Kinh tế cuối năm vẫn khó khăn?

Bộ trưởng VõHồng Phúc cho rằng thay đổi nhân sự trong bộ máy Chính phủ không ảnh hưởngnhiều tới điều hành vĩ mô, song kinh tế 6 tháng tới vẫn rất khó khăn vì lạmphát, nhập siêu và lãi suất.

Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc chorằng thay đổi nhân sự trong bộ máy Chính phủ không ảnh hưởng nhiều tới điều hànhvĩ mô, song kinh tế 6 tháng tới vẫn rất khó khăn vì lạm phát, nhập siêu và lãisuất.

- Các chỉsố kinh tế 6 tháng đầu năm như lạm phát và GDP đều thấp xa mục tiêu ban đầumà Quốc hội đề ra và Chính phủ cũng nhiều lần phải điều chỉnh dự báo củamình. Là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về dự báo và kế hoạch kinh tế, Bộtrưởng nhìn nhận thực tế này thế nào?

- Dự báo và kếhoạch kinh tế 2011 chúng tôi trình Quốc hội cuối năm ngoái dựa trên kết quả9 tháng đầu năm 2010, khi nền kinh tế đang ổn định, các chỉ số đều tốt. Vìthế, Quốc hội xác định mục tiêu tăng trưởng 7-7,5% và lạm phát 7%, thấp hơntăng trưởng GDP.

Kinh tế cuối năm vẫn khó khăn?
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho rằng việc điều chỉnh mục tiêu lạm phát là cần thiết. Ảnh: Nhật Minh

Nhưng ngaysau khi Quốc hội họp xong, thế giới bắt đầu bất ổn. Diễn biến ở châu Phivà Trung Đông tác động xấu tới giá dầu mỏ, vốn là chỉ số quyết định cácloại chi phí quan trọng khác như điện, năng lượng, vận tải và tác độngtới mặt bằng chung của thế giới. Khủng hoảng nợ công châu Âu đặc biệt ởHy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng tác động tiêu cực tới kinh tế toàncầu. Tăng trưởng toàn cầu vì thế không như chúng ta dự báo, giá cả biếnđộng. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng.

Đánh giá tìnhhình như vậy, ngay tháng 2, chúng ta kịp thời điều chỉnh, trong đó mục tiêuhàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Trên cơ sở đó, Chínhphủ đã ban hành Nghị quyết 11 và tôi cho rằng nghị quyết này ban hành đúnglúc, nội dung phù hợp với tình hình và việc chỉ đạo, điều hành rất tích cực,mang lại kết quả bước đầu.

- Nhưngtheo Bộ trưởng, kinh tế 6 tháng cuối năm phải đối mặt với những khó khăn nào?

- Có 3 vấn đềkhiến kinh tế của chúng ta khó khăn. Nổi cộm nhất là chỉ số giá tiêu dùng(CPI) tăng nhiều, đến tháng 6 này đã tăng 13,29% so với cuối năm ngoái.Tháng trước, Chính phủ điều chỉnh mục tiêu và kiên định giữ CPI đến cuối nămtăng khoảng 15% so với cùng kỳ.

Nhưng muốn đạtmục tiêu đó, 6 tháng cuối năm CPI chỉ được phép tăng chưa đầy 2%. Bộ Kếhoạch và Đầu tư cho rằng rất khó thực hiện. Phiên họp thường kỳ tháng 6, Bộsẽ nêu khó khăn này với Chính phủ. Nhiều chuyên gia nghiên cứu của Bộ chorằng con số khả quan nhất chúng ta có thể giữ được đến cuối năm là 17-18%.Có hai áp lực khiến chỉ số giá còn tăng cao, đó là xu thế tăng giá chungtrên toàn thế giới và tỷ giá. Tỷ giá của chúng ta đã được giữ ổn định trongthời gian dài, nhưng giờ đang rục rịch tăng lên. Có ý kiến cho rằng từ nayđến cuối năm tỷ giá còn tăng nữa.

Lãi suất ngânhàng cũng là một vấn đề nổi cộm và ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế, đặcbiệt là sản xuất kinh doanh. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước vẫn khống chếlãi suất huy động VNĐ ở 14%. Nhưng chúng ta đều biết giao dịch thực tế tạicác ngân hàng thương mại không được như vậy. Lãi suất huy động VNĐ ở cácngân hàng thường bằng cách này cách khác đã ở 18-19%, lãi suất vay cộng thêm4-5% nữa thành 22-24%. Chúng tôi cho rằng vấn đề này cần chú ý, bởi vớinhững yếu kém của hệ thống ngân hàng hiện nay, để lãi suất giảm trong thờigian tới rất khó.

Vấn đề nổi cộmthứ ba chính là nhập siêu. Quốc hội cho phép nhập siêu không quá 18% kimngạch xuất khẩu, Chính phủ muốn đưa xuống dưới 16%. Nhưng thực tế 6 tháng đãhơn 18%. Tỷ lệ này sẽ đe dọa an toàn của cán cân thanh toán, dự trữ ngoạihối, từ đó mà ảnh hưởng tới cân đối vĩ mô nói chung. Chúng ta vẫn nhập siêulớn vì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp, hàng hóa bên ngoài tràn vàonhiều. Vì thiếu công nghiệp phụ trợ, chúng ta phải nhập nhiều nguyên phụliệu và phụ kiện về sản xuất. Vì thế mà giá trị gia tăng thu được từ mỗiđồng xuất khẩu rất thấp. Điều này không chỉ xảy ra ở lĩnh vực dệt may, dagiày, mà ngay cả ôtô, xe máy, hàng điện tử cũng vậy.

- Mớitháng 5 thôi, mục tiêu CPI đã được điều chỉnh lên 15%. Con số này được đưara dựa trên căn cứ nào mà giờ đây Bộ trưởng lại dự báo cuối năm phải ở mức17-18%?

- Con số 15%được Chính phủ đưa ra dựa trên dự báo khá lạc quan, khi thấy hai tháng gầnđây giá cả bắt đầu dịu lại và dự kiến tình hình cuối năm thế giới ổn địnhtrở lại. Nhưng đến nay diễn biến lại khác. Theo đánh giá của các cơ quannghiên cứu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá cả còn tăng từ nay đến tháng 9,sau đó có dịu lại đôi chút nhưng không đáng kể và tiếp tục tăng cao trở lạitrong những tháng cuối năm.

Ngay cả 17-18%cũng là mức đặt ra để phấn đấu hết sức. Trong kỳ họp tới đây, chúng tôi sẽđề xuất mục tiêu này với Chính phủ. Mức tăng đó đã tính cả kế hoạch thả giámột số mặt hàng thiết yếu theo thị trường. Và dù sao nó vẫn tốt với điềukiện kinh tế của Việt Nam hiện nay. Năm 2008, GDP của chúng ta tăng 6,5%nhưng lạm phát tới 22%.

- Phảichăng quan điểm chống lạm phát của chúng ta đã thay đổi, khi mà tại kỳ họptháng 5 Chính phủ nói không hy sinh tăng trưởng cho mục tiêu lạm phát?

- Mục tiêu sốmột vẫn là kiềm chế lạm phát, nhưng cần duy trì mức độ tăng trưởng hợp lý.Điều này ngay trong Nghị quyết 11 chúng ta đã nói rồi chứ không có gì thayđổi cả. Chúng ta luôn mong muốn một tốc độ tăng trưởng hợp lý, vào cỡ khoảng6%. Đó là tỷ lệ tăng trưởng hợp lý để chúng ta có thể ổn định kinh tế, giảiquyết công ăn việc làm đại bộ phận dân cư đặc biệt là người nghèo. Nếu khôngcó tăng trưởng, thì thất nghiệp, đặc biệt là ở khu vực người nghèo sẽ tăngcao.

Tất nhiên, đểcó tốc độ tăng trưởng hợp lý cũng có nghĩa chúng ta phải chấp nhận lạm phátở mức độ nhất định. Có người hỏi tôi có thể thắt chặt hơn nữa được không.Nhưng tôi thấy cố gắng của chúng ta hiện nay đã ở mức hợp lý nhất rồi và cânbằng nhất rồi.

Kinh tế cuối năm vẫn khó khăn?
Bộ trưởng cho rằng những căng thẳng ở Biển Đông chưa tác động tới kinh tế Việt Nam. Ảnh: Nhật Minh

- TheoBộ trưởng, các biện pháp thắt chặt như hiện nay đến bao giờ bắt đầu cóthể được nới lỏng?

- Tôi nghĩrằng phải thắt chặt hết năm nay, thậm chí có thể phải chuyển sang cả năm tới.Vừa rồi khi chỉ đạo xây dựng kế hoạch cho 2012, Chính phủ và Thủ tướng vẫnnêu mục tiêu kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởnghợp lý. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa họp bàn kế hoạch, ý kiến của các chuyêngia nghiên cứu trong bộ cũng thống nhất như vậy, cho rằng không nên lấy mụctiêu tăng trưởng làm hàng đầu nữa, mà duy trì ổn định kinh tế vĩ mô là hàngđầu.

- Ngoàinhững yếu tố nêu trên, theo Bộ trưởng, những bất ổn gần tại Biển Đông sẽ cóthể ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là việc thăm dò -khai thác dầu khí?

- Thực tế BiểnĐông luôn luôn diễn biến phức tạp và Việt Nam luôn lường trước và tìm mọicách để không có bùng nổ. Còn về kinh tế thì hiện chưa có tác động gì lớn.Hoạt động thăm dò và khai thác dầu vẫn diễn ra bình thường. Sản lượng khônghề giảm. Về lâu dài, nó sẽ phụ thuộc nhiều vào nỗ lực đàm phán và giải quyếtvấn đề của các bên liên quan.

- Một vấnđề khác là bộ máy nhân sự tại các Bộ, ngành sẽ có nhiều thay đổi vào cuốinăm nay, sau khi Quốc hội cử ra Chính phủ mới. Theo Bộ trưởng quá trình nàyảnh hưởng thế nào đến chất lượng điều hành kinh tế?

- Khi mà chúngta làm tốt công tác tổ chức, sẽ không có biến động lớn. Ngay cả năm 2007,khi thay đổi từ nhiệm kỳ của Thủ tường Phan Văn Khải sang nhiệm kỳ của Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng thì mọi việc diễn ra bình thường. Kinh tế năm đó lạităng trưởng rất tốt.

Sang đến nămnay cũng như vậy vì các Bộ đều có sự chuyển giao. Ngay cả Bộ Kế hoạch và Đầutư, Bộ trưởng như tôi vẫn đang điều hành những việc sẽ diễn ra trong tháng7, tháng 8, vẫn chuẩn bị cho các kỳ họp Quốc hội, Chính phủ… Việc chuyểngiao thế hệ lãnh đạo, theo tôi, sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng điều hànhkinh tế nếu được các bộ chuẩn bị tốt.

- Với kinhnghiệm của người 2 nhiệm kỳ giữ trọng trách đứng đầu cơ quan dự báo và lậpkế hoạch cho nền kinh tế, ông lạc quan hay bi quan về tình hình 6 tháng cuốinăm?

- Nói lạc quanhay không lúc này thật khó. Dĩ nhiên chúng ta phải lạc quan mới phát triểnđược, nếu không lạc quan sẽ đi vào tiêu cực. Tôi dự báo và hy vọng tình hìnhdần dần sẽ ổn định. Nhưng đánh giá chung từ nay đến cuối năm vẫn còn khókhăn, thể hiện ở giá cả như tôi đã nói, nhập siêu, lãi suất ngân hàng, từ đódẫn tới khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là doanhnghiệp nhỏ và vừa.

Theo KỳDuyên

Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.