Công nghiệp nhẹ hồi phục ấn tượng

Kết thúc quý I2010, giá trị sản xuất công nghiệptoàn ngành ước đạt 173.492 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2009.

Kết thúc quý I-2010, giá trịsản xuất công nghiệp toàn ngành ước đạt 173.492 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùngkỳ năm 2009. Hoạt động sản xuất công nghiệp đang dần hồi phục, trong đó, nhữngdiễn biến thuận lợi đang đến với các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành côngnghiệp nhẹ.

Tăng trưởng đồng đều và ổnđịnh

Ba tháng đầu năm nay, kim ngạchxuất khẩu của các sản phẩm dệt may ước đạt 2,1 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳnăm 2009. Hiện tại, các doanh nghiệp dệt may đã có số lượng đơn đặt hàng tăngvọt so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là mặt hàng vải dệt từ sợi bông ước đạt46,9 triệu m², tăng 7,9% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, do biến động tăng của giánguyên liệu đầu vào nên các doanh nghiệp dệt may đã dự kiến tiếp tục nâng đơngiá xuất khẩu.

Đối với thị trường trong nước,ngành dệt may đã phát triển mạng lưới bán hàng trên cả nước với khoảng 15.000cửa hàng và đại lý, nhằm phục vụ người tiêu dùng trong nước. Dự báo trong năm2010, sức mua của các thị trường xuất khẩu chính như: Mỹ, EU và Nhật Bản sẽ đượccải thiện, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu dệt may.

Tín hiệu lạc quan trong lĩnh vựccông nghiệp nhẹ cũng xuất hiện ở các doanh nghiệp da giày. Tính đến hết quýI-2010, ngành này đã có mức tăng xuất khẩu 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bộ Công Thương, từ đầu năm,ngành giấy cũng có những tin vui trong sản xuất. Sản lượng giấy trong quý I-2010ước đạt 368 triệu tấn, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng ổn địnhvà lạc quan là tiền đề để ngành giấy có kế hoạch mở rộng diện tích rừng trồngnguyên liệu sản xuất. Ngoài ra, ngành sản xuất nhựa, bia - rượu - nước giải khát,thuốc lá, dầu thực vật, sữa... cũng có bước chuyển dịch tương tự.

Công nghiệp nhẹ hồi phục ấn tượng

Ngành da giày tăng trưởng xuất khẩu 10,1% trong điều kiện khách quan khó khăn

Công nghiệp nặng longại tăng giá

Cùng trong xu thế tăng trưởng sảnxuất nhưng các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nặng lại đối mặt với nguy cơgiá sản phẩm tăng cao do tác động của giá nguyên liệu. Trong khi các sản phẩmcông nghiệp nhẹ xuất khẩu cũng chịu tác động giá nguyên liệu tăng, nhưng giáxuất khẩu theo kiểu “nước nổi bèo nổi” thì các doanh nghiệp công nghiệp nặng lạiphải tính toán nhiều hơn, bởi sản phẩm của họ được tiêu thụ rất nhiều tại thịtrường nội địa.

Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết,bước sang năm 2010, ngành thép gặp một số khó khăn như: giá nguyên liệu (quặngsắt, than, dầu, phôi thép, thép phế, điện năng) cao hơn giá năm 2009; tỷ giá USD/VNDtăng; các doanh nghiệp không còn được giãn giảm thuế kích cầu đầu tư, một số sảnphẩm thép bị cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình gia nhập WTO, lãi suất vayvốn cao đến 17-18% thay cho 4% của năm 2009... gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợinhuận của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp ngành thép đangphải tính toán phương án ghìm giá thép trong nước sao cho sát hơn với giá thépnhập khẩu, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Cùng chung khó khăn này, đại diệnmột doanh nghiệp cơ khí cho biết, mặc dù các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp,nông thôn vẫn tiếp tục được hỗ trợ phát triển, thông qua việc hỗ trợ lãi suấtvốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệuxây dựng nhà ở khu vực nông thôn, nhưng một số sản phẩm máy nông nghiệp tiêu thụchậm vì nông dân không có vốn. Đồng thời, sản phẩm cơ khí trong nước cũng phảicạnh tranh với máy móc nhập ngoại.

Bài toán đặt ra cho các doanhnghiệp trong ngành này là đầu tư đổi mới công nghệ, tiết kiệm chi phí đầu vàosản phẩm, tránh đầu tư dàn trải, không đúng trọng tâm và tích cực tìm kiếm mởrộng thị trường tiêu thụ, từ đó thu hồi vốn quay vòng sản xuất.

Tương tự, đối với các doanhnghiệp sản xuất phân bón, mặc dù trong quý I, giá phân bón trong nước vẫn tươngđối ổn định do nhu cầu tiêu dùng trong nước không cao nhưng Bộ Công Thương lưuý, trong quý II tới, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón cần phảiđiều chỉnh giá bán phân bón hợp lý để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Giá sản phẩmtrong nước cao hơn giá nhiều mặt hàng nhập khẩu vẫn là vấn đề nan giải đối vớinhiều ngành sản xuất trong cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập hiện nay.

Theo Vân Hằng
Công nghiệp nhẹ hồi phục ấn tượng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.