Tháng 4, giá xăng sẽ "ngấm" vào lạm phát

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 chỉ tăng 0,16% so vớitháng 2.

Tổng cục Thống kê vừacông bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 chỉ tăng 0,16% so với tháng 2.

Đây là mức tăngthấp nhất trong nhiều tháng qua, tương đương với tháng thấp nhất của năm2011, có vẻ là một tin khá tốt vì trong tháng 3 nhiều mặt hàng tăng giá nhưxăng dầu, gas, sữa...

Tuy nhiên, theoTS Lê Anh Tuấn, Kinh tế trưởng, Giám đốc nghiên cứu quỹ Dragon Capital, mộtphần khá lớn của lạm phát vòng 2, của việc tăng giá các mặt hàng trong tháng3 sẽ rơi vào tháng 4. "Chúng ta không thể nào chủ quan. Lạm phát của ViệtNam rất nhạy cảm và có thể thay đổi rất nhanh. Để kiểm soát lạm phát mộtcách bền vững, ngoài góc cạnh chính sách tiền tệ và tài khóa, việc quantrọng nhất và bức thiết là phải thay đổi cơ chế điều hành giá của các mặthàng lương thực, thực phẩm và xăng dầu" - ông Tuấn lưu ý.

Lạm phát caogấp bốn lần Indonesia, Malaysia

- Thưa ông,sau khi giá xăng và giá gas được điều chỉnh tăng thì nay bắt đầu có tác độngnhẹ lên các mặt hàng lương thực, thực phẩm, chi phí vận tải... Liệu sức khỏenền kinh tế sẽ ra sao?

TS. Lê AnhTuấn: Năm 2011, chỉ số lạm phát lương thực của Việt Nam khoảng 26,5%trong khi các nước mới nổi khác - kể cả những nước phải nhập khẩu lươngthực, thực phẩm như Indonesia, Malaysia, Sri Lanka... thì chỉ số lạm phátlương thực của họ chỉ dừng ở một con số 4%-9%. Rõ ràng đó là một nghịch lý!Tại sao chúng ta là nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm mà chỉ số lạm phátlương thực lại cao gấp ba, bốn lần những nước phải đi nhập?

Tháng 4, giá xăng sẽ "ngấm" vào lạm phát
TS Lê Anh Tuấn

Thời gian qua,Chính phủ cũng đã giao cho các công ty lương thực, thực phẩm trong nước cótrách nhiệm để bình ổn giá nhưng thực tế giá của các mặt hàng thực phẩm vẫnliên tục tăng. Vì vậy, đã đến lúc cần phải xem lại năng lực quản lý của cácdoanh nghiệp (DN) đã được giao nhiệm vụ.

 

Thời điểm này,sau một năm chính sách tiền tệ thắt chặt, việc tái cơ cấu nền kinh tế haykhối ngân hàng đều phụ thuộc vào kết quả của việc kiềm chế lạm phát. Do đókhông chỉ những người dân mà ngay cả nền kinh tế cũng không thể chịu thêmmột năm lạm phát cao nữa.

- Thật ra cóý kiến cho rằng việc tăng giá xăng là việc phải làm...

Với mặt hàngxăng dầu, hiện Petrolimex kiểm soát đến 60% thị phần, vậy mà có nhiều ngườicho rằng nên để DN có quyền tự định giá. Đó là chuyện lợi bất cập hại. Thứhai, cơ chế cách tính giá của xăng dầu vẫn là một dấu hỏi lớn đối với ngườidân. Nhiều con số được công bố trên báo chí nhưng thực hư của nó thì lạichưa rõ ràng. Ngay cả chuyện DN luôn so sánh giá xăng dầu trong nước với giácủa Campuchia, Trung Quốc... thì đó là sự so sánh khá khập khiễng, bởi chúngta không hề biết cơ cấu, cách tính giá của nước họ như thế nào.

Cần thả nổicó kiểm soát

- Nói nhưông, phải chăng việc "té nước theo mưa" mỗi lần giá xăng, giá điện... tăngbắt nguồn từ cơ chế điều hành giá?

Một điều mà cơquan quản lý giá không nên làm đó là khi giá tăng thì không nên có nhữngtuyên bố giải thích đại loại như đáng lý phải tăng giá xăng lên 6.500đồng/lít hoặc lẽ ra phải tăng giá điện lên bao nhiêu %. Nói như vậy chẳngkhác nào cho rằng đợt này tăng ít và có thể sẽ còn điều chỉnh tăng nữa.Người dân nghe những thông tin đó sẽ rất hoang mang.

Đối với xăngdầu, thực tế giá ảnh hưởng trực tiếp lên chi phí sản xuất không cao - cộngtrực tiếp lên chỉ số lạm phát không cao nhưng lại gián tiếp tác động đến lạmphát tâm lý. Ví dụ, giá xăng tăng thì không thể tác động nhiều tới giá góixôi, vậy mà giá xôi cũng tăng ngay. Hay như các bác tài xe ôm, một lít xăngtăng 2.100 đồng nhưng họ tăng ngay giá cuốc xe ôm đến mươi, vài chục ngànđồng. Chúng ta đang khiến xảy ra tình trạng lạm phát tâm lý. Cứ xăng tăngthì ai cũng "tự vệ" tăng giá các mặt hàng theo vì sợ lỗ. Trong khi đó, khigiá xăng giảm thì đâu có việc giá xôi sẽ giảm, nghĩa là không hề có giảmphát vòng 2.

Tháng 4, giá xăng sẽ "ngấm" vào lạm phát
Cứ giá xăng tăng thì ai cũng "tự vệ" tăng giá các mặt hàng theo vì sợ lỗ.

- Vậytheo ông, giải pháp điều hành giá, cụ thể là giá xăng, cần thế nào đểtránh yếu tố lạm phát tâm lý?

Điều quan trọngnhất trong điều hành giá là đừng bao giờ để giá tăng sốc, một lần điều chỉnhđến 2.000 đồng/lít xăng. Ví dụ, giá thế giới tăng nhẹ thì chúng ta cũng tăng3%-5%, sau đó giá thế giới giảm thì chúng ta cũng giảm ở mức 3-5%. Cách điềuhành này khiến người dân, DN có thể quen dần với việc giá xăng dầu thay đổi.Nói như vậy tức là chúng ta "thả nổi" nhưng có kiểm soát của Nhà nước chứkhông phải thả nổi rồi để DN làm gì thì làm.

Tôi muốn nhấnmạnh một điều, trong quá trình kiểm soát lạm phát, chúng ta không thể thuatrên mặt trận điều hành giá.

Phải giữ ởcon số 5-6%

- Theo ông,trong những tháng tới đây, chỉ số CPI sẽ diễn biến như thế nào?

Tháng 3, chỉ sốCPI thấp hơn so với dự đoán của nhiều người là do giá mặt hàng thịt heo giảmmạnh. Đặc biệt, trong tháng 3, giá xăng vẫn chưa tác động nhiều đến chỉ sốnày. Phải đến tháng 4, giá xăng mới bắt đầu "ngấm", lại cộng dồn thêm tâm lýlạm phát. Từ đây, dự đoán của tôi về chỉ số CPI trong tháng 4 tăng khoảng0,6%-0,8%. Nếu cứ đà tăng giá của nhiều mặt hàng (các siêu thị đã nhận đượckhá nhiều yêu cầu tăng giá - NV), trong tháng 5 chỉ số lạm phát có thể sẽ ởmức 11,5%, nếu kềm giá tốt thì khả năng lạm phát về một con số vào tháng 6.

Muốn vậy, trongtháng 4, nhất quyết không thể để thêm một mặt hàng thiết yếu nào tăng thêm.Ngay cả với giá điện, phải đợi đến tháng 6, khi tình hình dịu đi thì chúngta mới có thể tính đến phương án này.

- Đến thờiđiểm này, ông đánh giá như thế nào về mục tiêu kiềm chế lạm phát?

Năm 2008, chỉ sốlạm phát là 20%, đến năm 2011, chỉ số lạm phát tiếp tục ở mức cao là 18%.Điều này làm cho nhà đầu tư trong và ngoài nước họ chưa tin vào khả năngkiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam hiện đang rất yếu, do đóphải giữ chỉ số lạm phát 8%-9%, thậm chí chúng ta phải bắt buộc đặt ra mụctiêu trong bốn, năm năm tới đây phải đẩy nó về con số 5%-6% thì mới làm chonền kinh tế tốt lên.

Để làm được điềuđó, giải pháp căn cơ nhất vẫn là thay đổi cơ chế điều hành giá của lươngthực, thực phẩm và giá xăng dầu.

- Xin cảm ơnông.

Theo Phápluật TP.HCM



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.