Kỳ vọng QE3 tắt ngấm, giá vàng thế giới cao kỷ lục

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)sẵn sàng bơm thêm tiền để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nhưng thời điểm đó hiệnchưa tới, Chủ tịch FED Ben Bernanke tuyên bố trong ngày điều trần thứ hai trướcQuốc hội Mỹ hôm 147.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)sẵn sàng bơm thêm tiền để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nhưng thời điểm đó hiệnchưa tới, Chủ tịch FED Ben Bernanke tuyên bố trong ngày điều trần thứ hai trướcQuốc hội Mỹ hôm 14/7.

Ông Bernanke cũng cảnh báo các nhà hoạch định chính sách Mỹ phải ghi nhớ rằng,sự hồi phục kinh tế Mỹ vẫn ở mức mong manh khi xem xét hành động giảm nợ và thâmhụt. Theo ông, trong tương lai gần, hồi phục kinh tế Mỹ vẫn khá bấp bênh và việccắt giảm mạnh mẽ thâm hụt có thể tác động xấu tới hồi phục.

Thông tin này ngay lập tức phản ánh lên kết quả giao dịch của thị trường chứngkhoán Mỹ, xóa bỏ mọi cố gắng phục hồi trong phiên một ngày trước đó. Đồng thời,đây cũng là yếu tố giúp thị trường vàng quốc tế thiết lập mức cao kỷ lục mớitrong lịch sử.

Kết thúc ngày giao dịch 14/7, giá vàng giao ngay tăng nhẹ 0,3% lên 1.586,11USD/ounce, trong khi giá vàng tương lai giao tháng 8 tăng 3,8 USD lên 1.589,3USD/ounce.

Michael Gapen, chuyên gia kinh tế trưởng tại Barclays Capital, cho rằng, tuyênbố của ông Bernanke đã khiến thị trường cảm thấy thất vọng. "Thị trường đã nghĩquá lên rằng những gì ông Bernanke phát biểu hôm 13/4 đồng nghĩa với việc sắp cógói định lượng thứ 3 - QE3”, ông này nói.

Trước đó, trong phát biểu ngày 13/7, Chủ tịch FED cho biết, trong trường hợpkinh tế Mỹ phải đối mặt với tăng trưởng chậm hơn và lạm phát tăng cao hơn, FEDsẵn sàng nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để hỗ trợ. Điều này đã khiến cácchuyên gia kinh tế Trung Quốc lo ngại về khả năng QE3 sẽ được đưa ra.

Theo chuyên gia kinh tế Yu Bin của Trung Quốc, kinh tế Mỹ tăng trưởng kém hơn kỳvọng và Chính phủ Trung Quốc cần đánh giá lại một cách nghiêm túc về những rủiro khi nắm giữ quá nhiều nợ Mỹ. Ông này cho rằng, các chương trình QE tác độngxấu tới Trung Quốc bởi làm giá trị đồng USD suy yếu và đẩy giá hàng hóa lên cao.

Cũng liên quan tới kinh tế Mỹ, công bố ngày 14/7 của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, sốngười dân nước này nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua đã hạxuốngmức thấp nhất kể từ tháng 4/2011. Chỉ số giá sản xuất tháng 6 giảm trongkhi chỉ số niềm tin người tiêu dùng và doanh số bán lẻ tháng 6 tăng nhẹ.

Kỳ vọng QE3 tắt ngấm, giá vàng thế giới cao kỷ lục
Giá vàng quốc tế tăng phiên thứ 9 liên tiếp

Theo nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hy Lạp cần có thêm gói cứu trợkhoảng 100 tỷ Euro (gần 150 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và các nhà cho vaytư nhân để tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ.

Trong báo cáo đề cập đến việc cứu trợ Athens, IMF cho biết thể chế tài chính đaphương này sẽ tiếp tục thực hiện chương trình cứu trợ tài chính cho Hy Lạp, songcảnh báo nước này sẽ trảiqua một cuộc suy thoái trầm trọng hơn trongnăm 2011 với nền kinh tế được dự báo sẽ giảm tới 3,9% GDP, cao hơn nhiều so vớiước tính 3% trước đó.

Mặc dù Athens đã đáp ứng được một số tiêu chí trong chương trình khắc khổ theoyêu cầu của EU và IMF, nhưng núi nợ khổng lồ 350 tỷ euro vẫn đang được xem làthách thức lớn đối với nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn này. 

Trong khi đó, các nhà ngoại giao cho rằng khó có thể tổ chức Hội nghị thượngđỉnh bất thường của EU vào cuối tuần này do các nhà lãnh đạo tài chính Khu vựcđồng euro (Eurozone) chưa thu hẹp được những bất đồng lớn về gói cứu trợ thứ haidành cho Hy Lạp.

Cũng liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, IMF đã kêu gọi Italiasớm thực hiện cắt giảm nợ công trong bối cảnh quốc hội nước này dự kiến thôngqua kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" có tổng giá trị 48 tỷ Euro (67 tỷ USD) nhằmtrấn an các mối quan ngại trên thị trường.

IMF lo ngại rằng, kế hoạch điều chỉnh kinh tế của Italy dường như quá lạc quanvề hiệu quả của các biện pháp củng cố tài chính đối với tăng trưởng. Theo IMF,nếu không có sự điều chỉnh tài chính sau năm 2012, nợ công của Italy về dài hạn vẫncó thể ở mức trên 100% GDP.

Những lo ngại về tình hình nợ công tại châu Âu như trên đang gâysức ép lên thị trường xăng dầu. Kết thúc phiên New York đêm qua, giá dầungọt nhẹ giao tháng 8 giảm 2,36 USD/thùng xuống 95,69 USD/thùng, dù đầu phiênlên tới 98,88 USD/thùng.

Trước đó, trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 14/7, giá dầu thô ngọt, nhẹNew York giao tháng 8 tới tăng 7 xu lên 98,12 USD/thùng, trong khi giá dầu BrentBiển Bắc giao cùng kỳ lại giảm 30 xu xuống 118,48 USD/thùng.

Victor Shum, chuyên gia phân tích thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin andGertz nhận định, tuần vừa qua ghi dấu tuần thứ sáu liên tiếp kho dự trữ dầu củaMỹ giảm mạnh hơn dự kiến - một dấu hiệu cho thấy nhu cầu năng lượng của Mỹ đangđược cải thiện, cho dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, trong tuần trước, dự trữ dầu thô của nước này giảm 3,1triệu thùng, cao gấp đôi so với con số dự báo của các chuyên gia phân tích. Cùngkỳ, dự trữ xăng giảm 800.000 thùng, do trong tuần có ngày Quốc khánh (4/7)thường là thời kỳ nhộn nhịp nhất đối với mùa du lịch của Mỹ.

Mới đây Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã lên tiếng cảnh báo rằng thị trườngdầu mỏ cần thêm nguồn cung trong quý 3 năm nay, cho dù Tổ chức các nước xuấtkhẩu dầu mỏ (OPEC) tăng sản lượng và IEA đã mở kho dự trữ chiến lược trong thángSáu vừa qua.

Quyết định của IEA nhằm bù đắp cho nguồn dầu bị cắt từ Libya và hỗ trợ kinh tếthế giới trong bối cảnh giá dầu leo thang. Trong một báo cáo mới đây, IEA đánhgiá nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đang trong giai đoạn "bùng nổ".

Theo thông báo của Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu, lạm phát tại Khu vực đồngtiền chung châu Âu (Eurozone) ởmức 2,7% trong tháng 6, caohơn so với con số 1,5% cùng kỳ năm trước. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp lạm pháttrên mức trần 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Nếu tính chung toàn châu Âu, tỷ lệ lạm phát năm giảm từ 3,2% hồi tháng 5 xuống3,1%. Cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này là 1,9%. Trong số 27 nước thành viên Liênminh châu Âu, Thụy Điển là nước có lạm phát thấp nhất với 1,5%, trong khi lạmphát tại Romania là cao nhất với 8%.

Cũng liên quan tới vấn đề lạm phát, hãng tin Bloomberg cho hay, chỉ số giá tiêudùng tháng 6 của Ấn Độ lêntới 9,44% so với cùng kỳ, khiến ngân hàng trung ương nước này có khả năngphải tiếp tục nâng lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, con số 9,44% vẫn thấp hơn so vớiước tính của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg.

Trong đó, lạm phát giá thực phẩm tăng lên 8,31%, mức cao nhất trong 3 tuần kếtthúc vào ngày 2/7. Một chuyên gia kinh tế của Yes Bank tại Mumbai cho biết, khảnăng ngân hàng trung ương Ấn Độ sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% lên 7,75%. Kể từ đầunăm ngoái tới nay, quốc gia này đã nâng lãi suất 10 lần.

6 tháng đầu năm nay, doanh thu tài chính của Trung Quốc tăng31% so với cùng kỳ, lên đến 5.690 tỷ Nhân dân tệ, nâng mức thặng dư lên1.250 tỷ Nhân dân tệ (193,3 tỷ USD). Nguyên nhân là do tăng trưởng kinh tế ổnđịnh và giá cả tăng cao, giúp tăng nguồn thu của Chính phủ.

Tuy nhiên, giới phân tích dự báo, doanh thu tài chính có thể giảm trong nhữngtháng tới do tăng trưởng kinh tế chậm lại và Trung Quốc cải cách hệ thống thuếthu nhập. Chi phí tài chính quốc gia trong tháng 6 đã tăng 33% so với cùng kỳ,lên 1.080 tỷ Nhân dân tệ.

Theo Đắc Nguyễn
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.