Làm gì khi thương nhân Việt Nam bị “thủng lưới” trên sân nhà?

Thương lái và cácdoanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam đang bị thương nhânTrung Quốc hớt tay trên.

Thương lái và cácdoanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam đang bị thương nhânTrung Quốc hớt tay trên.

Đó là một thực tế cay đắng khi mà trong thời gian qua,từ Bắc chí Nam, nơi đâu cũng thấy bóng dáng người Trung Quốc đến tận nơi lựachọn và thu gom nông sản từ chính tay những người nông dân. Có lẽ sẽ không quálời khi nói rằng thương nhân Việt Nam đang bị “thủng lưới” ngay trên sân nhà.

Trong thời gianqua, tình trạng thương nhân Trung Quốc đang ráo riết thu gom các loại nông sản,thực phẩm như cao su, thủy hải sản, trứng vịt, tiêu, điều, sắn lát,… với giá caohơn giá thị trường đã khiến không ít doanh nghiệp sản xuất trong nước phải lêntiếng kêu cứu vì thiếu nguyên liệu đầu vào.

Theo ông Trần VănLĩnh, tổng giám đốc công ty cổ phần thủy sản Thuận Phước ở Đà Nẵng thì “Thươngnhân Trung Quốc tới tận ao mua tôm, tới tận cảng cá chờ tàu cá cập bến và hìnhnhư luôn luôn lúc nào họ cũng mua cao hơn một vài giá so với doanh nghiệp chúngta”. Đồng thời, ông cho biết các doanh nghiệp thủy sản ở miền Trung đang bịthiếu nguyên liệu trầm trọng mà một phần là do cạnh tranh không lại với thươngnhân Trung Quốc.

Làm gì khi thương nhân Việt Nam bị “thủng lưới” trên sân nhà?
Người Trung QUốc thuê đất và thuê lao động Việt Nam trồng khoai lang, xuất sang nước thứ ba. Ảnh chụp tại Bình Tân, Vĩnh Long. Ảnh: Vĩnh Kim

Không riênggì những mặt hàng trên mà một số sản phẩm nông sản, nguyên liệu khác nhưgỗ, giấy, hồ tiêu,… vẫn trong tình trạng tương tự.

Việc người nông dânbán được giá cao là điều đáng mừng. Tuy nhiên, trước tình trạng này cũng nênnhìn lại một thực trạng khác đã tồn tại từ rất lâu. Đó là nếu không có sự xuấthiện ồ ạt của các thương nhân đến từ Trung Quốc trong thời gian qua thì ngườinông dân Việt Nam vẫn mãi bị các thương lái chèn ép, phải bán sản phẩm do chínhmồ hôi nước mắt của mình làm ra với giá rẻ mạt.

Giờ đây có thể nhậnra rằng, điệp khúc “được mùa, mất giá” không phải do sản phẩm làm ra quá dư thừamà do tâm lý lo sợ ế ẩm, do bị ép giá, và không chủ động tìm đầu ra của cácdoanh nghiệp Việt Nam đã khiến không ít nông dân đã phải đành đoạn bỏ nghề, bỏruộng, bỏ đồng.

Cách đây không lâu,hàng loạt nông dân trồng rau ở Lâm Đồng đã phải ngậm ngùi khi sản phẩm do họ làmra bị “rớt giá” thảm hại. Nhiều người đành phải bán đổ bán tháo để gở gạt phầnnào vốn liếng, công sức do mình bỏ ra. Một số người khác thì mặc kệ, bỏ cho rauquả chết rụi, rơi rụng ngoài đồng bởi giá bán không đủ trả tiền thuê nhân côngthu hoạch. Trong tình cảnh này, người nông dân chỉ biết ngồi nhìn “thành quả”lao động của mình trôi ra sông, ra biển.

Trong khi đó, giábán các sản phẩm này tại các thành phố lớn không hề giảm. Có nhiều sản phẩm khiđến tay người tiêu dùng thì giá đã được nâng lên đến 11 lần.

Khi “một mình mộtchợ” thì giá các loại nông sản như rau, củ, quả, lúa, gạo, ... thường do thươnglái và các nhà phân phối định giá. Lợi nhuận được làm ra từ những giọt mồ hôi vàcông sức của nông dân đang bị một nhóm nhỏ những người nắm quyền chi phối thịtrường thụ hưởng. Và không ai khác, người chịu thiệt thòi nhất trong quy trìnhsản xuất, phân phối hàng hóa nông sản vẫn là người nông dân đang phải “bán mặtcho đất, bán lưng cho trời” để có được những sản phẩm cung cấp cho thị trường.

Nay bán được sốlượng lớn với giá cao, phương thức thu mua nhanh gọn, nông dân Việt Nam đang rấtvui mừng. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng nên cẩn trọng với tình trạngcác thương nhân Trung Quốc đang lùng sục khắp nơi thu mua nông sản, thực phẩmcủa Việt Nam. Đây là những ý kiến rất đáng để những người nông dân cảnh giác vớinhu cầu bất thường đến từ Trung Quốc bởi trong quá khứ đã không ít lần ngườinông dân Việt Nam phải nhận nhiều “trái đắng”.

Nhưng dù sao đi nữa,đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong nước nhìn lại cái cách mà họ đãtừng đối xử với các sản phẩm do người nông dân phải rất cực khổ mới làm ra trongthời gian qua như thế nào.

Khi người tiêu dùngđã bỏ tiền mua những sản phẩm do chính những người nông dân Việt Nam làm ra tứclà họ đang góp phần tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của nghề nông,một nghề truyền thống và còn rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Đóng góp ấy là đểngười nông dân nhận được đúng giá trị, công sức của họ bỏ ra chứ không phải chỉđể làm giàu cho những người trung gian.

Giờ đây, muộn cònhơn không, các doanh nghiệp Việt Nam hãy xích lại gần hơn và hãy biết chia sẻvới người nông dân, nếu không, sự ưu ái của họ dành cho những thương nhân TrungQuốc là điều khó tránh khỏi. Và đáng buồn hơn, nguồn nguyên liệu hay các sảnphẩm chất lượng cao do chính tay người nông dân Việt Nam làm ra sẽ lần lượt“chảy” sang Trung Quốc.

Theo TrầnMinh Quân
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.