Góc nhìn khác về sự mất giá của Euro

Gói cứu trợ trị giá xấp xỉ 1.000 tỷ USD mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)  nhất trí tung ra để chặn khủng hoảng tới thời điểm này xem ra vẫn chưa thể hãm phanh đà mất giá của đồng Euro

Từ đầu năm tới nay, đồng Euroluôn ở trong xu thế mất giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác, đặc biệt làUSD. Cuộc khủng hoảng nợ của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu mà tâm điểmlà Hy Lạp, đã khiến giới đầu tư toàn cầu lo ngại và ồ ạt rút vốn khỏi đồng Euro.

Gói cứu trợ trị giá xấp xỉ 1.000 tỷ USD mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệQuốc tế (IMF)  nhất trí tung ra để chặn khủng hoảng tới thời điểm này xem ra vẫnchưa thể hãm phanh đà mất giá của đồng Euro. 

Mới đây, tỷ giá Euro/USD có lúc xuống tới 1,22 USD/Euro, thấp nhất trong vòng 4năm trở lại đây, trước khi trở lại ngưỡng 1 Euro tương đương 1,23 USD trongphiên giao dịch sáng ngày 28/5 tại thị trường châu Á.

Vậy đồng Euro còn có thể giảm giá tới đâu và có thể gây ra trở ngại lớn tới mứcnào cho khối Eurozone?

Theo tờ Time, chắc chắn việc đồng Euro giảm giá là một diễn biến đáng cảnh báođối với nhiều quan chức của châu Âu. Thủ tướng Luxembourg, ông Jean-ClaudeJuncker, đồng thời là người dẫn đầu nhóm bộ trưởng bộ tài chính khối Eurozone,mới đây đã bày tỏ thái độ quan ngại về sự mất giá của đồng Euro. 

“Tôi lo ngại đôi chút về sự trượt giá nhanh chóng của đồng Euro”, ông Junckerphát biểu hôm 20/5 ở Tokyo, Nhật Bản.

Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean Claude Trichet đãthể hiện nỗ lực ngăn chặn hoạt động tháo vốn khỏi đồng Euro bằng cách khẳng địnhrằng, đây vẫn là một đồng tiền đáng tin cậy. 

“Không phải đồng Euro đang bị rơi vào thế rủi ro, mà là chính sách tài khóa củamột số quốc gia sử dụng đồng tiền này cần phải được đưa về tầm kiểm soát”, ôngTrichet phát biểu hôm 21/5 trên tờ nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung củaĐức.

Time cho biết, từ đầu năm 2010 tới nay, Euro đã mất giá khoảng 16% so với USD,từ mức 1 Euro đổi được 1,44 USD. Mặc dù gói cứu trợ của EU đã giải tỏa bớt nỗilo của thị trường về những vấn đề thanh khoản trong ngắn hạn của Hy Lạp, Tây BanNha, Bồ Đào Nha, và Ireland, nhiều nhà phân tích cho rằng, đồng Euro hiện vẫnđang được định giá cao hơn so với giá trị thật. 

Góc nhìn khác về sự mất giá của Euro

Trên thực tế, lịch sử 11 năm của đồng Euro đã chứng kiến nhiều thăng trầm của đồng tiền này (Minh họa: shutterstock/Corbis)

Các chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng UBS của Thụy Sỹ dự báo, đồng Euro sẽ giảmgiá về mức 1 Euro đổi được 1,1 USD trong thời gian từ nay tới cuối năm. Xét vềcân bằng sức mua (PPP) - thuật ngữ dùng để so sánh sức mua giữa các đồng tiền -thì đồng Euro đang được định giá cao hơn USD khoảng 7% ở mức tỷ giá hiện nay.Nếu tính cân bằng sức mua thì tỷ giá Euro/USD hiện tại phải là 1 Euro tươngđương 1,17 USD.

Vậy 16 quốc gia sử dụng đồng Euro có nên lo ngại về điều này? 

“Tôi thấy chẳng có gì đáng lo. Chẳng có mức tỷ giá cố định nào giữa Euro và USD,việc cặp tỷ giá này lên xuống là bình thường. Không phải việc Euro yếu đi màchính là sự bối rối trong chính sách kinh tế của châu Âu là điều khiến giới đầutư cảm thấy lo ngại”, ông Rolf Langhammer thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế thế giớiKiel của Đức phát biểu.

Trên thực tế, việc Euro mất giá có những mặt lợi của nó. Về lý thuyết, khi đồngtiền giảm giá, hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, trong khi hàng xuất khẩu rẻhơn, giúp làm giảm thâm hụt thương mại và tạo việc làm cho người dân. Một đồngEuro giảm giá sẽ làm cho các mặt hàng của châu Âu như xe hơi Đức, đồ da Italy,rượu vang Pháp, hay các kỳ nghỉ ở Hy Lạp, trở nên rẻ hơn, theo đó thúc đẩy tiếntrình phục hồi của kinh tế khu vực. 

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) lập luận rằng, nếu đồng Euro giảmgiá 10% thì tăng trưởng kinh tế của châu Âu trong thời gian 12 tháng sẽ được bổsung thêm 1%, trong khi sự giảm giá đồng tiền như vậy chỉ làm tốc độ lạm pháttăng thêm một mức khiêm tốn là 0,5-1%.

“Vâng, xu hướng chung của đồng Euro là giảm giá. Nhưng có vẻ như châu Âu hàilòng hơn với một đồng Euro yếu đi. Đồng tiền yếu sẽ giúp khu vực này bù đắp lạitốc độ tăng trưởng và tăng cường xuất khẩu”, bà Melinda Burgess, một chiến lượcgia thị trường ngoại hối thuộc ngân hàng Royal Bank of Scotland của Anh nói. 

Bà Burgess dự báo, tỷ giá Euro/USD có thể giảm về mức 1 Euro đổi được 1,16 USDtrước khi năm 2010 kết thúc.

Đây có thể sẽ là một sự hỗ trợ quan trọng không chỉ đối với một nền kinh tế khuvực đang nỗ lực để thoát suy thoái, mà còn đối với cả nhiều quốc gia thành viênEurozone đang thúc đẩy những chương trình cắt giảm thâm hụt ngân sách chẳng hềdễ dàng. 

Ngoài ra, đồng Euro yếu, cũng sẽ giúp giải quyết một vấn đề lâu năm ở những quốcgia phía Nam vốn được xem là những mắt xích yếu trong khối Eurozone: Sức cạnhtranh yếu của khu vực xuất khẩu.

Tuy nhiên, đồng Euro yếu cũng đồng nghĩa với bất lợi lớn dành cho các nhà xuấtkhẩu của Mỹ và khu vực châu Á, vì hàng hóa của họ xuất sang châu Âu sẽ trở nênđắt đỏ hơn. Eurozone là một trong những thị trường nhập khẩu khối lượng hàng hóalớn nhất thế giới, trong khi thương mại quốc tế chủ yếu giao dịch bằng đồng USD,nên Euro/USD giảm giá sẽ khiến người châu Âu phải trả nhiều hơn cho hầu hết cácmặt hàng nhập khẩu.

Tuy nhiên, theo Giáo sư kinh tế quốc tế Paul De Grauwe thuộc Đại học Leuven củaBỉ, trong dài hạn, thực tế này sẽ cân bằng trở lại. “Tôi không hiểu tại saongười ta lại cho rằng đồng Euro mất giá là nguy hiểm. Trong thập niên 1980, USDđã mất giá tới một nửa so với đồng Mark Đức trong vòng có 2 năm. Từ tháng9/2001-2007, đồng Euro tăng giá gấp đôi so với USD, nhưng khi đó có ai cho rằngđồng USD đã hết thời đâu”.

Trên thực tế, lịch sử 11 năm của đồng Euro đã chứng kiến nhiều thăng trầm củađồng tiền này. Khi bắt đầu được lưu hành vào năm 1999, tỷ giá Euro/USD là 1 Eurotương đương 1,179 USD, nhưng tới tháng 10/2000, tỷ giá đồng tiền này có lúc còncó 1 Euro đổi được 0,825 USD, trước khi lên tới mức 1 Euro “ăn” 1,599 USD vàotháng 7/2008.

Biết đâu, đồng Euro suy yếu vào thời điểm hiện nay lại là một giải pháp cho cuộckhủng hoảng của châu Âu, thay vì là một rắc rối mà khu vực này phải đối mặt.

Theo Kiều Oanh
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.