Doanh nghiệp vẫn ngại thiết bị nội

Ông Phan Thạch Hổ, Viện phó Viện Nghiên cứu cơ khí, nói: “Đến thời điểm này, hầu như bộ, ngành hô hào một đằng, doanh nghiệp làm một nẻo”. Tỷ lệ nội địa hóa của hàng loạt ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước như xi măng, sắt thép… vẫn chỉ "đì đẹt" 5% 10%.

Các bộ, ngành đangra sức kêu gọi doanh nghiệp ưu tiên dùng máy móc, thiết bị, vật tư sản xuấttrong nước để tiết kiệm, góp phần giảm nhập siêu... nhưng chưa được nhiềudoanh nghiệp hưởng ứng.

Ông Phan Thạch Hổ, Viện phó Viện Nghiên cứu cơ khí, nói:“Đến thời điểm này, hầu như bộ, ngành hô hào một đằng, doanh nghiệp làm mộtnẻo”. Tỷ lệ nội địa hóa của hàng loạt ngành công nghiệp chủ chốt của đấtnước như xi măng, sắt thép… vẫn chỉ "đì đẹt" 5% - 10%.

Ham giá thấp, hoa hồng cao?

Ông Hổ dẫn chứng: đơn cử như ngành xi măng, ngoại trừ một số dự án do Lilamalàm tổng thầu (Nhà máy xi măng Quang Sơn, Thái Nguyên; Sông Thao, Phú Thọ…)có tỷ lệ nội địa hóa trên 65%, còn lại, hầu hết các dự án xi măng trong nướcđã và đang triển khai từ máy móc dây chuyền đến tư vấn, thiết kế hầu như“ngoại hóa” 100%.

“Với ngành thép, tỷ lệ nội địa hóa còn đáng buồn hơn nữa. Đáng nói là trongcác dự án đầu tư thép lẫn xi măng, hầu như cứ đầu thầu là nhà thầu TrungQuốc thắng. Thành thử khi triển khai nhiều dự án, từ thanh sắt thô đến giáđỡ, bu-lông… đều được nhập hàng loạt từ Trung Quốc”, ông Hổ nói.

Theo tính toán của Hiệp hội Cơ khí Việt Nam, mỗi năm, cảnước cần chi con số khổng lồ là gần 20 tỷ USD để nhập thiết bị, máy móc, dâychuyền… cho các dự án đầu tư trong nước. Trong khi, không ít trang thiết bị,doanh nghiệp (DN) trong nước hoàn toàn có thể sản xuất được, chất lượngkhông thua kém.

Doanh nghiệp vẫn ngại thiết bị nội

Nhiều dự án trong nước chuộng thiết bị Trung Quốc vì giá rẻ (Ảnh: Đức Long)

Theo lý giải của ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Cơkhí: “Lâu nay, DN vẫn lấy lý do thiết bị nhập khẩu đồng bộ, tiện dụng hơntrong nước sản xuất. Nhưng thực chất, rất nhiều dự án chủ yếu nhập thiết bịTrung Quốc vì giá rẻ, chủ đầu tư thậm chí còn được phía đối tác Trung Quốcchiết khấu tỷ lệ cao, khoảng 5% hoa hồng. Tỷ lệ này tính trên số tiền hàngtriệu USD để nhập một dây chuyền, thiết bị sẽ vô cùng khủng khiếp”, ông Thunói.

Vướng ràng buộc nhà tài trợ

Ngoài chuyện “chuộng” thiết bị Trung Quốc vì giá rẻ, hoa hồng cao, theo ôngHồ Quang Minh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch Đầu tư (KH - ĐT),việc sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất trong nước cũng gặp khó ở những dựán được hưởng vốn vay ưu đãi.

“Trong nhiều dự án sử dụng vốn ODA, các nhàtài trợ châu Âu và Nhật Bản thường có điều kiện đi kèm như phải sử dụng côngnghệ, thiết bị, nhà thầu, tư vấn của nước họ. Trong một số công trình sửdụng nguồn tín dụng đặc biệt của nhà tài trợ, tỷ lệ này ít nhất là 30%”, ôngMinh cho biết.

Cố vấn chính sách cao cấp về sử dụng vốn ODA của Bộ KH - ĐT, ông Dương ĐứcƯng, cho biết thêm, có những dự án (nhất là viện trợ không hoàn lại) nhà tàitrợ yêu cầu sử dụng 70% - 100% trang thiết bị, vật tư do nước họ sản xuất.Không ít trường hợp, phía Việt Nam đã phải từ chối tiếp nhận vốn ODA do điềukiện kèm theo quá ngặt nghèo.

Theo kỹ sư Trần Văn Nghị, nguyên chuyên viên của Tổng công ty Tư vấn thiếtkế giao thông vận tải, với những ràng buộc này, không tránh khỏi một số DNtư vấn nước ngoài bố trí không ít cán bộ năng lực kém làm tư vấn trưởng, gâythiệt hại cả về kinh tế cho nhà thầu lẫn chất lượng công trình như dự án cầuPhù Đổng, cầu Phả Lại…

“Nhiều khi, chủ đầu tư thuê tư vấn nước ngoài chỉ vìsính ngoại hoặc điều kiện bắt buộc của nhà tài trợ vốn ODA. Một tư vấn giámsát nước ngoài lương cỡ 10.000 - 35.000 USD mỗi tháng, còn chỉ với 20.000USD là dễ dàng thuê ba giám sát thường trú Việt Nam giỏi nghề, làm việc cậtlực tại công trường”, ông Nghị nhận xét.

Mặt khác, về phía DN, ông Phan Hồng Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Pháttriển đường cao tốc BIDV, cho rằng: “Hễ nhà thầu nào bỏ giá rẻ nhất, đảm bảocác yếu tố trong hồ sơ mời thầu sẽ trúng thầu, không phân biệt nội hayngoại. Ngay cả việc thuê tư vấn cũng rất khó đánh giá ngoại hay nội tốt hơnmà phải cân nhắc hiệu quả, tính chất, khối lượng công việc để lựa chọn”.

Theo Hoàng Hưng - Lam Thanh
Doanh nghiệp vẫn ngại thiết bị nội



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.