Giá điện theo thị trường: lại điệp khúc tăng giá

Ngày 286, tại tọa đàm do Cổng thông tin điện tử chính phủ tổ chức, Thứ trưởngBộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng khó hi vọng giá điện giảm khi thịtrường phát điện cạnh tranh sẽ bắt đầu từ 17.

Ngày 28-6, tại tọa đàm do Cổng thông tin điện tử chính phủ tổ chức, Thứ trưởngBộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng khó hi vọng giá điện giảm khi thịtrường phát điện cạnh tranh sẽ bắt đầu từ 1-7.

Giá điện theo thị trường: lại điệp khúc tăng giá
Từ ngày 1-7, các nhà máy điện sẽ được tự chào giá bán, nguy cơ giá điện lại tiếp tục tăng - Ảnh: N.C.Thành

Ông Vượng cho biết từngày 1-7, các nhà máy có thể được tự chào giá, thay vì bị khống chế giátrong hợp đồng bán điện đã ký với Tập đoàn Điện lực VN (EVN) trước đó.

Giá điện sẽ phải tăng?

Với cơ chế này, theo ông Vượng, “khó có hi vọng giá điện giảm” bởi cácnhà máy điện đang gặp khó khăn tài chính. Nhiều chuyên gia cũng bày tỏlo ngại rằng giá điện tới đây sẽ tăng bởi các nhà máy chắc chắn đồngloạt chào bán giá cao hơn giá đang bán hiện tại.

Ông Vượng thừa nhận trong thời gian thí điểm vừa qua, các nhà máy có xuhướng chào giá cao hơn giá đang bán cho EVN. Theo ông Vượng, quyết địnhcủa Thủ tướng cho phép nếu giá đầu vào tăng thì EVN có thể tính toán vàđược tự tăng đến 5%. Nguyên tắc cho phép ba tháng tăng một lần nhưngthời gian qua, theo ông Vượng, giá điện chưa được điều chỉnh nhiều.

Về quy hoạch điện VII, ông Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh VN đã xác định từnay đến năm 2030, mỗi năm phải xây dựng và đưa vào 5.000MW công suấtmới, cùng nhiều công trình trạm, đường dây với tổng vốn đầu tư khoảng 50tỉ USD (tức mỗi năm khoảng 6 tỉ USD).

Theo ông Vượng, hai nguyên nhân dẫn đến thiếu điện thời gian qua là dohạn hán và dự án chậm tiến độ. Trong đó, việc chậm tiến độ chủ yếu dothiếu vốn. Trong thời gian tới, ông Vượng khẳng định việc thực hiện quyhoạch điện VII với mục tiêu đảm bảo đủ điện, khó khăn lớn nhất vẫn làthiếu vốn.

“Giải pháp chính vẫn là thông qua chính sách giá. Chính sách giá hợp lý,khó khăn vốn mới giải quyết được về lâu dài. Có giải quyết được về vốnthì mới đảm bảo được an ninh cung ứng năng lượng và cung ứng điện” - ôngVượng nói.

Ông Phan Ngọc Quang - vụ phó Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) - cho biết ban chỉđạo thực hiện quy hoạch sẽ bàn tháo gỡ khó khăn cho các dự án bằng cáchđề xuất các ngân hàng cho vay, Nhà nước bảo lãnh, cho phép một số nhàđầu tư được vay ưu đãi... Nhưng về lâu dài, ông Quang nhấn mạnh “cần táicơ cấu ngành điện, tiếp tục thực hiện lộ trình tăng giá điện để hấp dẫnnhà đầu tư”...

Sẽ có cơ quan điều tiết điện độc lập

Trả lời các câu hỏi liên quan đến việc triển khai thị trường điện cạnhtranh; minh bạch giá điện, sự thiếu rõ ràng trong hạch toán lỗ lãi củangành điện..., ông Vượng cho rằng báo cáo tài chính của EVN hằng năm đềuđược Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập rà soát.

Hằng năm Bộ Công thương cũng công bố chỉ số quan trọng của EVN. Trên cơsở số liệu đã được kiểm toán, giá điện mới có thể điều chỉnh. Sắp tới,khi Luật sửa đổi Luật điện lực được thông qua, cùng với đó là tái cơ cấungành điện sẽ có nhiều thành phần tham gia, việc minh bạch sẽ tốt hơn.Tuy nhiên, ông Vượng cũng cho biết sẽ tăng cường giám sát để đảm bảo giáthành hợp lý nhất.

Trước những băn khoăn về sự độc quyền của EVN, ông Vượng công nhận phầnlớn các nước đều có cơ quan độc lập điều tiết điện và có thể cả khí gas,các yếu tố liên quan trực tiếp đến phát điện. Tại VN, theo ông Vượng, dothị trường điện mới ở giai đoạn ban đầu nên vẫn có Cục Điều tiết điệnlực thuộc Bộ Công thương.

Tuy nhiên, ông Vượng cho biết Chính phủ và Bộ Công thương đang xem xétphương án sẽ có cơ quan độc lập trực tiếp điều tiết điện và có thể cảgas để các quyết định điều tiết có tính độc lập, khách quan cao và sớmhướng tới thị trường điện hoàn hảo.

Ông Vượng khẳng định đến năm 2022, VN sẽ bắt đầu có thị trường bán lẻđiện cạnh tranh. Khi đó, người dân có thể tự chọn nhà cung cấp điện chomình, theo giá cả và chất lượng. “Hiện Chính phủ đang chỉ đạo đẩy nhanhlộ trình trên” - ông Vượng nói.

Liên quan đến vấn đề tổn thất điện năng của EVN, ông Dương Quang Thành -phó tổng giám đốc EVN - giải thích từ năm 1995-2011, hằng năm EVN đềugiảm tổn thất được 0,9%. Năm 2012 dự kiến tổn thất còn 9,2%. Tuy nhiên,năm 2013 tổn thất kế hoạch cao hơn năm 2011 vì năm 2013 EVN sẽ phảitruyền tải điện từ miền Bắc vào miền Nam do các nhà máy tại chỗ khôngđáp ứng đủ.

Ông Vượng nêu mục tiêu tổn thất điện đến năm 2015 giảm còn 8,8% và chorằng “EVN cần tiếp tục quan tâm trong thời gian tới, tiến tới mức tổnthất điện năng trung bình của các nước trong khu vực là khoảng 5%”.

Theo Tuoitre



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.