VN kiện Mỹ về thuế chống bán phá giá tôm: Khả năng thắng là khả quan

Đó là nhận xét của TS PeterKoenig, thành viên tổ tư vấn của Quốc hội Mỹ, tại buổi tọa đàm về các vụ kiệnchống bán phá giá.

Đó là nhận xét của TS PeterKoenig, thành viên tổ tư vấn của Quốc hội Mỹ, tại buổi tọa đàm về các vụ kiệnchống bán phá giá do hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại, Phòng Thương mại vàcông nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 10-3.

Liên quan đến vụ Việt Nam kiện Mỹra tổ chức thương mại thế giới (WTO) này đã có nhiều câu hỏi của cử tọa đặt ravới ông Peter Koenig.

Việc Việt Nam kiện Mỹ ra WTOvì áp thuế chống bán phá giá tôm, theo kinh nghiệm của ông, khả năng thành côngnhư thế nào?

Mỹ đang rà soát cuối kỳ để xem cótiếp tục áp thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam năm năm kế tiếp không. Quyếtđịnh này sẽ căn cứ liệu việc bỏ áp thuế chống bán phá giá có làm tổn hại các nhàsản xuất ở Mỹ. Mỹ đã dùng phương pháp quy về 0 để áp thuế chống bán phá giá.Nghĩa là cùng mặt hàng có sản phẩm doanh nghiệp bán giá cao, có mặt hàng bán giáthấp.

VN kiện Mỹ về thuế chống bán phá giá tôm: Khả năng thắng là khả quan

Chế biến tôm xuất khẩu ở Công ty TNHH Northern Viking Technologies tại KCN Tân Thới Hiệp, Q.12, TP.HCM - (Ảnh: T.Đạm)

Nhưng Mỹ chỉ tính những mặt hàngbán giá thấp. Việc này bị nhiều nước phản đối. Với vụ kiện tôm Việt Nam, Ủy banThương mại quốc tế Mỹ nhiều khả năng sẽ bỏ phiếu tiếp tục áp thuế. Muốn được bỏ,Việt Nam cần chứng minh việc bỏ thuế không ảnh hưởng đến giá cả ở Mỹ và Việt Namcòn nhiều thị trường khác nữa, không chỉ tập trung vào Mỹ.

Ngày 23-3, bắt đầu thủ tục tiền tố tụng

Theo bà Nguyễn Chi Mai, trưởng ban tự vệ thương mại Cục Quản lý cạnh tranh, việc Việt Nam kiện Mỹ vì Mỹ áp thuế chống bán phá giá tôm, ngày 1-3, phái đoàn Việt Nam đã chính thức chuyển yêu cầu tham vấn cho đoàn Mỹ. Ngày 23-3 sẽ diễn ra phiên tham vấn chính thức của đại diện hai chính phủ tại Geneva.

Ngay khi Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn, phái đoàn EU, Nhật Bản và Thái Lan cũng đưa ra yêu cầu tham gia cuộc tham vấn đó, nhưng phía Mỹ đã từ chối. Nếu tham vấn mà phía Mỹ vẫn không bỏ thuế chống bán phá giá với tôm Việt Nam, Việt Nam có thể kiện Mỹ lên WTO. Bà nói: “Chúng tôi không khẳng định chiến thắng nhưng Việt Nam đã tính kỹ mới làm. Vụ kiện có cơ sở để tiến hành vì nhiều nước đã kiện và đã thành công”.

Về vụ Việt Nam kiện Mỹ ra WTO, theo tôi, khảnăng chiến thắng là khả quan vì Mỹ đã thua trongnhiều vụ kiện tương tự. Do thua nhiều lần nênchiến lược hiện nay của Mỹ là không áp dụng đồngloạt kết quả các vụ kiện cho các quốc gia. Quốcgia nào muốn không bị áp phương pháp quy về 0thì phải tham gia tố tụng. Vì nhiều nước đã kiệnnên khi tranh tụng Mỹ sẽ gặp khó khăn do khôngthể đưa ra các câu trả lời không nhất quán trongcác vụ kiện tương tự. Nên Việt Nam có thể cốgắng để có kết quả tốt trong vụ kiện này.

Theo ông, mặt hàng nào tiếptheo của Việt Nam có thể sắp bị kiện?

Khi có một vụ kiện của Mỹ vớiTrung Quốc về mặt hàng nào đó thì những mặt hàng tương tự từ Việt Nam cũng phảiđể ý. Tôi không có bằng chứng nào về khả năng các mặt hàng Việt cụ thể có thể bịkiện trong tương lai nên tôi không dự đoán. Tôi chỉ nhắc đến những mặt hàng đangđược đề cập nhiều trên báo chí Mỹ gần đây, thuộc diện “nhạy cảm” của Việt Namnhư dệt may, thép, đồ gỗ, đinh, ốc vít thép... Đặc biệt, đồ gỗ thì các nhà sảnxuất ở Mỹ đang rất “căng” vì nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc không phải nhàxuất khẩu lớn nhất mà có thể là Việt Nam.

Ông có lưu ý gì với các doanhnghiệp Việt Nam để bớt bị kiện và thiệt hại vì kiện?

2009 là năm kỷ lục về các vụ kiệntrợ cấp không chỉ với Việt Nam của Mỹ. Quý IV các vụ kiện đã giảm xuống và hivọng tiếp tục giảm. Nhưng sau khi nền kinh tế hồi phục thì số vụ kiện chắc lạităng lên vì các doanh nghiệp có nhiều tiền cho kiện tụng. Thực tế phía Mỹ sẽ rấtkhó chứng minh những trợ cấp chung cho rất nhiều mặt hàng khác nhau. Khi bịkiện, nếu có, Việt Nam nên chứng minh việc trợ cấp không nhằm vào một thị trườngcụ thể.

Cần chuẩn bị trước để có chứngminh được biên độ phá giá hoặc trợ cấp thấp vì mức thuế chống trợ cấp, phá giásẽ tính trên biên độ này. Nếu Việt Nam chứng minh được vật liệu cho hàng xuấtkhẩu là từ nhập khẩu thì rất có lợi. Khi bị kiện bán phá giá các mặt hàng gỗ,Trung Quốc đã khéo léo chứng minh được hơn 30% nguyên liệu của họ là nhập khẩu.Biên độ bị áp thuế chống bán phá giá khá thấp, chỉ 7-8%. Các nhà sản xuất Hoa Kỳvì thế mất động cơ khởi kiện các nhà sản xuất nước ngoài tiếp theo.

Theo Cầm Văn Kình
VN kiện Mỹ về thuế chống bán phá giá tôm: Khả năng thắng là khả quan



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.