Thị trường liên ngân hàng: Nên tháo rào cản?

Nơi thừa, nơi thiếu vốn

Lãi suất giảm chậm,tình trạng thừa - thiếu vốn cục bộ tiếp tục diễn ra, nhưng ngân hàng khôngthể cho vay lẫn nhau. Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do quy định từ năm2008 của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ huy động vốn thị trường liên ngân hàngkhông quá 20% so với tổng vốn huy động từ dân.

Nơi thừa, nơi thiếu vốn

Lãi suất cho vay trong tháng 7 đã lùi về mức 12,5% một năm dành chocác khoản vay sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; chi phí sản xuất, kinh doanhhàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suấtcho vay của khối ngân hàng thương mại Nhà nước đang có mức 13 - 14% một năm,các ngân hàng thương mại CP lãi suất cho vay hiện ở mức 13 - 14,5%, trongkhi lãi suất huy động niêm yết trong các ngân hàng tối đa hiện ở mức 11,2%một năm.

Nếu nhìn cơ cấu này, chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra lãi suấttrong ngân hàng chưa thực sự có lợi (khoảng cách tốt giữa lãi suất huy độngvà cho vay khoảng 2,5% trở lên). Điều này cho thấy ngân hàng đang giảm lãisuất, nhưng việc giảm sâu (lãi suất huy động 10% một năm, cho vay 12%) cóthể sẽ phải chờ thêm.

Thị trường liên ngân hàng: Nên tháo rào cản?
Nên tháo gỡ tỷ lệ huy động không quá 20% trên thị trường liên ngân hàng để các ngân hàng gồng gánh nhau, tạo gia tăng cho nền kinh tế (Ảnh: TNLinh)

Theo các chuyên gia, mong muốn lãi suấtthấp của Chính phủ là có cơ sở do lạm phát những tháng cuối năm được dự báosẽ không quá lớn. Ngược lại, người dân gửi tiết kiệm ngày càng “sành sỏi”khi tìm kiếm kỳ hạn ngắn ở những ngân hàng lớn để gửi tiền. Từ đó làm chocác ngân hàng nhỏ càng khó khăn về nguồn vốn, còn ngân hàng lớn lại dư thừavốn nhưng không thể cho ngân hàng bạn vay quá nhiều, do quy định ngân hàngkhông được vay của nhau qua 20% so tổng số vốn huy động từ dân.

Tỷ lệ huy động vốn liên ngân hàng: không còn phù hợp

Theo các chuyên gia, lãi suất giảm chậm sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng, trongkhi hệ thống ngân hàng gần một tháng nay kéo lãi suất xuống rồi lại đẩy lãisuất lên để cầm chân khách hàng. Ngân hàng nhỏ khó khăn huy động vốn nên ítvốn cho vay, ngân hàng lớn lúc này có vốn lại đầu tư trái phiếu với lãi suấttrên 11%/năm an toàn và hiệu quả hơn.

Thị trường liên ngân hàng: Nên tháo rào cản?

Theo chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, cả hệ thống ngân hàng giảm lãi suất,lãi suất trái phiếu cũng nên giảm xuống dưới mức lãi suất huy động ngân hàng,mới có cơ hội cho lãi suất cho vay giảm. Một số chuyên gia ngân hàng chorằng, nên tháo gỡ tỷ lệ huy động không quá 20% trên thị trường liên ngânhàng, để các ngân hàng tự gồng gánh nhau, tạo gia tăng cho nền kinh tế.

Đồngthời Ngân hàng Nhà nước đưa ra giới hạn cụ thể tỷ lệ (chứng khoán hiện khôngquá 20% vốn huy động) cho vay đối với bất động sản, vàng, và một số lĩnh vựcphi sản xuất sẽ hạn chế tình trạng biến tướng vốn liên ngân hàng. Không nênquá lo lắng về việc ngân hàng vay lẫn nhau để tăng cho đủ vốn điều lệ 3.000tỷ trong năm 2010.

Theo một số nguồn tin, đến thời điểm này tình hình tăng vốn của 16/21 ngânhàng có vốn dưới 3.000 tỷ đồng đã được thu xếp ổn thỏa. Thực hiện được nhữngmục tiêu này, lãi suất sẽ giảm, tín dụng sẽ được đẩy ra nền kinh tế, phụchồi sản xuất, tạo đà cho tăng trưởng.

Vì sao có tỷ lệ 20%?

Năm 2008, các ngân hàng chạy đua lãi suất hút vốn từ dân sau đó tung lên thị trường liên ngân hàng cho vay với lãi suất cao. Điều này làm dòng vốn luẩn quẩn trong các ngân hàng, thay vì được cho vay ra nền kinh tế. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định này để ngăn chặn những “cú đánh quả”  trên thị trường liên ngân hàng của ngân hàng lớn.

Theo Phong Điệp
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.