Ảnh 4.

2 người phụ nữ bán tăm bị dân đánh vì bị nhầm là bắt cóc trẻ em. Vụ việc khiến dư luận phẫn nộ trong suốt một thời gian dài.

Chúng ta đăng gì đó- share gì đó hay thậm chí comment gì đó trên Facebook cũng là một cách bày tỏ thái độ- quan điểm sống của mỗi chúng ta. Nhưng xa hơn nữa, nó cũng lại chính là thước đo về sự quan tâm của ta, hiểu biết của ta cũng như khuynh hướng con người của ta. 

Bạn là ai thì cứ nhìn Facebook của bạn là có thể đoán ra. Dù nó có sai lè với sự thật con người của bạn thì nó vẫn luôn đúng (về bạn) với hầu hết những ai vào Facebook của bạn xem.

Vậy tôi phải làm gì? Không được quyền thể hiện sự phẫn nộ của mình ư? Không! Bạn nên thể hiện chứ! Nhưng làm ơn, đừng "giúp" nó lan đi nữa. 

Hãy phẫn nộ bằng nút report (Báo cáo xấu) với clip đó - hình ảnh đó. Loại bỏ cái ác, cái xấu ra khỏi không gian mạng bằng chính những công cụ mà Facebook đã thiết kế riêng cho bạn. Đừng để mầm ác có thể sinh sôi ra thêm dù chỉ một chút nào nữa.

Clip troll em trai gây xôn xao mạng: Những tiếng cười khả ố, dã man và độc ác - Ảnh 5.

Tôi vẫn luôn tin vào sự thiện lương sẵn có trong mỗi chúng ta. Nhân chi sơ - tính bổn thiện. Nhưng tôi không chắc được sự thiện lương ấy sẽ theo ta đến bao giờ nếu như mỗi ngày thứ ta nhìn thấy luôn là cái ác, cái xấu. 

Nó như một cách ám thị chính chúng ta, biến chúng ta thành người xấu, người ác dần dần. Cho đến khi ta quên mất điều thiện lương đã từng có thế nào trong ta. Khi cái ác, cái xấu "ăn mòn" tâm trí bạn, bạn còn điều gì???

Đừng share nữa! Đừng comment nữa! Hãy report!

Đừng để cái xấu, cái ác làm chủ cuộc đời của bạn, tự biến nó thành chuyện bình thường nữa. Được không?

Theo Trí thức trẻ


hình ảnh phản cảm

hành động gây phẫn nộ

troll


Thông tin bất ngờ vụ nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”
Nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn” đang làm việc với cơ quan chức năng thì lấy lý do sức khoẻ nên xin dừng buổi làm việc, cơ quan chức năng sau đó nhiều lần mời nhưng người này không lên làm việc.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.