Điểm mặt những ngành lao đao vì xăng tăng giá

Đứng trước khó khăn đó, đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp vẫn phải tự cân đối, chấp nhận hạn chế lợi nhuận thậm chí còn phải tự bù lỗ đối với một số mặt hàng. Có thể nói rằng, các doanh nghiệp chuyển phát nhanh đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông Mạnh: “Không còn cách nào khác, các doanh nghiệp phải tự bơi với nhau”

Giá xăng dầu tăng khiến người người, nhà nhà, ngành ngành không khỏi lo âu.Trong đó, doanh nghiệp chuyển phát nhanh, ngư dân, doanh nghiệp vận tải và cảnông dân đang khốn đốn vì phải tự "bơi" để vượt qua khó khăn.

Doanh nghiệp chuyển phát nhanh tự “bơi” với nhau

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Mạnh – Giám đốc Công ty chuyển phát nhanhBabylon, cho rằng: Đối với các ngành nghề khác nói chung và doanh nghiệp chuyểnphát nhanh nói riêng khi giá xăng dầu tăng lên thì sẽ chịu ảnh hưởng khá lớn.Đáng chú ý trong đó là ảnh hưởng đến chi phí đi gom hàng để đưa về công ty, songhành với việc chi phí tăng lên thì lợi nhuận giảm đi, bản thân những người đigom hàng trực tiếp sẽ là đối tượng ảnh hưởng nhiều nhất vì chi phí xăng xe.

Ông Mạnh lấy ví dụ cụ thể, trước đây có thể giao khoán 1 triệu đồng tiền phíxăng đi lại cho nhân viên, song với mức giá hiện nay thì số tiền đó không đủ,hiện công ty đã phải tăng mức trợ cấp lên trên 1 triệu đồng. Song theo than thởcủa ông Mạnh thì, dù tăng chi phí đi lại cho nhân viên nhưng giá dịch vụ bêncông ty vẫn không thể tăng được.

“Rất khó để tăng chi phí, vì thị trường bây giờ có nhiều công ty cạnh tranh,không phải cứ muốn tăng là tăng được ngay. Ngoài ra với những khách quen chúngtôi phải giữ uy tín, không thể dựa vào việc giá xăng tăng mà mình nâng giá lênđược. Giá xăng tăng lên, nhưng Babylon vẫn giữ mức giá phù hợp để đảm bảo thịtrường cạnh tranh, nếu muốn tăng cũng phải có lộ trình”, ông Mạnh giải thích.

Khi mà chi phí tăng lên, lợi nhuận giảm, ông Mạnh chia sẻ: “Lợi nhuận giảm ítnhất 10% tại thời điểm giá xăng tăng lên 21.300 đồng/lít. Theo giải thích củaông Mạnh, 10% đó là do chi phí máy bay, chi phí vận chuyển đã tăng rồi. Ngoài racòn có cả chi phí của doanh nghiệp dành trả lương cho nhân viên.
Điểm mặt những ngành lao đao vì xăng tăng giá
Nhiều doanh nghiệp chuyển phát nhanh đang đau đầu vì giá xăng tăng

Đứng trướckhó khăn đó, đến thời điểm hiện nay cácdoanh nghiệp vẫn phải tự cân đối, chấpnhận hạn chế lợi nhuận thậm chí còn phảitự bù lỗ đối với một số mặt hàng. Có thểnói rằng, các doanh nghiệp chuyển phátnhanh đang gặp rất nhiều khó khăn. Theoông Mạnh: “Không còn cách nào khác, cácdoanh nghiệp phải tự bơi với nhau”.

Còn ông Hòa – Tổng Giám đốc công tychuyển phát nhanh Hợp Nhất cho biết:“Thứ nhất, đối với các doanh nghiệpchuyển phát nhanh, chi phí vận chuyểnchiếm tỷ trọng khoảng 50 - 60% đặc biệtlà chi phí hàng không, vận chuyển đườngbộ nên xăng dầu tác động rất mạnh. Thứhai cán bộ công nhân viên, cơ bản anh emđi làm bằng xe máy và ô tô nên giá xăngcũng tác động trực tiếp”.

Cùng chung quan điểm với giám đốc côngty Babylon, ông Hòa cho rằng chi phí củakhách hàng mình không thể thông báo tăngngay được. Được biết, hiện công ty HợpNhất đang nghiên cứu tăng mức giá đốivới khách hàng. Tuy nhiên, hiện tại vẫnđang tự cân đối, vì khách hàng chia sẻnhưng vì là ngành dịch vụ có sự cạnhtranh nên phải có thông báo trước

Để tiết kiệm trong tình hình hiện nay,theo ông Hòa doanh nghiệp phải tối ưulại vấn đề kết nối đảm bảo tiết kiệmnhưng vẫn đảm bảo chất lượng Doanhnghiệp vẫn phải tăng giá, nhưng giảipháp quan trọng là đảm bảo chất lượngtốt, giữ uy tín để khách hàng lựa chọn.

Anh Vũ ( Nhân viên một công ty chuyểnphát nhanh) cho biết, trước đây mỗi ngàyanh đổ tới 50.000 đồng tiền xăng để đinhận hàng từ các địa chỉ. Nhưng, từ mấytháng nay con số đấy phải lên tới 80.000đồng -100.000 đồng. Như vậy, mỗi thángriêng tiền xăng anh Vũ cũng phải chi tớigần 2 triệu đồng. Với con số đó, anhphải áp dụng tất cả mọi biện pháp tiếtkiệm xăng, thường xuyên phải kiểm trabảo dưỡng xe theo định kỳ để giảm sự haotổn xăng không đáng có.

Anh Vũ cho biết: “Mỗi ngày mình trungbình mình phải đi tới gần 30 địa chỉ, lộtrình khoảng gần 100km nên cứ mỗi lầnxăng tăng, mình đủ thót tim rồi. Đangđợi công ty tăng phụ cấp nhưng đúng thậtgiờ doanh nghiệp nào cũng lâm vào khókhăn. Thị trường có nhiềucông ty cùnghành nghề, mà khách hàng thì không tănglên bao nhiêu”.

Ngư dân bỏ nghề

Qua trao đổi với chúng tôi, ông Lưu VănThành – Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân xãThạch Kim (Huyện lộc Hà – Tỉnh Hà Tĩnh)cho biết, chi phí dành cho nhiên liệu đểbà con ra khơi tăng 1,5 lần so với trướcđây. Nếu như trung bình trước đây, chiphí nhiên liệu khoảng 5 triệuđồng/chuyến thì nay phải gần 8 triệuđồng/chuyến. Ngoài ra, giá trị sản phẩmthu được có tăng nhưng không đáng kể,xét cho cùng cũng không tăng bao nhiêuso với khi giá xăng dầu chưa tăng lên,điều này cũng ảnh hưởng đến sinh hoạtcủa bà con ngư dân.

Điểm mặt những ngành lao đao vì xăng tăng giá
Nhiều ngư dân ở Mân Thái không ra khơi vì giá dầu tăng lên và biển động
(Ảnh Ni Na)

Trước đây,xã Thạch Kim có 164 phương tiện tàuthuyền, từ ra Tết lại nay chỉ còn 151phương tiện. Lý giải điều này, ông Lưucho rằng, có một số ngư dân bỏ nghề, rồimột số phương tiện cùng chung nhau rakhơi để tiết kiệm chi phí, một số ngườilàm hồ sơ đi nước ngoài, hoặc trở về làmngành nghề dịch vụ. Bởi vì, cơ cấu nghềbiển ở Thạch Kim chỉ còn 25-30% và hiệnchú trọng dịch vụ như buôn bán cũng nhưchế biến thủy hải sản.

Theo tìm hiểu tại Phường Mân Thái ( QuậnSơn Trà - Thành Phố Đà Nẵng), chúng tôiđược biết một số ngư dân đã chuyển sangđánh bắt gần bờ, thay vì đánh bắt xa bờđể tiết kiệm chi phí.

Gia đình ông Nguyễn Đức Hạnh (56 tuổi)trú tại tổ 1, khối Tăng Thuận - PhườngMân Thái có 10 miệng ăn, cuộc sống chủyếu dựa vào nghề đánh bắt cá. Nhưng vớigiá xăng dầu tăng liên tục như vừa qua,cuộc sống đang trở nên khó khăn hơnnhiều.

Chiếc tàu mà gia đình ông đang sở hữu cócông suất 24 mã lực, tính cụ thể mỗichuyến đi cũng tiêu tốn tới 10 lít dầu.Nhưng, thời gian này gia đình ông khôngra khơi, vì do giá xăng dầu tăng lên,biển động nếu đi thì phải chịu lỗ làđiều chắc chắn.

Ông Hạnh cho biết: “ Không có ý định bỏnghề đâu, vẫn phải tiếp tục đi biển,nhưng số lượt đi sẽ ít hơn. Hiện phảichờ lúc nào điều kiện thời tiết thuậnlợi chúng tôi mới dám đi vì biển bìnhyên chắc chắn đánh được nhiều cá”.

Còn gia đình ông Nguyễn Văn Ý – Tổ 24 A( Phường Mân Thái – Quận Sơn Trà - ThànhPhố Đà Nẵng) chuyên đánh bắt cá xa bờcũng sống dựa hoàn toàn vào nghề đánhcá. Thời gian gần đây chiếc tàu côngsuất 187 CV của ông cũng không đi biển,lý do xuất phát từ giá dầu cao kéo theonhững chi phí khác cũng tăng lên chi phíbảo hành, sửa chữa thuyền. Thời kỳ nàynăm ngoái, ông và những người cùng đithuyền với nhau đang lênh đênh trênbiển, nhưng 2 tháng nay thuyền “nằm im”,

Khi chúng tôi hỏi về mức giá dầu phảitrả cho 1 đêm ra khơi, ông Ý lắc đầungao ngán: “ Trước chỉ hết 1 triệu tiềndầu/ đêm thôi, nhưng bây giờ phải 1,5triệu đồng”. Thậm chí, còn buồn hơn khiông Ý cho biết, với giá dầu tăng lên nhưvừa qua , gần 40% hộ trong tổ đã bỏnghề.

Doanh nghiệp vận tải lao đao

Trước việc, giá xăng dầu tăng lên 2 đợtnhư vừa qua, các doanh nghiệp vận tải từnhỏ đến lớn đều đau đầu vì bài toán làmsao để cân đối đảm bảo chất lượng nhưngkhông bị mất khách hàng.

Theo ông Nguyễn Quốc Hội – Phó chủ nhiệmhợp tác xã vận tải Hợp Lực ( Thanh Hóa)cho biết, có 2 vấn đề ảnh hưởng đếndoanh nghiệp sau khi giá xăng dầu tănglên như vừa qua. Theo đó, thứ nhất mấtthời gian đi thương thảo với các kháchhàng, bởi vừa ký hợp đồng xong thì xănglên 19.300 đồng rồi lại tăng lên 21.300đồng/lít nên phải đi bàn bạc lại. Thứhai, giá xăng dầu tăng lên, nên giá cả,chi phí cho vận tải cũng tăng theo. Minhmuốn tăng giá lên để bù chi phí, nhưngcác khách hàng không chấp nhận mức gíađó, nên rất khó khăn.

Nguyễn Quốc Hội – Phó chủ nhiệm hợp tácxã vận tải Hợp Lực cho biết: “ Xã viênkêu ca nhiều, vì chi phí đầu tư xe, muaphụ tùng thay thế đều kéo tăng theo, nêncũng rất ảnh hưởng doanh nghiệp. Xã viênkêu ca nhiều, vì xăng dầu tăng chi phíkhác đều tăng. Đơn cử phụ tùng tăng caotrong đó giá săm lốp đội lên nhiều nhất,mà trong vận tải săm lốp là thứ vô cùngquan trọng”.

Đợt tăng giá xăng dầu lần thứ nhất, hợptác xã đã làm văn bản với các khách hànglần 1 để tăng chi phí vận chuyển lênkhoảng 10%, còn đợt tăng giá xăng dầulần thú hai này cũng đang làm văn bản đểđề nghị các doanh nghiệp đã ký hợp đồngđề nghị hỗ trợ thêm để đảm bảo vận tải.Còn hợp tác xã đã phổ biến tới từng xãviên hết sức tiết kiệm các chi phí khôngchỉ xăng dầu mà tất cả các chi phí khácphát sinh trên đường, tận dụng thuận lợinhằm đáp ưng nhu cầu vận tải của kháchhàng.

Đại diện doanh nghiệp Nhất Phong Vận (Đà Nẵng)cho biết, sau khi giá xăng dầutăng lên thì chi phí xăng dầu tăng lênkhoảng 15%, giá cước vận tải của doanhnghiệp vừa điều chỉnh tăng thêm 7,5%,tuyến Sài gòn – Đà nẵng riêng mỗi đầu xetăng khoảng 3 triệu. Ví dụ, trước đâyhết 8 triệu chi phí nhiên liệu thì nayhết 11 triệu đồng, với 30 đầu xe trongtrung bình 5 ngày, doanh nghiệp phảichịu thêm 150 triệu đồng.

Về biện pháp tiết kiệm, công ty đã quảnlý chặt chẽ, biện pháp còn lại là tănggiá cước vận tải. Sau 2 đợt giá xăngtăng, doanh nghiệp đã tăng giá cước vậnchuyển 2 lần, vì xe chạy trên đường phátsinh chi phí. Đợt xăng tăng lên19.300/lít, thì doanh nghiệp đã tăngcước vận chuyển thêm 12%, còn khi xăngtăng lên 21.300/lít thì cước phí tăngthêm 7,5%.

Anh Nguyễn Minh - Giám đốc doanh nghiệpvận tải tư nhân ở huyện Sóc Sơn ( HàNội) cho biết, hiện nay doanh nghiệpđang sở hữu 10 đầu xe, chủ yếu chạy hợpđồng ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.Nhưng với việc giá xăng dầu tăng 2 đợtgần nhau như vừa qua, doanh nghiệp gầnnhư trở tay không kịp.

Với doanh nghiệp vận tải, chi phí nhiênliệu chiếm tới 45%-50%, chỉ một sự thayđổi nhỏ của giá xăng dầu ngay lập tức cósự tác động ngay đến chi phí bỏ ra. Thậmchí, khi một số hợp đồng ký kết trướcthời điểm xăng tăng lên 19.300 đồng/lítchưa thực hiện, vừa mời thương thảo đểnâng giá cước vận chuyển 10% thì naykhông dám đề nghị tăng giá thêm một lầnnữa.

Anh Minh chỉ rõ: “ Có một số hợp đồngmình ký kết sau khi giá xăng lên 19.300đồng/lít chưa kịp thực hiện thì đã nhậnđược tin giá xăng lên 21.300 đồng/lít.Hợp đồng ký rồi, nếu đối tác họ chia sẻvà chấp nhận đề nghị thì tốt, nếu khôngbên mình tự chịu lỗ, tự bù tiền vào đểthực hiện và giữ uy tín với khách hàng”.

Nông dân gặp khó

Giá xăng dầu tăng trước hết ảnh hưởngđến những hộ là chủ sở hữu máy cày, bởinhiều gia đình đã bỏ ra một số tiềnkhông nhỏ để đầu tư mua máy cày. Giađình chị Xuân ( Đông Anh – Hà Nội) đã bỏra gần 100 triệu đồng để tậu hẳn chiếcmáy cày trung nhằm đón đầu đợt làm đấtgieo trồng hoa màu của bà con nông dân.Thế nhưng, với giá dầu tăng như hiệntại, máy cày của anh chị đang “ án binhbất động”.

Theo lời kể của chị Xuân, độ này nhiềungười đang làm đất để chuẩn bị trồngthêm một số cây ngắn ngày nhưng khôngthấy ai đến gọi thuê máy cày. Trước đâygiá thuê chỉ dao động từ 80.000đồng-100.000 đồng/sào thì nay phải tăngthêm từ 50.000 - 70.000 đồng. Vì vậynhiều bà con sử dụng sức kéo như trâuhoặc bò để tiết kiệm chi phí.

Chị Xuân cho biết: “ Độ này năm ngoáimáy cày nhà chị ngày nào cũng có công,mà bây giờ đắp chiếu 2 tháng. Riêng cáimáy cày không phải cứ lúc nào sử dụngmới cần bảo dưỡng, mà nếu không dùngcũng phải thường xuyên kiểm tra, bảotrì. Mà cứ mỗi lần như thế cũng tốnkhông ít tiền, chưa kể đồ thay thế nếuhỏng hóc cũng tăng lên rồi, chật vật lắmem à”.

Điểm mặt những ngành lao đao vì xăng tăng giá
Nhiều nông dân đang thấp thỏm vì giá phân bón tăng

Ngoài ra,chi phí phân bón tăng cao đã khiến nhiềunông dân không khỏi lo lắng. Các huyệnngoại thành đã cấy xong, hiện đang chămsóc vụ đông nên nhu cầu phân bón khálớn, Tuy nhiên theo phản ánh của một sốnông dân giá phân bón đã tăng lên so vớitrước đây.

Gặp chị Thanh ( Huyện Hoài Đức – Hà Nội)đang làm cỏ và bón đạm cho lúa, chúngtôi chưa kịp hỏi xong thì chị đã phântrần ngay: “ Giá phân bón mỗi loại tăngmột ít, nhà nông bọn chí lo lắm. Ví dụnhư U rê trắng từ 7.000 đồng lên 11.000đồng/kg, đạm hạt vàng từ 10.000 đồng-12.000 đồng/kg, u rê loại bao 50kg tăngtừ 50.000 đến 100.000 đồng/bao”.

Theo một số bà con nông dân cho biết,với giá phân bón tăng mỗi sào đội chiphí thêm khoảng 50.000 đồng/lần bón. ChịHải ( Sóc Sơn than thở: “ Với giá phânbón như hiện nay không biết hết vụ, thulúa về trừ chi phí có còn dư được đồnglãi nào nữa không. Giờ làm ruộng lắm lúcbấp bênh lắm, chả muốn làm nhưng vẫnphải làm cho đỡ tiền gạo thôi”.



Theo Thành Công
VTCNews



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.