Bí bách tìm đầu ra cho sản phẩm

Hàng chục năm nay, nhóm phụ nữ 30 người tại xã Tabhing (Nam Giang, Quảng Nam) cố vực dậy làng nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu hàng trăm năm tuổi nhưng đang đối diện với nguy cơ bị mai một.

“Bên cạnh vấn nạn ô nhiễm tại các làng nghề truyền thống Việt Nam, vấn đề đầu racho các sản phẩm này cũng đang là bài toán nan giải” - nhận định được đưa ra tạidiễn đàn phát triển làng nghề, tổ chức ở Đà Nẵng sáng 22 - 5.

Hàng chục năm nay, nhóm phụ nữ 30 người tại xã Tabhing (Nam Giang, Quảng Nam) cốvực dậy làng nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu hàng trăm năm tuổi nhưng đang đối diện vớinguy cơ bị mai một.

Cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức, địa phương, những thành viên này được đàotạo, tập huấn, hoàn thiện sản phẩm theo quy trình khép kín. Các sản phẩm dệt thổcẩm bắt đầu mở rộng và tiếp cận với những thị trường mới qua các “kênh” hội chợ,bán hàng tại Đà Nẵng, Hội An... Tuy nhiên, theo chị Lan, trưởng nhóm dệt thổ cẩmCơ Tu - Za Ra: Đầu ra của các sản phẩm vẫn hết sức hạn chế so với tiềm năng, thếmạnh của thổ cẩm Cơ Tu.

Cùng thực trạng, làng chiếu Cầm Nê (Hòa Vang, Đà Nẵng) cũng đang đứng trước nguycơ “xóa xổ” vì thiếu đầu ra bền vững. Ông Phan Tấn, nghệ nhân làng nghề cho biết:Trước đây có đến hàng trăm hộ tham gia nhưng giờ còn khoảng chục hộ gắn bó vớinghề. Sản phẩm không nhiều mà vẫn khó tiêu thụ.

Theo ông Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội làng nghề (HHLN)Việt Nam: Cả nước có khoảng hơn 2.700 làng nghề, trong đó có hơn 500 làng nghềtruyền thống. Nhiều làng nghề gây dựng thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước.Tuy nhiên, nhìn chung, việc xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho các sản phẩmlàng nghề vẫn là một khâu yếu.

Bí bách tìm đầu ra cho sản phẩm

Làng thổ cẩm Cơ Tu tại Festival làng nghề Việt (Ảnh: Nguyễn Huy)

TS Hoàng Xuân Bình - Phó trưởng Ban đối ngoại và xúc tiến thương mại HHLN chỉ ramột loạt nguyên nhân của thực trạng này, như: các cơ sở sản xuất, kinh doanh tạicác làng nghề còn ít, nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính chất hộ gia đình; kỹ năng quảnlý và hoạch định kế hoạch còn yếu nên các sản phẩm của làng nghề chưa tạo thànhsản phẩm thương mại.

Theo TS Bình để thương mại hóa các sản phẩm làng nghề, cần tập trung chuyên mônhóa ngay trong mỗi công đoạn sản xuất, tiêu thụ. Giữa các công đoạn xây dựng sựliên kết, hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời, chuyên nghiệp hóa hệ thống tài chính, đảmnhận vai trò điều tiết chung cho từng công đoạn. Các sản phẩm làng nghề khôngchỉ đảm bảo về số lượng, đạt tiêu chuẩn về chất lượng mà còn phải có khả năngcạnh tranh về giá trên thị trường.

Từ 19 đến 25 - 5, tại công viên 29 - 3 (TP Đà Nẵng), 60 làng nghề truyền thống trên cả nước với hơn 100 gian hàng thủ công mỹ nghệ đã quy tụ về Festival làng nghề Việt lần 2, do UBND TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

Ông Dần cũng cho rằng: Các làng nghề cần có chiến lược liên kết chặt chẽ vớinhau. Qua đó, phát huy thế mạnh của từng đơn vị cơ sở, từng địa phương và hỗ trợlẫn nhau trong việc quảng bá, sản xuất, thương mại sản phẩm; giảm thiểu khả năngcạnh tranh trực tiếp, thay đổi tư duy sản phẩm.

Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Tiếp, làng nghề mộc mỹ nghệ Quảng Nam, để phát triểnbền vững làng nghề, ngành chức năng cần có các biện pháp, kế hoạch cụ thể trongviệc phát triển các mô hình tiêu thụ sản phẩm làng nghề thông qua du lịch.

Về vấn đề này, TS Bình cũng nhận định: Chính phủ cần đưa ra các giải pháp giảiquyết bài toán đô thị hóa đối với làng nghề bằng cách khuyến khích phát triểncụm công nghiệp cho làng nghề, tiến đến xây dựng và phát triển thêm các khu phốnghề.

Theo Nguyễn Huy
Bí bách tìm đầu ra cho sản phẩm



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.