Ba năm bước vào đấu trường WTO

Nhận diện những bất cập sau ba năm Việt Nam gia nhập WTO có lẽ là điều cần thiết cho những nhà hoạch định chính sách cũng như doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời về chiến lược.

Nhận diện những bất cập sau banăm Việt Nam gia nhập WTO có lẽ là điều cần thiết cho những nhà hoạch định chínhsách cũng như doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời về chiến lược.

Ngày 11-1-2007, Việt Nam chínhthức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Từ đóđến nay, người dân Việt Nam đã chứng kiến nhiều diễn biến kinh tế phức tạp, cócái hay nhưng cũng không ít điều dở, từ việc hội nhập này.

Trước hết có thể nói, với ViệtNam, việc gia nhập WTO đã tạo ra cơ hội để thúc đẩy cải cách thể chế, tạo lậpmôi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạođiều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ...

Mới đây, Trung tâm Thông tin tưliệu thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có báo cáo đánh giánhững tác động của việc gia nhập WTO đến đời sống kinh tế xã hội của Việt Namvới tiêu đề “Việt Nam sau ba năm gia nhập WTO”.

Theo báo cáo này, bên cạnh cáctác động hữu hình như gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoàităng mạnh, hệ thống phân phối được cải thiện... việc gia nhập WTO còn có nhữngtác động vô hình khác. Chẳng hạn, nhận thức của xã hội về nhu cầu hội nhập đã cóchuyển biến và gia tăng đáng kể. Quan điểm cho rằng Việt Nam không thể đứngngoài sân chơi chung nếu muốn tiếp tục phát triển đã trở nên phổ biến trong xãhội.

Ba năm bước vào đấu trường WTO

Dây chuyền sản xuất bánh của một doanh nghiệp ở TP.HCM

Hoặc cũng nhờ hội nhập màthể chế nhà nước có sự đổi mới mạnh mẽ, hệ thống văn bản pháp luật ngàycàng đồng bộ hơn. Việc giảm 30% thủ tục hành chính mà Việt Nam đang làmmột phần cũng nhờ sức ép của hội nhập.

Các tác giả báo cáo nói trên còncho rằng, cùng với tiến trình hội nhập, cả Chính phủ lẫn doanh nghiệp Việt Namđều có nhận thức tốt hơn về thị trường, về những điểm yếu cố hữu của nền kinh tếhay của bản thân doanh nghiệp, từ đó tìm ra cách ứng phó linh hoạt, chủ động.

Tuy nhiên, việc nhận diện nhữngbất cập sau ba năm gia nhập WTO có lẽ sẽ cần thiết hơn cho những nhà hoạch địnhchính sách cũng như doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời.

Xuất nhập khẩu: chưa bứt phá

Không thể phủ nhận kết quả tăngtrưởng xuất khẩu trong hai năm đầu gia nhập WTO (năm 2007 tăng 21,3% và năm 2008tăng 29,5%. Riêng năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,xuất khẩu của Việt Nam giảm 9% (trong khi hầu hết các đối tác thương mại chínhcủa Việt Nam đều giảm mạnh hơn mức này).

Số liệu thống kê cho thấy, tínhchung kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình hai năm 2008-2009 là 150 tỉ đô laMỹ/năm, tương đương với hơn 160% tổng GDP của cả nước. Điều này cho thấy độ mởvề thương mại của Việt Nam ngay trong thời gian đầu gia nhập WTO đã khá cao.

Mặc dù vậy, xét về tổng thể, kếtquả gặt hái như trên chưa được xem là một sự bứt phá. Tính bình quân hai năm đầugia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng trưởng 25,27%, không quá cao so vớicon số 22,63% của hai năm “tiền” WTO là 2005-2006, thậm chí cũng chỉ bằng ba nămtrước đó (2004-2006). Còn nếu so sánh với Trung Quốc thì càng thấy sự chênhlệch. Trong sáu năm sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu của Trung Quốc tăng28,85%/năm, cao gấp 2,91 lần so với mức 9,9%/năm trong giai đoạn tiền WTO(1996-2001).

Đi sâu vào các mặt hàng xuất khẩuchủ lực của Việt Nam, thì nông sản là mặt hàng được xem có nhiều cơ hội để hưởnglợi từ việc Việt Nam gia nhập WTO, nhưng thực tế lại không như mong muốn.

Ba năm qua, 2007-2009, tuy kimngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản có tăng so với năm 2006 nhưng vẫn chậmhơn tốc độ tăng xuất khẩu nói chung (trừ cà phê). Ngoài ra, đầu tư của Nhà nướccho lĩnh vực nông nghiệp hiện mới ở mức 8% chứ chưa đạt đến 10% giá trị nôngnghiệp theo như thỏa thuận với WTO. Không chỉ vốn đầu tư nhà nước mà cả vốn ODA,vốn FDI đầu tư cho khu vực này vừa thấp vừa có xu hướng giảm.

Với thực trạng yếu kém như vậy,theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, khu vực nông nghiệp và nông thônđang chịu nhiều tác động bất lợi nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Một khi độ mở của thương mại càngcao thì nguy cơ dễ bị tổn thương càng lớn trước những cú sốc giá, những rào cảnthương mại và sự thay đổi chính sách của các nước nhập khẩu. Để hạn chế nhữngthiệt hại kiểu như vậy thì chính sách của Việt Nam càng phải minh bạch và phảicó tính tiên liệu được.

Điều đáng nói, đây lại là điểmyếu trong việc hoạch định chính sách ở nước ta. Một minh chứng rõ nét cho nhậnđịnh này là việc cắt giảm thuế đột ngột và thiếu một hàng rào kỹ thuật trongngành chăn nuôi đã khiến thịt nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam trong năm 2009 làm ảnhhưởng đến sản xuất trong nước.

Trước đó, trong hai năm2008-2009, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu thịt nhiều và nhanh hơn lộ trình camkết, cho dù để có được mức thuế như cam kết, các nhà đàm phán đã phải “đấu trí”rất gay go. Sau khi rất nhiều hộ gia đình, trang trại chăn nuôi gia cầm trongnước bị thịt nhập khẩu “đánh” tơi tả thì các cơ quan chức năng mới điều chỉnhthuế.

Cũng qua trường hợp trên cho thấysự phối hợp giữa các cơ quan bộ, ngành còn hạn chế. Khi gia nhập WTO, người dântrong nước có cơ hội tiếp cận và sử dụng nhiều mặt hàng với giá rẻ hơn nhưngđiều đó không có nghĩa là chất lượng hàng cứ bị thả nổi, không thể kiểm soátđược. Trong những năm qua, hàng xuất khẩu của Việt Nam liên tục phải đối phó vớicác hàng rào phi thuế quan, các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp... củacác nước, trong khi ở chiều ngược lại Việt Nam lại có quá ít các hàng rào kỹthuật để hạn chế nhập khẩu và kiểm soát chất lượng hàng nhập.

Đầu tư nước ngoài: những bấtcập

Trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tưnước ngoài (FDI), sau ba năm gia nhập WTO, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam là hơn114 tỉ đô la Mỹ (vốn đăng ký), cao gấp 4,5 lần mục tiêu đề ra cho cả giai đoạnnăm năm 2006-2010. Tương tự, vốn thực hiện trong ba năm qua, 2007-2009, cũng đạt29,5 tỉ đô la, cũng vượt chỉ tiêu đề ra cho năm năm. Kết quả này cho thấy môitrường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam đã ngày càng thuận lợi hơn, nhiều cơ hội làmăn ở Việt Nam đã thành hiện thực.

Tuy nhiên, đằng sau những con sốđáng ghi nhận nói trên cũng đã xuất hiện một số mặt trái của nó mà nguyên nhânchính có lẽ do tầm nhìn, năng lực của các cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế. Vídụ, tình trạng các địa phương đua nhau lập khu công nghiệp, khu chế xuất nhằmthu hút vốn FDI với suy nghĩ rằng cứ thu hút nhiều vốn FDI thì kinh tế địaphương sẽ phát triển, mà không tính tới những tác động về môi trường, xã hội màcác dự án này có thể gây ra.

Báo cáo “Việt Nam sau ba năm gianhập WTO” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng nhận định rằngtình hình thu hút và sử dụng vốn FDI gần đây đang dẫn đến một số hệ lụy làm ảnhhưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam như đầu tư quá nhiều vào khuvực bất động sản vốn mang lại giá trị gia tăng thấp, làm thâm hụt cán cân thươngmại, môi trường sinh thái bị tác động xấu, sinh kế của người dân bị mất đất bịảnh hưởng nặng...

Năng lực cạnh tranh: chậm cảithiện

Theo báo cáo nói trên, cả nănglực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam đều thấp và chậmđược cải thiện so với các nước trong khu vực.

Ở góc độ quốc gia, những nút thắtcổ chai của nền kinh tế như nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, năng lực thể chế,trình độ công nghệ đã được nói đến rất nhiều nhưng đến nay vẫn chưa giải quyếtđược. Đây chính là những lực cản đối với cạnh tranh ở tất cả mọi cấp độ.

Trong khi đó, doanh nghiệp vẫnlàm ăn theo cách như lâu nay, chưa tận dụng được cơ hội từ WTO mang lại do thiếuthông tin. Năm 2009, nhiều doanh nghiệp có thêm thị trường mới là do áp lực từbán hàng nhiều hơn là tận dụng các cơ hội giảm thuế hay mở cửa của các thịtrường. Vì vậy thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là tạo ra cơ chế và phươngtiện để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ có thể cạnh tranh được trong mộtsân chơi lớn.

Còn khả năng cạnh tranh của hànghóa Việt Nam, nếu không có sự cải tiến mạnh thì có thể sẽ thua ngay trên sân nhàchứ chưa nói đến ở nước ngoài. Chẳng hạn, xuất khẩu hàng nông sản trong năm 2008tăng chủ yếu là nhờ sốt giá, trong khi đó, ngay ở thị trường trong nước, các mặthàng như thịt, đường, trái cây... đều lao đao vì hàng nhập.

Theo Ba năm bước vào đấu trường WTO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.