Quy mô vốn nào cho hợp lý?

Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT Võ Hồng Phúc: Về quy mô vốn, trước đây chúng ta lấy 20 ngàn tỷ, cơ chế quy mô vốn đầu tư, quy mô kinh tế khó khăn nhưng hiện nay quy mô vốn đầu tư và quy mô nền kinh tế ngày một lớn nên các dự án đầu tư có 20 ngàn tỷ rất nhiều.

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốcgia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư nhiều ý kiến cho rằng những consố mà Ban soạn thảo đưa ra chưa thực sự thuyết phục và thiếu căn cứ.

Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT Võ Hồng Phúc: Về quy mô vốn, trước đây chúng ta lấy20 ngàn tỷ, cơ chế quy mô vốn đầu tư, quy mô kinh tế khó khăn nhưng hiện nayquy mô vốn đầu tư và quy mô nền kinh tế ngày một lớn nên các dự án đầu tư có20 ngàn tỷ rất nhiều.

Số tuyệt đối hay % ?

Hiện nay hầu hết các nhà máy điện của chúng ta đều đầu tư với quy mô công suấtlà 1.000 MW mà 1.000 MW thì thường định mức đầu tư khoảng 1.500 USD/1kW/giờ thìnó vào khoảng 1,5 tỷ USD. Cho nên, nếu 1,5 tỷ USD thì hầu hết các nhà máy điệnsẽ phải đưa ra trình Quốc hội quyết định.

Chẳng hạn hiện nay là điện Long Phú,điện Thái Bình, điện Vũng Áng, điện Nghi Sơn, điện Quảng Ninh thì hầu hết cácnhà máy điện đó đều phải trình Quốc hội, Quốc hội chúng ta có đủ thời gian để 1năm có thể xem xét được 3, 4 dự án đầu tư về điện hay không.

Cho nên, chúng tôimới cân nhắc tình hình như thế, mới lấy quy mô vốn là 35 ngàn tỷ, 35 ngàn tỷ nếuchúng ta lấy theo tỷ giá là 19 ngàn đồng cho một USD thì quy mô vốn vào khoảng1.850.000.000 USD, cho nên quy mô vốn xác định 35 ngàn tỷ.

Đại biểu Nguyễn MinhThuyết (Lạng Sơn) cho rằng: Về quy mô vốn, có nên quy định cụ thể tổng vốn phảixem xét hay không, ví dụ 20.000 tỷ, 30.000 tỷ... Đầu tư cho toàn bộ khoa học vàcông nghệ, Quốc hội quyết chi từ 2-3% ngân sách và vào khoảng 0,5% GDP, còn đầutư cho giáo dục là 20% ngân sách nhưng chỉ là 6% GDP.

“Tôinhớ, có một đồng chí lãnh đạo trước đây có nói là: cứ “cấu” 1 km đường ra thìthừa sức để thay đổi toàn bộ sách giáo khoa phổ thông. Việc chúng ta đầu tư 2%GDP là rất lớn. Theo tôi nên quy định là đầu tư từ 2% GDP trở lên thì nên đưavào công trình Quốc hội cần phải xem xét” -ông Thuyết nhấn mạnh.

Quy mô vốn nào cho hợp lý?
Tổ hợp cầu Thủ Thiêm tại TP HCM - một trong những công trình trọng điểm quốc gia

Cùng quan điểm với ông Thuyết, đại biểu Nghiêm Vũ Khải (Điện Biên) nhấn mạnh: "Tínhđi tính lại để Nghị quyết có thời gian thực hiện lâu dài, hơn nữa theo Báo cáocủa các cơ quan và bên Chính phủ GDP của chúng ta tăng trưởng theo kế hoạchtương đối nhanh, mà một nghị quyết tôi nghĩ lâu dài thì tổng số vốn nên tínhtheo GDP và tiền vốn có nguồn gốc nhà nước cũng nên tính theo phần trăm của ngânsách nhà nước.

Cho nên tôi đề xuất phương án là cứ dự án nào chi tổng đầu tưkhoảng 2% GDP thì phải trình ra Quốc hội, trong đó có một phần vốn của nhà nướclà 2% ngân sách nhà nước.

Ví dụ, bây giờ tổng vốn là 35 nghìn tỷ, vốn nhà nướctheo tiêu chí tài chính thì có 30% của 35 nghìn tỷ, tức là khoảng 10 nghìn tỷvốn nhà nước, quy ra ngân sách khoảng 2% ngân sách nhà nước. Như vậy không baogiờ bị thay đổi, tức là tổng vốn 2% GDP và vốn của nguồn gốc nhà nước, vốn ngânsách là 2%, cứ như thế làm thì ổn định".

Đại biểu Nguyễn Hữu Quang (Nghệ An) bổ sung thêm: Trong dự thảo có nêu quy môtổng vốn đầu tư trên 35.000 tỷ đồng, đối với dự án công trình có sử dụng từ 30%vốn nhà nước trở lên thì tôi cho rằng cần phải xem lại các tiêu chí này. Bởi vìnếu chúng ta để như hiện nay sẽ có một sự bất hợp lý.

Ví dụ sẽ có dự án 40.000tỷ đồng và 30% vốn nhà nước thì như vậy quy mô vốn nhà nước ở đây là 40.000 tỷđồng nhân với 30% bằng 12.000 tỷ đồng, như vậy dự án này sẽ đưa vào diện nhànước tức là Quốc hội phải có ý kiến quyết định chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên sẽcó dự án khác tổng vốn đầu tư là 100.000 tỷ đồng, ví dụ như vậy, nhưng tỷ lệ vốnnhà nước 20% thì sẽ không đưa vào loại công trình mà Quốc hội chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên quy mô vốn nhà nước ở đây nó sẽ lên 20.000 tỷ đồng. Vậy thì có sự bấthợp lý là dự án 12.000 tỷ đồng thì Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, nhưngdự án 20.000 tỷ đồng con số tuyệt đối cao hơn thì Quốc hội lại không quyết định.Tôi đề nghị không đưa các tiêu chí tỷ lệ mà đưa quy mô vốn nhà nước trên baonhiêu đó thì Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Kiểm soát chặt đầu tư ra nước ngoài

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội): Tôi đề nghị không quy định việc đầu tưra nước ngoài trong dự thảo nghị quyết này. Vì khả năng rủi ro cao trước tìnhhình quốc tế có nhiều biến động phức tạp hiện nay.

Mặt khác, là về nguồn vốn củachúng ta trong nước còn rất eo hẹp, chính sách pháp luật hiện đang rất cởi mởcho các DN đầu tư trong nước. Và thực tế là nhiều công trình, dự án trong nướccũng đang rất cần vốn để triển khai phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng thực sựlà chúng ta còn đang rất khó khăn. Việc đầu tư ra nước ngoài chúng ta cũng nênhạn chế, bởi vì để tránh việc lợi dụng chủ trương của nhà nước để làm thất thoát,tham nhũng, Nhà nước không kiểm soát được.

Đồng quan điểm, đại biểu Trần Du Lịch - TP Hồ Chí Minh cho rằng: Hiện nay Luậtđầu tư có quy định Chính phủ đầu tư nước ngoài, vấn đề chúng ta quản cho chặttình trạng các thành phần kinh tế có lợi dụng việc đầu tư nước ngoài để chuyểnngân hay không.

Đó là vấn đề cực kỳ quan trọng, thất thoát nguồn ngoại tệ đấtnước thì chúng ta quản theo cách khác. Tôi nêu vấn đề để chúng ta tiếp tụcnghiên cứu hoàn thiện, để chống việc thất thoát phần ngoại tệ, còn phần ngânsách tôi đề nghị nên tính toán lại cả hai hình thức, đầu tư trực tiếp và đầu tưgián tiếp trong phần đầu tư nước ngoài.

Theo Phan Nam
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.