Hội chứng sợ... tăng lương

Việc tăng lương tối thiểu lên 830.000 đồngtháng (áp dụng từ 152011) chẳnglàm cho những đối tượng được hưởng mức tăng có cảm giác vui, mà ngược lạinhiều người đang cảm thấy lo lắng.

Việc tăng lương tối thiểu lên 830.000 đồng/tháng (áp dụng từ 1/5/2011) chẳnglàm cho những đối tượng được hưởng mức tăng có cảm giác vui, mà ngược lạinhiều người đang cảm thấy lo lắng.

Bởi trên thực tế, mức lương tăng 100 ngàn đồng/hệ số, tức chỉ khoảng 15% lươngcơ bản, trong khi đó, từ nhiều ngày trước thời điểm tăng lương, giá cả hàng hóađều đã tăng từ 30-80% với lý do được đưa ra rất ngắn gọn nhưng cũng đầy “thuyếtphục”: xăng tăng giá, lương tăng lên.

Cuộc rượt đuổi marathon

Hội chứng sợ tăng lương không phải cho đến thời điểm này mới xuất hiện. Từ mộtvài năm trở lại đây, khi Nhà nước có chủ trương điều chỉnh mức lương tối thiểuhàng năm, cuộc “rượt đuổi” lương và giá luôn ở tình trạng gay cấn. Trong cuộcđua này, giá bao giờ cũng phi nước đại, nhanh hơn lương gấp bội phần. Trong vòngxoáy của giá cả, người lao động cũng hiểu rõ hơn thế nào là lạm phát. Thu nhậpbình quân tăng lên cũng chưa trực tiếp giải quyết vấn đề của họ. Khi lương chưatăng mà tất cả các loại hàng hóa đã leo lên hết một sàn mới.

Chính sách tiền lương ở VN sau nhiều lần cải cách, nhất là từ năm 1993 đến nay,đã từng bước đổi mới theo hướng thị trường, tách dần tiền lương khu vực sản xuấtkinh doanh với khu vực hành chính nhà nước và khu vực sự nghiệp cung ứng dịch vụcông; chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và ưu đãi người cócông; tiền tệ hóa tiền lương; mở rộng và làm rõ trách nhiệm, quyền tự chủ củađơn vị, DN trong việc xếp lương, trả lương gắn với năng suất lao động, chấtlượng và hiệu quả.

Nhờ vậy, tiền lương và thu nhập của người làm công ăn lươngcó xu hướng tăng từ 10 - 20%/năm, đảm bảo từng bước ổn định đời sống và có phầnđược cải thiện...

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, chính sách tiền lương của Nhà nước ở  các khuvực còn chậm đổi mới và thể chế hóa, không theo kịp cơ chế kinh tế thị trường,thiếu công bằng xã hội và chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Hiện nay ở nước ta có Luật DN chung, nhưng lại có tới 3 cơ chế phân phối tiềnlương khác nhau giữa các loại hình doanh  TNHH 1 thành viên nhà nước, DN có vốnđầu tư nước ngoài và DN tư nhân.

Cơ chế thương lượng, thoả thuận về tiền lươngchưa đảm bảo đúng nguyên tắc thị trường và còn hình thức, vai trò công đoàntrong bảo vệ lợi ích người lao động còn mờ nhạt, dẫn đến đình công tự phát có xuhướng gia tăng. Tiền lương của cán bộ công chức, viên chức rất thấp và thấp hơnkhu vực sản xuất kinh doanh, chưa bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức  sốngchủ yếu bằng tiền lương; thu nhập ngoài lương lớn, là một trong những nguyênnhân của tiêu cực, tham nhũng.

Quan hệ tiền lương chưa hợp lý, các mức lươngtheo hệ số tiền lương gắn quá chặt với tiền lương tối thiểu chung. Tiền lươngchưa gắn thật chặt với vị trí, chức danh và hiệu quả công tác, chất lượng cungứng dịch vụ công (lương của 1 vị tiến sĩ, trưởng phòng nghiên cứu khoa học cóthâm niên ngót 30 năm cũng chỉ bằng lương của một người giúp việc trong gia đìnhtrung lưu hiện nay và thấp hơn lương trung bình của một lái xe taxi ở Hà Nội.Còn lương của 1 thợ may trong DN có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đủ nuôi sống mìnhngười đó ở mức kham khổ).

Thu nhập ngoài lương... nhất là ở các ngành và vị trígắn với con dấu và chữ ký đang có xu hướng  gia tăng và gắn liền với tệ nạn thamnhũng, chạy chức chạy quyền rất công khai và mạnh, để lại các di hại hàng thế hệ...

Mỗi lần Nhà  nước tăng lương tối thiểu lại một lần tạo làn sóng tăng giá “đónđầu” và “ăn theo” diễn ra trên phạm vi toàn quốc và nhanh chóng tước đi nhữnglợi ích danh nghĩa mà người nhận lương được hưởng từ tăng lương danh nghĩa này,khiến lương thực tế và mức sống thực tế thậm chí đôi khi lại kém đi so với thờiđiểm tiêu lương cũ...

Hội chứng sợ... tăng lương
Tăng lương phải đi kèm với các giải pháp kiểm soát thị trường, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi chính sách về giá (Ảnh: zing.vn)

Định hướng cho chính sách tiền lương?

Về nguyên tắc, tiền lương là giá cả của lao động và phải đảm bảo tái sản xuấtsức lao động, ngày càng góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng sống của ngườilao động.

Tuy nhiên, với tư cách là yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh, đượcphân phối theo kết quả đầu ra, tiền lương phụ thuộc vào năng suất cá nhân, hiệuquả sản xuất kinh doanh chung của DN và mức sống chung của đất nước. Hơn nữa,chính sách tiền lương phải đặt trong tổng thể chính sách phân phối và tái phânphối, bảo đảm công bằng xã hội, việc làm và gắn với vị trí lao động cụ thể, phụthuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động, có sự quản lýcủa Nhà nước.

Một chính sách tiền lương tốt phải phát huy được sức sáng tạo và năng lực, hiệuquả của đội ngũ lao động, nhất là lao động có chất lượng cao, các chuyên gia,nhân tài; nâng cao chất lượng bộ máy quản lý, tăng cường sự đồng thuận xã hội vàkỷ cương công vụ, kỷ luật lao động; giảm thiểu tình trạng tham nhũng trong thựcthi công vụ, sự can thiệp hành chính vào thị trường của các nhóm lợi ích làmlũng đoạn, méo mó thị trường, cũng như giảm thiểu những gian dối trong hạch toántài chính DN, cơ quan.

Chính sách tiền lương còn phải đặt trong mối tương quanhài hòa thu nhập giữa các khu vực thị trường, lĩnh vực ngành nghề và tạo độnglực định hướng và thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Đặc biệt, mộtchính sách thu nhập thỏa đáng còn giúp giảm thiểu các xung đột lợi ích và đìnhcông trong DN, giữ ổn định và sức hấp dẫn của môi trường đầu tư-kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cần coi các cuộc đình công ở khuvực DN, nhất là DN có vốn đầu tư nước ngoài không đơn thuần chỉ là dấu hiệu gâymất ổn định môi trường đầu tư trên địa bàn, mà còn phải coi đó như dấu hiệu bộclộ những bất công xã hội và lời khẩn cầu giúp đỡ từ Nhà nước trước những vi phạmquyền lợi chính đáng của người lao động tại DN; Thậm chí, đôi khi đó còn có thểlà dấu hiệu báo động về sự lạc hậu và  yêu cầu tăng cường tái cấu trúc kinh tế,nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn theo hướng hiện đại và bềnvững hơn...

Đề xuất từ thực tế

Trên tinh thần đó, xin đề xuất định hướng chính sách tiền lương trong thời giantới ở VN cần chú ý những nội dung sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần chủ động hơn trong phối hợp với các tổ chức công đoàn vàhiệp hội nghề nghiệp - xã hội và linh hoạt hơn trong quy định mức tiền lương tốithiểu đáp ứng nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động theo thay đổi chungcủa thị trường, theo kết quả lao động trong tổng thể phát triển của DN và trìnhđộ phát triển của nền kinh tế làm căn cứ cho việc thoả thuận, thương lượng giữacác bên có liên quan về tiền lương.

Thứ hai, thống nhất cơ chế tiền lương trong các loại hình DN; mở rộng quyền tựchủ của DN, khuyến khích hình thành cơ chế đối thoại, thương lượng, thoả thuậnvà tự định đoạt về tiền lương, thống nhất định mức lao động, đơn giá tiền lương,thang, bảng lương, làm thêm giờ, tiền thưởng, phụ cấp, tiền ăn trong việc xếplương, trả lương cho người lao động phù hợp với điều kiện của DN, xây dựng địnhmức và đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, quy chế trả lương... theo sự hướngdẫn của Nhà nước và được ghi vào hợp đồng lao động cá nhân, thoả ước lao độngtập thể, quy chế trả lương của DN.

Từng bước thực hiện chính sách tiền lương caođể đảm bảo  người lao động có tích luỹ từ tiền lương và mở rộng cơ hội cho họmua cổ phần trong DN, để họ vừa là người lao động, vừa là người đầu tư, nhằm gópphần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, giảm thiểu tranhchấp lao động và đình công trong DN.

Thứ ba, chính sách tiền lương khu vực nhà nước phải bảo đảm tiền tệ hóa đầy đủtiền lương và lương là thu nhập chính, đáp ứng mức sống của cán bộ, công chức ởmức trên trung bình của xã hội, sớm nghiên cứu xây dựng và thực hiện trả lươngtheo vị trí, chức danh, công việc và hiệu quả công tác, khắc phục tính cào bằngcủa việc gắn hệ số lương với mức lương tối thiểu chung. Đặc biệt, có cơ chế đặcthù trả lương đặc biệt và tôn vinh xứng đáng cho các nhân tài và lao động lànhnghề, chuyên môn cao trong khu vực nhà nước.

Thứ tư, đẩy mạnh xã hội hóa và khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công thực hiệnhạch toán thu - chi trong cung cấp dịch vụ công, tự chủ tự chịu trách nhiệm vềnhiệm vụ, tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng làm việc và trả lương chongười lao động phụ thuộc vào năng suất, chất lượng cung cấp dịch vụ theo vị trílàm việc và yêu cầu chuẩn chung của nhà nước.

Nhà nước quy định các khoản thuphí, lệ phí trên cơ sở từng bước tính đúng, tính đủ phù hợp với từng loại dịchvụ và loại hình đơn vị cung ứng dịch vụ (có thu, không có thu và theo từng lĩnhvực khác nhau như giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học, nghệ thuật...).

Quy định cơchế uỷ quyền, đặt hàng và hỗ trợ (nếu cần) cho các đơn vị cung ứng dịch vụ nhằmthúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công phát triển lành mạnh, nâng cao chất lượngcung ứng dịch vụ công và tạo nguồn trả lương cho người lao động. Đồng thời, nhànước ban hành chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, đối tượng chính sách xã hội,đồng bào dân tộc thiểu số khi sử dụng dịch vụ.

Tách dần tổng quỹ lương từ NSNN và Quỹ BHXH, nguồn chi trả chính sách ưu đãingười có công, trợ giúp xã hội theo một cơ chế tạo nguồn và chi trả tương đốiđộc lập với nhau, giảm dần áp lực tăng kinh phí từ NSNN...

Thiết nghĩ, tăng lương hợp lý cũng là góp phần giữ chân người giỏi; giúp cán bộ,công chức an tâm, làm việc tốt; nâng cao chất lượng và hiệu quả bộ máy công vụ.Đồng thời với đó, tăng lương phải đi kèm với các giải pháp kiểm soát thị trường,bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi chính sách về giá, bảo đảm công bằng...Làm sao để việc tăng lương không trở thành “cơ hội” cho những người “té nướctheo mưa”, tiếp tục đẩy giá tăng cao.

GS TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế VN:

Lương và giá luôn có sự đồng hành, bởi cả hai đều thiết thân với cuộc sống. So với tốc độ tăng trưởng GDP, rõ ràng mức tăng lương ở VN vượt xa giới hạn lý thuyết thông thường của kinh tế học. Về mặt thực tiễn, đây quả thực là một cố gắng phi thường của Nhà nước. Nó chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước đến đời sống của người lao động. Nhưng mặt khác, bằng tất cả kinh nghiệm sống, mọi người đều dễ nhận thấy rằng dù liên tục tăng lương và mức tăng lương là đáng kể, cho dù  với mức lương tối thiểu 830.000 đồng/tháng, số tiền lương trung bình mà đa số người làm công ăn lương trong khu vực nhà nước được nhận vẫn còn xa mới đạt tới trình độ “lương tối thiểu”, tức là số tiền công ngang giá với sức lao động trung bình mà K. Marx từng đề cập gần 200 năm trước đây. Nghịch lý này xuất phát từ hai nhẽ: Một là, lương của ta không phải là lương với đầy đủ nội dung và bản chất kinh tế (thị trường) của nó. Hai là, việc tăng lương ở nước ta cho đến nay về cơ bản vẫn chỉ là một thứ phản ứng tình thế, đối phó một cách bị động với lạm phát. Cuộc “chạy đua” theo lạm phát của lương diễn ra quyết liệt nhưng kết cục là lương ngày càng “hụt hơi” xa hơn so với mức giá. Mức “hụt hơi” này còn xa hơn nếu kể đến đòi hỏi của một mức sống ngày càng cao hơn đối với lương. Vì vậy, cách tăng lương như hiện nay rõ ràng không thể giải quyết được vấn đề. Nó chỉ làm vấn đề trầm trọng hơn do ngày càng làm cho lương “thoát ly” xa hơn bản chất của nó. Chúng ta đang cần một cuộc cải cách tiền lương theo đúng nghĩa chứ không phải cứ tiến hành cuộc “rượt đuổi ma ra tông” trường kỳ của lương với giá.

TS NguyễnMinh Phong - Viện Nghiên cứu pháttriển kinh tế - xã hội Hà Nội

Theo DĐDN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.