Viva Macau phá sản: Hành khách mòn mỏi đi... đòi nợ

>>

Gần hai tháng sau khi Hãng hàng không Viva Macau (Trung Quốc) ngưng bay và tuyênbố phá sản, nhiều hành khách, đại lý bán vé máy bay... của hãng này vẫn đangtrong tình trạng “khóc dở, mếu dở” khi tiền vé, tiền đặt cọc... lên đến hàngtrăm ngàn USD vẫn chưa được thanh toán.

>>

Hành khách đòi tiền đại lý, đại lý nhỏ đòi tổng đại lý, doanh nghiệp cung cấpdịch vụ làm đơn kêu cứu nhờ Cục Hàng không VN can thiệp. Trong khi đó, phía VNgần như mù tịt vì chưa có bất cứ thông báo chính thức nào từ phía Macau để giảiquyết vấn đề này.

Đá “trái bóng” trách nhiệm

Bà Nguyễn Thị Mai Loan, đại diện Công ty Top Solvent (Q.1, TP.HCM), cho biết đãđặt mua hai vé của hãng hàng không này khởi hành ngày 8-4, chuyến về ngày 11-4,tại đại lý Holiday VN (TP.HCM) với tổng số tiền hơn 4,9 triệu đồng. Tuy nhiênđến ngày 30-3, đọc báo bà mới biết hãng hàng không này đã ngưng hoạt động. Liênlạc với đại lý Holiday VN để đòi lại tiền vé thì bà Loan được thông báo sẽ hoàntiền trong bốn tuần sau đó.

Sau thời gian trên, đại lý Holiday lại bất ngờ thông báo trách nhiệm hoàn trảtiền vé thuộc về Công ty TransViet, tổng đại lý của Hãng hàng không Viva Macautại VN. “Tại sao khi biết hãng ngưng bay và chuyến bay của tôi chưa thực hiệnđược, đại lý không trả tiền lại cho hành khách mà chuyển qua chuyển lại?” - bàMai Loan bức xúc.

Viva Macau phá sản: Hành khách mòn mỏi đi... đòi nợ

Khách hàng kê khai thông tin chủ nợ tại Công ty TransViet, 170 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, TP.HCM (ảnh chụp chiều 31-5) (Ảnh: Hoàng Thạch Vân)

Trưa 31-5, bà Mai Loan cho biết đã đến Công ty TransViet điền thông tin vềchuyến bay, tiền vé, địa chỉ liên lạc, email... vào danh sách thông tin chủ nợđể nhờ TransViet gửi sang Macau rồi tiếp tục chờ thông tin phản hồi.

Theo ông Nguyễn Hải - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty TransViet, sốtiền công ty nhận của đại lý và khách lẻ đã mua vé nhưng chưa đi được đến thờiđiểm hãng này dừng bay lên đến hơn 110.000 USD. Toàn bộ khoản tiền này đã đượcchuyển cho Viva Macau ngay sau khi xuất vé. Do hãng hàng không này khi tuyên bốphá sản đã thuê một công ty luật đảm nhiệm các trình tự thủ tục liên quan đếnviệc giải quyết khiếu nại nên TransViet đã liên lạc với đơn vị này để đòi lại sốtiền trên.

Ngoài ra, ông Hải cũng cho hay đã liên lạc với Hiệp hội Người tiêu dùng Macau,thế nhưng cơ quan này chỉ hứa sẽ có những hướng dẫn bằng văn bản để liên hệ vớitòa án. “Công ty đang cố gắng hết sức để bảo đảm quyền lợi của công ty và kháchhàng” - ông Hải cho hay.

Được biết, khi Viva Macau thông báo ngưng bay có tổng cộng 33 chuyến bay củahãng tại VN đã bị hủy, với khoảng 4.739 hành khách bị ảnh hưởng trực tiếp. Theoông Nguyễn Hải, công ty đã liên lạc với luật sư đại diện hãng hàng không để tiếnhành các thủ tục bảo vệ quyền lợi của khách hàng VN. “Tuy nhiên đến giờ này phíaMacau cũng chưa có thông báo nào về trình tự, thời gian giải quyết vấn đề này” -ông Hải cho hay.

Chưa có tiền lệ

TransViet sẽ nhận các thông tin chủ nợ

Theo ông Nguyễn Hải, các khách hàng mua vé ở đâu liên hệ với nơi đó để được hướng dẫn điền thông tin chủ nợ. Riêng đối với các khách hàng đã mua vé tại văn phòng cũ của Viva Macau ở khách sạn Sheraton TP.HCM, do hiện nay văn phòng này đã đóng cửa nên khách hàng có thể liên lạc điện thoại 0422606688 và 0838242123 hoặc email  và. TransViet sẽ nhận các thông tin chủ nợ đến hết ngày 4-6, sau đó sẽ gửi chuyển phát nhanh tới tòa sơ thẩm Macau.

Trao đổi với chúng tôi chiều 31-5,ông Võ Huy Cường - trưởng ban vận tải hàng không Cục Hàng không VN - cho biếttrong tháng 4-2010, cục có nhận được đơn kêu cứu của Tổng công ty Cảng hàngkhông miền Nam và Công ty TNHH Hệ thống phân phối toàn cầu (thành viên nhóm Côngty TransViet) đề nghị cục có biện pháp hỗ trợ liên hệ với nhà chức trách Macauđể giải quyết quyền lợi cho khách hàng, đại lý và tổng đại lý tại VN.

Hiện Cục Hàng không VN đã gửi văn bản tới Cục hàng không Macau nhắc nhở Hãnghàng không Viva Macau thực hiện nghĩa vụ tài chính với các doanh nghiệp đối tácvà hành khách VN, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm.

Theo ông Cường, đây là lần đầu tiên một hãng hàng không nước ngoài đột ngộtngưng hoạt động tại VN, sau đó tuyên bố phá sản.

Thông thường khi hãng hàng không nước ngoài dừng khai thác ở VN hay đóng cửa vănphòng đại diện, theo quy định luật pháp VN, hãng phải thực hiện các nghĩa vụ tàichính với các đối tác tại VN. Các bên liên quan tự cam kết giải quyết các vấn đềliên quan, thời gian thực hiện theo các quy định của Luật dân sự hoặc Luật doanhnghiệp vì Luật hàng không hiện nay không có quy định liên quan.

Trong khi đó luật sư Trương Thị Hòa cho biết tranh chấp giữa hành khách và hãnghàng không là tranh chấp dân sự, tranh chấp giữa hãng hàng không và doanh nghiệpVN là tranh chấp kinh doanh thương mại và được xét xử tại tòa án theo luật định.Khi Hãng hàng không Viva Macau phá sản, hành khách và doanh nghiệp VN là chủ nợcủa hãng hàng không trong thủ tục phá sản.

Trong trường hợp này tổng đại lý không có tư cách đại diện hãng hàng không tạiVN. Do đó hành khách, doanh nghiệp nên chủ động điền thông tin số nợ, cách thứcliên lạc vào danh sách chủ nợ gửi cho luật sự đại diện hãng và gửi cho tòa ánđang thụ lý hồ sơ để chờ giải quyết.

Theo Lê Nam
Tuổi Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.