Đỗ Mỹ Linh, em hãy nhớ Hoa hậu là nghề nguy hiểm!

Chưa bao giờ tôi thấy thương tân Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh như lúc này! Có người nghĩ, Hoa hậu là một nghề nguy hiểm ở Việt Nam. Giờ, tôi thấy điều đó đúng quá!

Chưa bao giờ tôi thấy thương tân Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh như lúc này! Có người nghĩ, Hoa hậu là một nghề nguy hiểm ở Việt Nam. Giờ, tôi thấy điều đó đúng quá!

Thế giới có rất nhiều dịch vụ bảo hiểm từng bộ phận trên cơ thể người như răng, tóc, vòng 3, vòng 2, vòng 1… nhưng chưa có tỷ phú nào dám mở dịch vụ bảo hiểm cho nghề Hoa hậu - cái nghề mà rủi ro có lẽ còn cao hơn cả những người làm việc trong môi trường phóng xạ.

Chắc chắn, vì họ thừa thông minh để hiểu rằng, dịch vụ vừa ra đời ngày hôm trước, hôm sau đã có thể đối mặt với tình trạng phá sản khi mà người của công chúng liên tục bị "tấn công" đời tư, tấn công tinh thần như hiện nay.

Dù thế nào cũng đừng cay nghiệt với Đỗ Mỹ Linh! - Ảnh 1.

Đỗ Mỹ Linh trong chương trình từ thiện tại bệnh viện Huyết học Trung ương.

Đường có bên phải bên trái. Tay có mặt phải mặt trái.Không phải tự nhiên tạo hóa sinh ra âm dương. Bất cứ cái gì, sự việc gì cũng đều có tính hai mặt của nó. 

Cũng như thế, Hoa hậu nhận được những giá trị vất chất lớn từ chiếc vương miện thì đổi lại cô phải gánh trên vai những trách nhiệm nặng nề, những rủi ro cực cao về mặt tinh thần khi là người của công chúng.

Dẫu biết chín người mười ý. Đã trót đội lên đầu cái nghề "làm dâu trăm họ" thì khó tránh khỏi bị thiên hạ dòm ngó, soi mói thế nên mới có chuyện công chúng từng ầm ĩ dáng ngủ xấu của một cô Hoa hậu trên máy bay, từng không tiếc lời chê bai một bộ quần áo không được cho là đúng mốt của cô Hoa hậu ấy.

Ừ, thì thôi, xấu bị chê cũng khó lòng bênh vực! Nhưng ngay đến cái đẹp cũng bị đem ra mổ xẻ để chửi bới thì chúng ta đã sai rồi!

Cuộc sống không tránh được chuyện người yêu kẻ ghét, người khen kẻ chê nhưng chúng ta đừng biến mình thành những con ếch chỉ biết ngoạc miệng kêu gào chỉ trích đồng loại rơi xuống hố sâu!

Chuyện kể rằng, có hai chú ếch rơi xuống hố sâu. Trong khi hai chú ếch cố gắng để nhảy ra khỏi cái hố thì đám ếch đứng trên miệng hố gào ầm ĩ "chúng mày không lên được đâu, có cố gắng cũng vô ích thôi".

Cuối cùng 1 con ếch thiếu niềm tin và gục xuống chết. Con ếch còn lại thì càng cố gắng bật cao hơn khi đám ếch trên miệng hố càng gào thét. Cuối cùng nó bật thoát được ra ngoài. Lý do con ếch thoát được là vì nó bị điếc.

Câu chuyện ấy cho ta bài học về sự kỳ diệu của lời nói, nó có thể giết chết một con người và cũng có thể cứu sống một con người. Tôi nghĩ, đã đến lúc Đỗ Mỹ Linh cần thuộc lòng câu chuyện này để không bị chùn bước trước những thị phi của người đời khi em dấn thân vào cái nghề nguy hiểm này!

Hãy nhìn vào việc làm, đừng soi vào cái váy!

Hình như lâu nay chúng ta đã quá sa đà vào hình thức mà quên mất nội dung! Tôi thực sự không hiểu vì lý do gì mà có người không nhìn vào hành động rất đẹp của Tân Hoa hậu là đi từ thiện cho những em nhỏ đang phải điều trị tại bệnh viện trong dịp Tết Trung thu mà lại "xỉa xói" cái váy cô mặc, kiểu tóc cô làm?

Đỗ Mỹ Linh là Hoa hậu, là hiện thân của cái đẹp. Cô đại diện cho người phụ nữ đẹp nên chẳng có lý do gì để cô phải xấu cả (đương nhiên)!

Đỗ Mỹ Linh, em hãy nhớ Hoa hậu là nghề nguy hiểm! - Ảnh 2.

Hoa hậu Mỹ Linh chụp ảnh cùng người hâm mộ tại chương trình từ thiện.

Việc cô đẹp trong mắt bọn trẻ hẳn nhiên là điều cần thiết với danh hiệu của mình và sứ mệnh cô đảm nhận trong chương trình hôm đó. Đỗ Mỹ Linh đóng chị Hằng Nga xinh đẹp trong câu chuyện cổ tích mà các em vẫn thường được nghe để cùng các em đón Trung thu. Việc giữ hình tượng hồn nhiên, trong sáng ấy trong mắt trẻ thơ là quan trọng chứ!?

Không lẽ chúng ta muốn chị Hằng Nga diện quần jean, mặc áo thun, đi giày thể thao và xõa tóc tới gặp các em nhỏ?

Ồ, chúng có thể sẽ thốt lên "đây không phải là chị Hằng". Và với tâm lý con nít, ai biết chắc được rằng, chúng không òa khóc vì chị Hằng không như người lớn vẫn vẽ ra trong trí tưởng tượng của chúng từ xưa tới nay?

Và quan trọng hơn, tại sao chúng ta không nhìn vào việc làm rất thiết thực của tân Hoa hậu là từ thiện mà lại chăm chăm vào những phụ kiện trên người cô mang?

Từ bao giờ chúng ta lại có "thói quen" như thế? Tôi vẫn nhớ ý nghĩa bài kệ trong Kinh Đại Bát Niết Bàn của Đức Phật dạy rằng: đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm

Huống hồ việc thiện mà Đỗ Mỹ Linh làm là cho vài trăm trẻ em nhỏ đang bị bệnh tật, một việc tốt quá lớn và cần thiết mà chưa chắc tôi hay người đồng nghiệp viết bài chê tân Hoa hậu đã làm được?

Chúng ta thử nhìn lại quanh mình xem, có bao nhiêu bạn trẻ ở tuổi 18 như Đỗ Mỹ Linh sẵn lòng bỏ những cuộc chơi, những sở thích cá nhân để tham gia một hoạt động có ích và tích cực đối với xã hội như thế?

Đỗ Mỹ Linh, em hãy nhớ Hoa hậu là nghề nguy hiểm! - Ảnh 3.

Nhiều độc giả comment cho rằng, cái đầm cô mặc chẳng có vấn đề gì, ngoài cái "tội" đẹp!

Lẽ ra chúng ta nên khen ngợi Đỗ Mỹ Linh để con người có lòng tin hơn về những điều tốt đẹp trong xã hội! Chúng ta đã nghe quá đủ câu chuyện thiếu lương tâm, thiếu đạo đức của những người vì đồng tiền sẵn sàng cho đồng loại mình ăn thực phẩm bẩn.

Chúng ta đã quá mất lòng tin vào con người, thì đây là lúc để ta lấy lại (dù chỉ là 1 ít) rằng xã hội còn nhiều điều tốt đẹp!

Người làm việc tốt cũng bị đem ra chỉ trích thì còn giá trị nào có thể tin tưởng để nuôi dưỡng tâm hồn, đạo đức cho thế hệ tương lai và xã hội?

Cuộc sống này ngắn lắm! Ai biết được ngày mai điều gì đợi mình thì vì sao mình không mở lòng, không bao dung với mọi người để mỗi ngày trôi qua đều là một ngày vui!

Tất nhiên cuộc sống có quá nhiều điều không như ta mong muốn, không như ta kỳ vọng, chờ đợi… dẫu có những điều chướng tai gai mắt (theo suy nghĩ chủ quan của mỗi người) thì cũng đừng cay nghiệt mà phán xét!

Bao dung với người là tha thứ cho mình. Sao lại không yêu thương đi để nhận những điều lành!?

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Theo Trí thức trẻ

Hoa hậu Việt Nam 2016

hoa hậu Đỗ Mỹ Linh

Đỗ Mỹ Linh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.