Than thở mẹ chồng bắt đi phơi thóc khi đang ở cữ, mẹ trẻ chẳng được bênh còn bị mắng

Làm dâu nhà nông, mẹ chồng cũng đi làm đồng vất vả, nhờ nàng dâu ra phơi thóc thì cô ấm ức vì cho rằng, mình đang ở cữ, cần được kiêng. Chị em nghĩ thế nào về quan điểm của cô ấy?

Làm dâu nhà nông, mẹ chồng cũng đi làm đồng vất vả, nhờ nàng dâu ra phơi thóc thì cô ấm ức vì cho rằng, mình đang ở cữ, cần được kiêng. Chị em nghĩ thế nào về quan điểm của cô ấy?

Nói xấu mẹ chồng dường như là chủ đề chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, được đông đảo giới chị em quan tâm hơn cả. Tuy nhiên, như cái câu nói dạo gần đây được nhiều người hay bảo nhau là "vui thôi đừng vui quá", các chị em có nói xấu mẹ chồng hay than khóc kể khổ vì bị mẹ chồng "hành hạ" thì cũng không nên làm quá tới mức… vu khống, kẻo lại không được an ủi mà còn bị chị em dân mạng ném đá tơi bời hoa lá như nàng dâu dưới đây đấy nhé!

Than thở mẹ chồng bắt đi phơi thóc khi đang ở cữ, mẹ trẻ chẳng được bênh còn bị mắng - Ảnh 1.

Màn kể xấu mẹ chồng của nàng dâu, than thở chuyện mới sinh 2 tháng đã phải làm việc. (Ảnh: Facebook)

Chuyện là vừa rồi, có một bà mẹ trẻ đăng đàn trong một hội nhóm chị em trên mạng xã hội có rất đông thành viên để kể lể vì bị mẹ chồng bắt đi phơi thóc khi chỉ vừa sinh con được 2 tháng:

"Có mẹ nào nhà làm ruộng như nhà em không? Em mới sinh được 2 tháng mà mẹ chồng đã bảo em đi phơi thóc rồi, em không biết gì cũng đi phơi vì nghĩ ở nhà ăn chơi mà có vài tạ thóc không phơi mẹ chồng lại nói. Mà mới sinh xong 2 tháng, mọi người đi qua thấy em phơi thóc mới nói về sau sẽ bị rặm, ngứa, đau lưng các kiểu. Thế mà mẹ chồng em đâu có hiểu cho em, bà vẫn để em làm bình thường, còn phơi thóc, nấu ăn dọn dẹp các kiểu em vẫn phải làm. Chẳng cần đến già, giờ mới đẻ xong em đã phải đau rụng lưng rồi, càng nghĩ càng thấy buồn. Chán quá các mẹ à, em có nên nói với mẹ chồng em là "con không phơi thóc nữa, mẹ ở nhà phơi đi", không các mom?".

Chuyện cũng không có gì nếu như câu chuyện này cũng như hàng vạn câu chuyện "kể xấu mẹ chồng" được đông đảo chị em an ủi trước đó. Có lẽ nàng dâu hy vọng mọi người vào an ủi, thương cảm cô chưa hết kỳ ở cữ đã phải vất vả. Nhưng không, chắc có lẽ nằm ngoài dự đoán của bà mẹ trẻ trên mà chưa chi cô đã phải hứng chịu cơn mưa gạch đá từ cộng đồng "500 chị em".

Than thở mẹ chồng bắt đi phơi thóc khi đang ở cữ, mẹ trẻ chẳng được bênh còn bị mắng - Ảnh 2.

Phơi thóc, theo nhiều người không phải việc gì quá nặng nhọc. (Ảnh minh họa)

Nhiều chị em sống ở nông thôn góp ý rằng, 2 tháng là đủ thời gian để phục hồi sức khỏe mà làm việc phụ gia đình chồng, chưa kể gia đình lại làm nông và cái việc phơi thóc chỉ là việc nhỏ xíu xìu xiu, mẹ chồng cũng phải đi làm đồng làm ruộng chứ cũng chẳng ngồi không mà chỉ tay 5 ngón. Thế nên, việc đăng đàn kể lễ như này quá vô lý và kỳ quặc.

Cô gái Đoàn Thu Huyền bình luận với giọng mỉa mai: "Ở cữ chứ không phải ở kỹ mẹ trẻ ơi, nằm chơi xơi nước, mẹ chồng tất tả lo cho 2 tháng ròng rồi sao không kể, mà kêu phơi thóc chút xíu đã than thở nói xấu này nọ rồi. Lấy chồng nhà nông mà tính chị tiểu thư thế".

Chị gái Hằng Hải Hậu chen vào, tiện tay ném vài viên gạch như sau: "Ối giời, 2 tháng còn đòi hỏi gì nữa, thử hỏi các cụ xem ngày xưa mới mấy ngày đã phải bỏ con nhỏ khóc đòi sữa đi làm đồng. Giờ sung sướng quá nên lười à mẹ nó ơi. Thật là chuyện gì cũng mang lên đây được, 2 tháng mà làm như 2 ngày, hết nói nổi".

Than thở mẹ chồng bắt đi phơi thóc khi đang ở cữ, mẹ trẻ chẳng được bênh còn bị mắng - Ảnh 3.

Những bình luận ném đá của cộng đồng "500 chị em". (Ảnh: Facebook)

Cô bạn Hồng Ngọc thì nhẹ nhàng hơn khi bảo rằng bản thân mình thì không đợi tới lượt mẹ chồng nhắc nhở, mới ở cữ được 1 tháng mà thấy mẹ chồng, bố chồng thay nhau làm việc nhà xót quá mới tự động bước xuống giường mà làm việc phụ: "2 tháng là quá nhiều rồi đó mẹ, phơi thóc thôi mà. Em thì khỏi đợi mẹ chồng bảo, tự thấy xót xa hai ông bà già nên mình mới 1 tháng đã phải lo làm giúp. Thương còn không hết, nghĩ sao đi nói xấu mẹ chồng, làm như mẹ ở không".

Cô nàng Ngô Thị thì gay gắt hơn mà chỉ trích mẹ trẻ vừa nói xấu mẹ chồng trên là đua đòi, không biết hoàn cảnh của mình ờ đâu: "Chị ơi đừng thấy mấy mẹ bỉm khác sung sướng ở cữ cả nửa năm mà đòi hỏi, phải biết hoàn cảnh của mình ở đâu. Người ta giàu có, có điều kiện, công việc nhẹ nhàng nên không cần vội đi làm. Chứ còn chị em nào nhà làm nông thì ráng mà phụ, không thương còn đi kể lể, xấu tính thế không biết. Mà chỉ có phơi thóc với làm việc vặt, làm như mẹ chồng sai đi chăn trâu cày ruộng không bằng ý".

Than thở mẹ chồng bắt đi phơi thóc khi đang ở cữ, mẹ trẻ chẳng được bênh còn bị mắng - Ảnh 4.

"Người ta giàu có, có điều kiện, công việc nhẹ nhàng nên không cần vội đi làm. Chứ còn chị em nào nhà làm nông thì ráng mà phụ, không thương còn đi kể lể". (Ảnh minh họa)

Cuối cùng, từ một câu chuyện than khóc kể khỗ với chị em, mẹ trẻ đã vô tình trở thành nơi nhận gạch không ngơi tay. Hy vọng, qua câu chuyện này, mẹ trẻ trên hoặc tất cả các mẹ trẻ nào đang có ý định đăng đàn than khổ với chị em vì bị mẹ chồng "hành hạ" rút ra một bài học rằng, không phải chuyện gì cũng có thể mang lên mạng để bỉ bai mẹ chồng được, còn phải xem xem cái chuyện mẹ chồng sai bảo có phải là do không thương yêu, xót xa con dâu không, hay mẹ chồng chỉ muốn con dâu đỡ đần phụ giúp việc nhà cho bà đỡ vất vả, cũng là một cách vận động cơ thể cho điều hòa khí huyết. Và tránh làm lố, làm quá kẻo nhận gạch đá như câu chuyện trên chị em nhé!

Theo Thời đại


mẹ chồng

nàng dâu

dân mạng ném đá


Vụ Vạn Thịnh Phát: Một bị cáo lâm trọng bệnh, sinh mạng tính từng ngày
Luật sư bào chữa cho bị cáo Lưu Quốc Thắng (nguyên Trưởng ban Kiểm soát SCB) cho biết, ông này đang lâm trọng bệnh, sinh mạng tính từng ngày, bản thân bị cáo có vai trò thứ yếu, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên đề nghị HĐXX xem xét miễn trách nhiệm hình sự.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.