Nghe chàng Tây nói về chuyện "gộp hai Tết làm một"

Quan điểm về câu chuyện ‘Có nên duy trì Tết cổ truyền’ của một chàng Tây đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người xem.

Quan điểm về câu chuyện ‘Có nên duy trì Tết cổ truyền’ của một chàng Tây đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người xem.

Thời gian gần đây, một nhà văn trẻ đã nêu ý kiến nên gộp Tết Ta vào Tết tây để tạo ra một cái Tết "hội nhập", không gây lãng phí thời gian, tiền của và đặc biệt không làm chậm lại quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. 

Thế nhưng, Kyo York – chàng ca sĩ người Mỹ được biết đến qua những ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn, Tuấn Ngọc… vừa đăng đàn những chia sẻ của cá nhân anh về vấn đề ‘Việt Nam có nên duy trì Tết cổ truyển’ dưới quan điểm của một người nước ngoài.

"Hơi phân vân đôi chút, nếu người Việt bỏ Tết ta cùng ăn Tết Tây, mai đào sẽ phải nở sớm, không biết bà con có còn ăn thịt kho hột vịt, thịt đông, dưa kiệu, bánh Chưng bánh Tét,... hay sẽ thay thế luôn món Tây: Gà quay, Pate, bánh cookie, thịt nướng kem bơ nhỉ?" Kyo York mở đầu chia sẻ bằng lời thắc mắc.

Theo anh, Tết cổ truyền ở Việt Nam là dịp hướng về quê hương, cội nguồn... Ngày Tết, dù bận rộn đến đâu, mọi người vẫn thu xếp để đoàn tụ với gia đình. Đó là lí do những ngày Tết ở thành thị - nơi mà hàng ngày kẹt xe, chật chội và đầy khói ấy trở nên vắng vẻ lạ lùng.

"Tết không phải chỉ ăn chơi nữa mà là khoảng thời gian nhìn lại, nhớ ơn ông bà tổ tiên, cha mẹ người thân, là dịp nhìn lại một năm cũ phấn đấu cho năm mới! Tết mang nhiều màu sắc phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa thú vị được diễn ra.

Nghe chàng Tây nói về chuyện gộp hai Tết làm một - Ảnh 1.

Nếu người Việt bỏ Tết ta, ăn Tết Tây thì có thay bánh Chưng thành Gà quay không?

Nghe người lớn kể, Tết của họ ngày xưa ở Việt Nam, đơn sơ mà ấm nồng lắm, chỉ cần nghe tiếng trống lân cũng rộn ràng, có dĩa bánh mứt thèo lèo thôi cũng thấy không khí xuân; chỉ 1 chiếc áo mới, hay một đôi dép mới cũng đủ tươi đẹp...

Tết ngày nay, có vẻ có chút áp lực là do nhịp sống hiện đại hơn thua, nhưng điều đó không có nghĩa bỏ đi cái văn hóa cội nguồn của dân tộc mà các nước Phương Tây cảm thấy rất thú vị và ngưỡng mộ."

Kyo York cho rằng đừng nên áp đặt Tết gây ra những hạn chế về kinh tế, gây lười biếng, ảnh hưởng lao động... "Các nước Lào, Thái Lan... họ vẫn giữ Tết riêng, bản sắc của mình để thu hút khách du lịch. Vậy liệu ai dám chắc rằng bỏ Tết Ta thì nền kinh tế của Việt Nam sẽ phát triển? 

Ai sẽ chịu trách nhiệm cho sự đánh đổi văn hóa của dân tộc sẽ không còn nếu như đây là sai cách?

Ở các nước Phương Tây cùng thừa hưởng chiếc nôi văn minh và họ biết cách phát triển tự hào về nền văn minh của riêng mình, quanh năm họ có nhiều ngày lễ ý nghĩa nhưng điều đó vẫn thúc đẩy phát triển nền kinh tế."

Theo Thời đại


Tết

Tết cổ truyền


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.