Sẽ “bán” rủi ro bảo hiểm nông nghiệp cho nước ngoài?

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam (Agribank) sắp trình lên Chính phủ đề án bảo hiểm nông nghiệp do Công ty Cổphần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) xây dựng.

Ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) sắp trình lên Chính phủ đề án bảohiểm nông nghiệp do Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) xâydựng.

Một điểm đáng chú ý trong đề án là những rủi ro trong loại hình bảo hiểm này sẽđược chuyển ra nước ngoài. Làm rõ hơn vấn đề, ông Đỗ Minh Hoàng, quyền Tổng giámđốc ABIC, nói:

- Hiện nay có thể nói bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam vẫn là con số không, trướcđây từng có một số doanh nghiệp từng triển khai thử nhưng đều thất bại.

Agribank vẫn quyết tâm phát triển lĩnh vực này, vì vậy phải đúc rút kinh nghiệmcủa những “anh cả” đi trước, những thất bại của họ do nhiều nguyên nhân. Một, họkhông có thị trường truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp để đủ số đông ngườitham gia bảo hiểm.


Hai, sản phẩm của họ chỉ triển khai theo loại hình bảo hiểmtruyền thống mang tính đơn lẻ. Nếu tính trên từng loại hình rủi ro đơn lẻ, thìvới nông dân sẽ có vô vàn yếu tố rủi ro tác động, nên phí bảo hiểm sẽ rất cao,nông dân không thể chịu đựng được.

Cả nước có 13 triệu hộ nông dân, trong đó 10 triệu hộ là khách hàng của Agribank;2 triệu hộ thuộc diện cận nghèo là đối tượng khách hàng của Ngân hàng Chính sách;1 triệu hộ còn là khách hàng của khoảng 100 tổ chức tài chính và các ngân hàngkhác.

Theo quy định, mỗi hộ nông dân có thể được vay tối đa 30 triệu đồng bằng tínchấp, không có thế chấp tài sản. Khi những nông dân này gặp rủi ro, thì Agribank(mà đây cũng chính là vốn của Nhà nước) sẽ mất khoản tiền cho vay đó, không thểthu hồi được.


Tính trong vòng 20 năm qua, có khoảng 1,8-1,9% số hộ nông dân vayvốn đã không có khả năng trả được nợ vay. Bởi vậy từ trước tới nay, Agribankphải đưa khoản này vào chi phí trích lập dự phòng những khoản nợ xấu, trích1,8-1,9%, đánh vào lãi vay của nông dân.

Chính vì thị trường rộng lớn, và nhiều rủi ro như vậy, nên Agribank thành lậpABIC để bảo tồn nguồn vốn đó trước các thảm họa như thiên tai, dịch bệnh trongnông nghiệp để tiến tới thay thế cho việc phải trích phí quá cao từ nông dân vayvốn.

Chúng tôi đang xây dựng mức phí bảo hiểm bằng khoảng 50-60% mức tiền phải tríchlập dự phòng nợ xấu trên. Vấn đề bảo hiểm nông nghiệp đã được chúng tôi thainghén suốt từ khi viết dự án thành lập Công ty ABIC, được Bộ Tài chính và Thủtướng rất ủng hộ.

Sẽ “bán” rủi ro bảo hiểm nông nghiệp cho nước ngoài?
Trên thế giới hiện có ba dòng sản phẩm bảo hiểm trong nông nghiệp (Ảnh: Reuters)

Với mức độ rủi ro cao như vậy, tỷ lệ phải chitrả bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ rất lớn. Làmthế nào để tránh được nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm,thưa ông?

Hàng năm, thiên tai và dịch bệnh “cướp đi” củaViệt Nam 1,5% GDP, vì vậy không thể có doanhnghiệp ở nước ta dám liều lĩnh với rủi ro lêntới 10 tỷ USD như vậy, ngay cả Agribank cũngkhông đủ khả năng chi trả. Vì  vậy, chúng tôiphải chuyển rủi ro nông nghiệp ra nước ngoài.

Chúng tôi đã lựa chọn đối tác là SwissReinsurance. Đây là tập đoàn tái bảo hiểm củaThụy Sĩ, có tổng nguồn vốn cao gấp 30 lần nguồnvốn của Agribank. Tập đoàn này đã cử chuyên giacùng phối hợp với ABIC để xây dựng các sản phẩmbảo hiểm nông nghiệp. ABIC sẽ triển khai bảohiểm đến nông dân, rồi bán những đơn bảo hiểmnguyên bản đó cho Swiss Reinsurance.

Như vậy, Swiss Reinsurance sẽ ôm trọn gói bảohiểm cho nông nghiệp của Việt Nam, còn ABIC thựcchất chỉ là đơn vị làm đại lý bảo hiểm cho họ.

Hiện có 160 quốc gia là khách hàng của SwissReinsurance, tức là 160 nước cùng gánh chịu vàchia sẻ rủi ro. Như vậy, thảm họa thiên tai dịchbệnh dù lớn đến đâu thì cũng nằm trong tầm khảnăng bảo hiểm, nguy cơ vỡ quỹ sẽ không còn làvấn đề đáng lo lắng nữa.

Tuy nhiên, mình “bán” rủi ro cho nước ngoài, bênmua cũng phải xem là có lợi cho họ thì họ mớimua chứ.

Xin ông cho biết, bảo hiểm nông nghiệp sẽ cónhững sản phẩm nào mang tính khả thi cao?

Trên thế giới hiện có ba dòng sản phẩm bảo hiểmtrong nông nghiệp.

Một là dòng truyền thống, tính trên giá trị thuhoạch của từng cây trồng vật nuôi, thiệt hại baonhiêu thì công ty bảo hiểm sẽ trả cho nông dânbấy nhiêu.

Thứ hai là dòng bảo hiểm theo chỉ số thời tiết.Các cố vấn cấp cao của Chính phủ đã tư vấn chúngtôi nên thực hiện bảo hiểm theo chỉ số lũ lụtđối với vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm nàovùng này cũng có lũ với mức độ cao dưới 1m, canhtác là cây lúa chịu nước, nước lên đến đâu thìlúa cao đến đấy.

Nhưng tần suất 7 năm/lần sẽ cólũ cao trên 1m, 20 năm/lần có lũ cao trên 2m.Nếu lũ cao trên 1m, thì cây lúa sẽ mất mùa. Vìvậy khi lũ lên cao 1- 2 m thì sẽ bảo hiểm toànbộ, trả cho nông dân số tiền bằng giá trị sảnlượng lúa thu hoạch hàng năm.

Ở Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su... Khilượng nước tưới bị thiếu, thậm chí hạn đến mứckhông có nước tưới, dễ có nguy cơ mất trắng vụthu hoạch. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu đưasản phẩm bảo hiểm theo chỉ số khô hạn vào triểnkhai.

Dòng sản phẩm thứ ba là bảo hiểm theo chỉ số sảnlượng. Chẳng hạn một giống lúa thường cho năngsuất 7 tấn/ha. Khi bất kỳ một thiên tai, dịchbệnh, bão lũ, khô hạn, cháy... nào đó tác độngvùng trồng giống lúa này khiến sụt giảm sảnlượng thu hoạch, thì phần chênh lệch giữa sảnlượng lúa lý thuyết và thu hoạch thực tế sẽ đượcbồi thường.  

Khi xảy ra rủi ro, cơ quan nào đứng ra giámđịnh thiệt hại cho nông dân, thưa ông? Chẳng lẽcông ty bảo hiểm tự giám  định thì làm sao đảmbảo tính minh bạch?

Loại sản phẩm bảo hiểm mà chúng tôi sắp triểnkhai đã xác định đơn vị rủi ro của mình là cấphuyện. Phía đối tác Thụy Sĩ đã nghiên cứu hệthống phân tích thống kê của Việt Nam, họ tincậy về quy trình lấy mẫu, tính xác suất của cơquan này.

Kết quả xác định thiệt hại sẽ dựa trên hai nguồn.Một là, bản báo cáo thống kê thiệt hại tại từnghuyện do các cục thống kê đưa ra. Hai là, SwissReinsurance mua bản quyền, phân tích từ hệ thốngviễn thám vệ tinh địa tĩnh. Từ các bản chụp quavệ tinh này, họ phân tích ảnh quang phổ để biếttoàn bộ lúa ở từng vùng có dịch bệnh ở cấp độnào, lượng mưa ra sao, ảnh hưởng của bão lũ nhưthế nào...

Đối chiếu hai nguồn đó, sự chênh lệch nhau dưới15% là dễ dàng đi đến thống nhất được mức độthiệt hại.

Việc làm thủ tục bồi thường sẽ do chính quyềncấp huyện và ABIC tiến hành. Nông dân không cầnphải làm thủ tục gì cả, họ chỉ việc nhận tiền,vì tiền bồi thường sẽ được trả đồng loạt tínhtrên từng đơn vị diện tích (sào ruộng, hoặc ha)với mức chi trả như nhau.

Theo P.V.
Sẽ “bán” rủi ro bảo hiểm nông nghiệp cho nước ngoài?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.