Còn lại những giấc mơ...

>> >>

15 giờ ngày 1-10,một tin dữ từ Buôn Mê Thuột bay ra Hà Nội: NSND Y Moan đã ra đi. Không ai muốntin..., Những ký ức về đêm nhạc “Ngọn lửa cao nguyên” cuống quýt được lục tìm,để rồi ai cũng phải chấp nhận một sự thật cay đắng: tiếng hát ấy sẽ không baogiờ còn vang lên nữa.

>>
>> Còn lại những giấc mơ...

Tây Nguyêncó đất đỏ, có mưa rừng sầm sập, có bóng cây kơ nia vươn mạnh mẽ lên trời xanh,có cồng chiêng âm vang ngày hội... và Tây Nguyên còn có một người đã trở thành“bảo vật”, đó là NSND Y Moan. Vậy mà giờ đây, vùng đất đỏ không thể níu giữ anhthêm một ngày nào nữa.

53 tuổi, cònquá trẻ với một nghệ-sĩ-của-nhân-dân, vẫn còn những cung đường cần nghe tiếngbàn chân chắc nịch thủa nào của anh, vẫn còn những buôn làng cần nghe tiếng camênh mang của anh trong ngày vui mừng cơm mới.

Còn lại những giấc mơ...
Nghệ sĩ nhân dân Y Moan

Tâmnguyện của anh là khi hết tuổi phục vụ Nhà nước, sẽ được về hát giữanhững người anh em của mình, người Ê đê, người Banah, người Xơ đăng,người Mơ nông... và dạy những đứa trẻ Tây Nguyên biết lắng nhịp cồngchiêng, nếu là con trai thì phải biết trân trọng chiếc ná, là con gáithì phải biết nâng niu chiếc vòng kông tuor. Vậy mà trong đêm đón nhậndanh hiệu NSND đêm 16-9, Y Moan đã không thể cất tiếng hát lên giữa đạingàn vì bệnh tật đã lấy đi của anh tất cả sức lực.

Chị Ngẫu- vợanh bảo, những ngày cuối cùng, ai đến thăm, Y Moan cũng cầm tay mà nói: “Tôithèm lắm một bát cơm nóng” khiến người nghe phải lén quay đi mà lau nước mắt.

Một bát cơmnóng Mẹ đã nuôi anh thành người, một bát cơm nóng đồng bào sớt chia cho anh suốtnhững năm tháng trai trẻ mang tiếng hát trải ra khắp vùng đất đỏ đến mức đổ máuvì lao lực. Người nghệ sĩ ấy đã phải giã biệt cuộc đời trong giấc mơ được bê bátcơm nóng ngày mừng mùa mới. Giã biệt giấc mơ được hát mãi. Giã biệt giấc mơ đượcchạy chân trần trên những sườn đồi thơm hương cà phê quê anh.

Hà Nội- quêhương thứ 2 của anh, nơi có người anh lớn Nguyễn Cường, nơi dạy anh biết ăn cơmbằng đũa 2 đầu đang bắt đầu vào những ngày hội lớn, vậy mà ở nơi xa ấy, Y Moanđã lặng lẽ ra đi như cánh chim phí bay về với cội nguồn.

Tây Nguyênsẽ không bao giờ quên anh, người yêu nhạc cả nước cũng sẽ không bao giờ quênanh. Sẽ có nhiều chàng trai, cô gái Tây Nguyên mơ tiếp những giấc mơ dang dở củaanh, giấc mơ được thấy văn hóa của người Tây Nguyên cuồn cuộn như thác nguồnchảy mãi.

 

Nghệ sĩ, bạn bè tiếc thương sự ra đi của Y Moan

Với nhiều ca sĩ, nhạc sĩ Việt, cái tên Y Moan đã trở nên quá quen thuộc. Người NSND này đều nhận được sự yêu mến của anh chị em nghệ sĩ không chỉ bởi tài năng mà còn ở nhân cách sống. Việc anh ra đi đã được dự đoán từ trước nhưng khi biết tin anh đã trút hơi thở cuối vào lúc 15h30’ tại nhà riêng ai cũng đau buồn và tiếc thương cho một tài năng.

Nhà thơ Vi Thùy Linh: Đối với tôi Y Moan là một trong những báu vật của Tây Nguyên. Và nếu muốn biết một người nào đó vị trị như thế nào trong nền nghệ thuật thì nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: "Hãy thử tưởng tượng người đó không còn nữa hoặc là vắng người đó sẽ ra sao?". Tôi mượn lời của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh để nói về Y Moan trong âm nhạc Việt Nam. Thiếu Y Moan thì không ai thay thế nữa, ở vị trí ấy và dấu ấn ấy.

Tôi rất nhớ thời thơ bé được bố mẹ đưa đến Hãng phim tài liệu khoa học trung ương (nơi bố mẹ tôi làm việc ở đó dạo ấy) trên đường Hoàng Hoa Thám. Ở đó, có một bộ phim về Tây Nguyên và Y Moan đến Hãng phim thu bài Ơi! M’ Drak. Lúc ấy tôi chỉ là một cô bé khoảng 5, 6 tuổi nhưng rất lạ vì tiếng hát bật ra khỏi phòng thu, nó vang vọng ra ngoài và tôi cứ hỏi bố mẹ tôi là: Sao có chú nào hát hay thế, hát khỏe thế? Và sau này tôi hiểu ra rằng đó không chỉ là sự vạm vỡ của âm thanh mà Y Moan hát bằng máu và nước mắt. Và với tình cảm đó, tôi đã viết nhiều bài báo về Y Moan.

Sau này Tây Nguyên có Siu Black, có Y Zắc và có cả những người con của Y Moan là Y Vol, Y Garia nhưng nói như Lỗ Tấn: "Người chết chỉ thật sự chết khi không còn được nhớ trong lòng người sống". Nếu như vậy thì Y Moan sẽ không chết. Tôi không nói Y Moan không bao giờ chết nhưng Y Moan chắc chắn bây giờ vẫn không chết bởi vì Y Moan vẫn ở trong nỗi nhớ của mọi người.

Tôi chưa hề đến Tây Nguyên, những gì tôi yêu mến Tây Nguyên, hình dung về Tây Nguyên đều do âm nhạc Nguyễn Cường thông qua hơi thở đầy lửa Y Moan tạo ra. Đấy là giọng hát của khát vọng - một khát vọng bất diệt, không ngục ngã. Y Moan trong thể trạng một người bị ung thư di căn như thế mà vẫn hát trong đêm nhạc tháng 8 vừa rồi là một sự phi thường.

 Tôi gửi gắm tới cô Ngẫu, Y Vol, Y Garia - những người bạn mến về nỗi đau này. Tôi tin rằng, Y Moan chưa kịp trở thành một ông già để kể khan cho con cháu nhưng những ông già của Tây Nguyên hôm nay và sau này sẽ kể khan về Y Moan. 

Còn lại những giấc mơ...
 

Ca sĩ Siu Black: Chiều qua, ngay sau khi anh Y Moan chút hơi thở cuối cùng, một người bạn đã gọi điện báo tin cho tôi. Dù đã biết trước rồi cũng sẽ một ngày anh đi, nhưng trong tim vẫn thấy nghẹn đau. Khi còn sống, Y Moan từng đến nhà tôi ở Kon Tum chơi và giờ này khi tôi đang ở mảnh đất nơi mình được sinh ra, chia sẻ về sự ra đi của Y Moan với những người thân, cũng giống như tôi - họ không thể kìm được những cảm xúc nghẹn ngào thương tiếc.

Y Moan là người hạnh phúc. Anh đã có một đêm nhạc để đời, tri ân các khán giả ở Hà Nội. Tiếc rằng mong muốn thực hiện một đêm nhạc nữa tương tự ở quê hương của anh chưa thực hiện được. Nhưng tôi nghĩ rằng Y Vol - con trai lớn của Y Moan sẽ thực hiện thay ba lời ước nguyện cuối cùng  đó trong tương lai gần và tôi cũng tin các nghệ sĩ đều sẵn sàng tham gia vì tình yêu, vì sự kính trọng dành cho Y Moan - một nghệ sĩ tài năng.

Vì về Kon Tum có công chuyện gia đình nên ngày mốt (tức 3/10) tôi mới về Buôn Ma Thuột để thắp cho anh nén nhang cuối cùng. Tôi cũng mong vợ anh và các con sẽ sớm vượt qua nỗi đau này. 

Nhạc sĩ An Hiếu: Năm 2008, trong một chuyến đi sáng tác tại Buôn Mê Thuột tôi được đến nhà bố Moan (cả nhóm Đồng Đội đều gọi NSND Y Moan là bố) chơi và ăn cơm. Đó là một căn nhà nhỏ xinh xinh, lưu giữ rất nhiều đồ vật của người Ê đê mà bố Moan sau mỗi lần đi biểu diễn thường cố công mang về. Đó là những chiếc trống rất to làm bằng thân cây, những bộ cồng chiêng quý, cầu thang hay là một ngôi nhà rất thân quen với đồng bào Tây Nguyên.

Bố rất tự hào khoe từng vật dụng nhưng có một nơi rất đặc biệt mà ông rất đỗi tự hào, ấy là  chỗ gần cửa ra vào có một bức tường, trên đó có chữ ký của bạn bè, đồng nghiệp, anh em..., những người mà ông yêu quý.

Dịp qua nhà bố chơi dạo ấy, bố tặng tôi một chiếc vòng Kông Tua cùng những lời chúc tốt lành. Tôi đã rất xúc động khi bố nói rằng coi tôi như con đẻ. Đối với người Tây Nguyên được tặng chiếc vòng này là một điều rất đặc biêt, thậm chí còn phải làm cả lễ trao vòng nữa.

Mọi người hay nghe bố hát những bài thầy Nguyễn Cường nhưng sẽ là điều rất đặc biệt khi nghe bố hát những bài dân ca của dân tộc Tây Nguyên. Thật tuyệt vời! Giai điệu vừa gần gũi vừa thân quen như ta đã từng được nghe ở đâu đó nhưng cũng rất mới lạ.

Vì đang ở Trung Quốc học sáng tác âm nhạc nên tôi không về Việt Nam đến Buôn Ma Thuột để tiễn đưa bố lần cuối. Nhưng tôi mong gia đình bố sớm nguôi ngoai. Và thật sự trong tâm tưởng của tôi, cũng như các bạn ở nhóm nhạc Đồng Đội - nơi mà con trai Y Moan là Y Vol từng nhiều năm tham gia hoạt động dù có nói ra hay không, chúng tôi đều chung một nỗi buồn, sự xót xa về mất mát này.

Còn lại những giấc mơ...
Bà Hồng Dung (trái) - chị nuôi của Y Moan. Ảnh: Nguyễn Hoàng

Bà Trần Hồng Dung - người chị nuôi của NSND Y Moan: Moan ra đi rất nhẹ nhàng, thanh thản, có con cháu đông đủ bên cạnh. Chỉ có duy nhất con dâu cả (vợ Y Vol) và hai cháu nội là không về kịp. Tôi yêu giọng hát và là người bạn thân thiết của gia đình Y Moan từ mấy chục năm nay.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi và Moan là cái ngày vợ chồng Y Moan làm lễ nhận tôi là chị nuôi. Nhiều người dân tộc thi thoảng vẫn còn nhắc rằng chưa bao giờ lại chứng kiến cái lễ nào to đến như thế. 

Khi còn sống Y Moan vẫn hay nói với tôi rằng thầy Nguyễn Cường là người giúp đỡ  YMoan trên con đường âm nhạc. Còn tôi là người bảo ban, động viên Y Moan trong cuộc sống đời thường. Vợ chồng Y Moan coi tôi như người thân máu mủ.

Với tôi, Y Moan là một người em sống tình cảm, hết mình vì bạn bè.Y  Moan cũng là người sống có nghị lực bởi chỉ có nghị lực phi thường thì Moan mới có thể nhìn cuộc đời lạc quan trong những lúc biết mình chẳng thể sống được bao lâu như thế. Tôi thấy đau xót về sự ra đi của Y Moan. Tìm được một người thay thế cậu ấy quả thật không dễ.

Theo NTNN,VNN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.