Công bố hơn 1.400 bài hát được phép phổ biến

Cục Nghệ thuật Biểu diễn mới đây công bố “Danh mục các bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến” trên trang web nhằm giúp các nhà sản xuất âm nhạc, đơn vị phát hành cũng như nghệ sĩ có được những thông tin cần thiết trong việc khai thác tác phẩm.

Cục Nghệ thuật Biểu diễn mới đây công bố “Danh mục các bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến” trên trang web nhằm giúp các nhà sản xuất âm nhạc, đơn vị phát hành cũng như nghệ sĩ có được những thông tin cần thiết trong việc khai thác tác phẩm.

Cục Nghệ thuật Biễu diễn thành lập một hội đồng nghệ thuật thẩm định nội dung, chất lượng các bài hát xem có được phép phổ biến trên lãnh thổ Việt Nam hay không. Hội đồng gồm các lãnh đạo Cục, chuyên gia âm nhạc, quản lý phát hành băng đĩa… Công việc này đã tiến hành trong 10 năm, qua nhiều đời Bộ trưởng, Cục trưởng. Khi nghệ sĩ Vương Duy Biên về giữ cương vị Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, ông đẩy mạnh việc xem xét, cấp phép cho tác phẩm không chỉ trước năm 1975 mà cả trong thời kỳ đổi mới, bởi nhiều bài hát giai đoạn này được sáng tác bởi các tác giả người Việt đang sống ở nước ngoài.

Việc công khai danh sách bài hát được cấp phép trên mạng là một động thái tích cực của Cục Nghệ thuật Biểu diễn.

Tác giả có quyền gửi hồ sơ đề nghị xem xép cấp phép cho tác phẩm của mình. Nhưng phần lớn tác giả của tác phẩm trước năm 1975 đều đã qua đời. Trong trường hợp này, người thân của tác giả hoặc ca sĩ có thể xin đề nghị cấp phép cho tác phẩm. Với những bài hát có giá trị cao, nội dung ca ngợi quê hương đất nước, không vi phạm đạo đức, chính trị, không có ngôn từ thái quá, nhạy cảm nhưng không tìm ra tác giả, Cục tạm thời xếp vào danh mục ca khúc chưa được công bố.

Hiện có hơn 1.400 ca khúc nằm trong danh mục đã cấp phép được công bố trên hai trang web của Cục, sắp xếp theo 3 tiêu chí: Tên tác giả (xếp theo bảng chữ cái), tên bài hát và số quyết định cấp phép. Công việc này đã được Tạp chí Nghệ thuật biểu diễn, Phòng Quản lý Biểu diễn và Băng đĩa của Cục phối hợp thực hiện từ khâu tập hợp danh mục tác phẩm đến biên tập để đưa lên website.

Ông Trần Đức Thọ - Phó tổng biên tập Tạp chí Nghệ thuật biểu diễn.

Theo ông Trần Đức Thọ - Phó tổng biên tập Tạp chí Nghệ thuật Biểu diễn của Cục, giới văn nghệ sĩ đặc biệt quan tâm tới sự kiện này. Từ nhiều năm qua, các đơn vị đặc biệt là Sở Văn hóa Thể thao Du lịch TP HCM đã nhiều lần có công văn đề nghị Cục Nghệ thuật Biểu diễn công bố danh mục các tác phẩm nghệ thuật được phép phổ biến. “Trong giai đoạn thị trường âm nhạc phát triển mạnh, nạn xâm phạm bản quyền diễn ra tràn lan, các bầu sô lách luật bằng cách xin giấy phép cho bài này nhưng lên sân khấu lại để ca sĩ hát bài khác… khiến phải xử phạt nhiều lần, việc công bố ‘Danh mục các bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến’ có giá trị lớn . Các Sở sẽ dựa vào đó để cấp phép mà không cần báo cáo lên Cục nữa” - ông Thọ nhận định.

Cũng theo ông, việc đưa danh sách công khai còn giúp các nghệ sĩ tránh được tình huống khó xử như Chế Linh từng phải vừa hát vừa cầm giấy đối chiếu yêu cầu khán giả với số bài hát mình được cấp phép hay Vi Thảo bị thu hồi album “Tàu đêm năm cũ” vì sau khi phát hành mới phát hiện ra bài hát chủ đề chưa được phép phổ biến. Với những sản phẩm từng bị thu hồi do có bài hát chưa được cấp phép, nay ca sĩ thấy bài hát đã được phổ biến thì có thể xin phục hồi và phát hành album ra thị trường.

Theo VNE



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.