Linh hoạt cơ chế lãi suất

Năm 2010, thị trường tài chínhcòn diễn biến phức tạp, đòi hỏi chính sách tiền tệ phải phù hợp với giai đoạnmới.

Năm 2010, thị trường tài chínhcòn diễn biến phức tạp, đòi hỏi chính sách tiền tệ phải phù hợp với giai đoạnmới. Nhân dịp đầu Xuân Canh Dần, phóng viên đã phỏng vấn PGS – TS TrầnHoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia

Phóng viên: Thưa ông, mộttrong những thách thức của kinh tế VN là gói kích thích kinh tế bị cắt giảm,kiểm soát bội chi ngân sách..., nên chính sách lãi suất phải thay đổi?

- PGS – TS Trần Hoàng Ngân: Năm2010, kiểm soát bội chi ngân sách (năm 2009 bội chi ngân sách lên đến 7% GDP làquá cao), gói hỗ trợ lãi suất bị cắt giảm, một số phản ứng phụ từ việc hỗ trợlãi suất của năm 2009 còn tác động đến thị trường... là những vấn đề lớn củakinh tế VN. Điều này đòi hỏi chính sách về lãi suất, tỉ giá, các công cụ canthiệp thị trường tiền tệ phải thay đổi...để thích ứng với tình hình mới.

Trongkhi đó, việc điều hành lãi suất thị trường theo lãi suất cơ bản chỉ thích hợpvới thời kỳ kiểm soát lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế.Vì thế, Ngân hàng Nhànước (NHNN) nên lấy lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thịtrường mở, dự trữ bắt buộc... để điều hành cung tiền; từ đó tác động đến lãisuất thị trường. Còn lãi suất cơ bản chỉ là thông số để NHNN định hướng thịtrường.

Linh hoạt cơ chế lãi suất

Khi lãi suất tiết kiệm chạm trần, ngân hàng Nhà nước nhanh chóng bơm tiền cho ngân hàng thương mại cần vốn. (Ảnh: H.Thúy)

Theo ông, NHNN cần thay đổi cơchế điều hành lãi suất theo chiều hướng nào?

Theo tôi, cơ chế điều hành lãisuất mới thực hiện theo hướng NHNN quy định trần lãi suất tiền gửi ngang bằngvới lãi suất mà các NH thế chấp giấy tờ có giá để vay vốn từ NHNN, mức lãi suấttối đa có thể chấp nhận được là 12%/năm (hiện lãi suất trần 10,5%/năm do Hiệphội NH quy định). Khi lãi suất huy động vốn gần đụng trần, NHNN không nên đểtình trạng đó tồn tại quá lâu, phải giải quyết nhanh bằng cách bơm tiền cho cácNH thương mại cần vốn. Hiện nay, NHNN đã đủ lực can thiệp thông qua thị trườngmở vì số tiền của giấy tờ có giá đã lên tới 140.000 tỉ đồng, nên việc bơm tiềnra hay rút tiền rất dễ dàng, tác động tích cực đến cung tiền trong lưu thông.

Với biên độ 3%, các NH thương mại nâng tỉ giá trần lên 19.100 đồng/USD đã kéo tỉ giá USD/VNĐ trong và ngoài NH chỉ còn cách biệt nhau 200- 300 đồng/USD là kinh tế vĩ mô có thể chấp nhận được. Doanh nghiệp sẽ thận trọng hơn khi mua USD để nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị, phù hợp với chủ trương hạn chế nhập siêu của Nhà nước. Doanh nghiệp sẽ chấm dứt tình trạng găm giữ ngoại tệ. USD sẽ lưu thông nhiều hơn, giảm bớt căng thẳng cung - cầu ngoại tệ. Mặt khác, các NH có thể thu hút mỗi năm từ  6- 8 tỉ USD từ nguồn kiều hối, chấm dứt tình trạng giao dịch USD lòng vòng thông qua euro, xóa bỏ dần kỳ vọng tỉ giá tiếp tục tăng, ảnh hưởng không tốt đến kinh tế vĩ mô.

Đối với lãi suất đầu ra, NHNN nênáp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận. NH thương mại nào huy động vốn giá thấp sẽcho vay với lãi suất mềm hơn và ngược lại. Tương tự, tùy thuộc vào đối tượngkhách hàng mà NH thương mại đưa ra các chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay.

Từđó, việc áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận sẽ làm tăng độ an toàn tín dụng,đồng thời loại bỏ được những cơ chế bất hợp lý về lãi suất cho vay tiêu dùng,cho vay thông qua việc phát hành thẻ...

Tuy nhiên, NHNN cần điều hành lãisuất giảm dần để hỗ trợ kinh tế phát triển, không cần phải chờ đợi chỉnh sửanhững quy định về lãi suất cơ bản tại Bộ Luật Dân sự. Hằng tuần, NHNN căn cứ lãisuất cho vay bình quân của 5 NH thương mại hàng đầu làm tham chiếu lãi suất cơbản. Trên cơ sở đó, Bộ Luật Dân sự sẽ “tính sổ” đối tượng cho vay nặng lãi.

Việc NHNN điều chỉnh tỉ giáliên NH, quy định lãi suất tiền gửi USD tối đa của các tổ chức kinh tế tại NHchỉ 1%/năm tác động thế nào đến kinh tế vĩ mô?

NHNN tăng mạnh tỉ giá liên NHthêm 603 đồng/USD lên mức 18.544 đồng/USD vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán (ngày11-2) là phù hợp với tình hình USD trên thị trường quốc tế đang tăng giá. Điềunày cho thấy tỉ giá hối đoái khó có thể thay đổi trong thời gian tới. Việc khốngchế lãi suất trần tiền gửi USD của doanh nghiệp khiến chênh lệch lãi suất giữaUSD với lãi suất VNĐ quá lớn buộc các tổ chức kinh tế phải bán USD cho NH, giảmthiểu hiện tượng đầu cơ ngoại tệ.

Tuy nhiên, để ổn định kinh tế vĩmô đòi hỏi tỉ giá hối đoái phải ổn định. Trong khi tại VN, một trong những yếutố thường tác động đến tỉ giá là giá vàng. Khi giá vàng thế giới giảm nhưng giávàng trong nước không giảm sẽ tạo áp lực làm tăng tỉ giá USD/VNĐ.

Do đó, NHNNcần thường xuyên yêu cầu các doanh nghiệp và NH mạnh tay bán vàng, đồng thời hỗtrợ các đơn vị này nhập khẩu vàng để kéo giá vàng trong nước giảm về sát giávàng thế giới. Khi đó tỉ giá sẽ được kiềm chế và có thể đi xuống.

Theo Thy Thơ
Linh hoạt cơ chế lãi suất



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.