Đường băng nào cho Tùng Dương, Uyên Linh... tung cánh?

Chưa có một thống kê chính thức nhưng chủ quan mà nói các cuộc thi âm nhạc tại Việt Nam nhiều không kém các cuộc thi nhan sắc. Đừng vội mừng rằng nước mình nhiều tài năng, mà hãy tự hỏi, bao nhiêu tài năng từ những cuộc thi đó “sống” được với đời sống âm nhạc nước nhà? Có bệ đỡ hay đường băng nào thực sự để ước mơ ca hát trong họ được tung đôi cánh?

Chưa có một thống kê chính thức nhưng chủ quan mà nói các cuộc thi âm nhạctại Việt Nam nhiều không kém các cuộc thi nhan sắc. Đừng vội mừng rằng nước mìnhnhiều tài năng, mà hãy tự hỏi, bao nhiêu tài năng từ những cuộc thi đó “sống”được với đời sống âm nhạc nước nhà? Có bệ đỡ hay đường băng nào thực sự để ướcmơ ca hát trong họ được tung đôi cánh?

Hữu xạ (không) tự nhiên hương

Có một thực tế là cụm từ này ngày nay gần như đã “vô giá trị” nếu ai đó mongmuốn được biết đến trong thị trường âm nhạc chỉ bằng một giọng hát trời phú.Chính bởi thế, các cuộc thi chính là “bàn đạp” tốt nhất để “hương” có thể bayxa.

Những đêm truyền hình trực tiếp được phát sóng hằng tuần thực sự là một cơ hộilớn cho những chàng trai cô gái muốn được đổi đời. Chẳng bỗng dưng mà những têntuổi còn rất vô danh trước đó được o bế, được chăm lo và được nghe những lời chỉbảo từ những vị giám khảo đáng kính. Thế nhưng, được và mất cũng vô cùng tươngđối. Nếu bạn thật sự xuất sắc, tạo được dấu ấn với ban giám khảo (BGK) và khángiả thì chắc chắn bạn được nhiều.

Đường băng nào cho Tùng Dương, Uyên Linh... tung cánh?

Nhưng nếu bạn chỉ là một chỉ số trung bình cộng thì cái mất xem ra cũng khôngkém: bị chỉ trích, hoặc bị “nhận diện”, điểm mặt chỉ tên với hàng triệu cặp mắt.Ở một khía cạnh nào đó, các cuộc thi âm nhạc cũng như những cuộc chiến, và tấtnhiên Huy chương Vàng chỉ dành cho một người, dẫu có Huy chương Bạc liền kề thìcũng vẫn là người thua cuộc.

Nhìn lại những cuộc thi âm nhạc Việt Nam gần đây, dễ dàng thấy một sự thật là sự“cày nát” của những gương mặt đã chinh chiến khắp các mặt trận. Đinh Mạnh Ninh –thí sinh Sao Mai Điểm Hẹn (SMĐH) 2010 – từng tham gia khá nhiều cuộc thi và ghiđược dấu ấn như Tuổi Đời Mênh Mông năm 2005, Tiếng Ca Học Đường năm 2008, PepsiTalent Show 2009 và Bài Hát Việt. Minh Chuyên cũng vậy, từng là thí sinh củaVietnam Idol và sớm bị loại, giờ lại cặm cụi xây dựng ước mơ tại một sân chơikhác.

Bỏ qua chuyện đáng xấu hổ hay nên tự hào khi trở nên “nhẵn mặt” trong các cuộcthi, điều đáng nói là họ học được gì từ đó. Và những cuộc thi không phải là conđường duy nhất để tiến thân, càng “mài” mặt mình trong các cuộc thi, nhận nhữnggiải thưởng be bé hoặc sớm bị loại thì liệu có khôn ngoan hơn việc chỉ tham giamột cuộc thi và dồn hết tâm sức để tận dụng được “cái mác” của cuộc thi đó vớinhững hoạt động “hậu” cuộc thi?

Tìm kiếm tài năng hay đem con bỏ chợ?

Bình tĩnh nhìn lại những cuộc thi âm nhạc mà các đài truyền hình, các công tytruyền thông tổ chức, có thể thấy được mấy thí sinh thực sự được chăm sóc đếnnơi đến chốn sau cuộc thi? SMĐH cho đến giờ chỉ còn lại Tùng Dương, Kasim HoàngVũ, Hà Anh Tuấn, nhưng những cái tên đó còn tồn tại trong lòng công chúng là nhờnhững nỗ lực tự thân chứ không phải xuất phát từ bất cứ sự hỗ trợ, định hướngnào từ Ban Tổ chức (BTC). Có chăng là họ được ưu tiên xuất hiện trong nhữngchương trình văn nghệ tạp kĩ của nhà đài.

Đường băng nào cho Tùng Dương, Uyên Linh... tung cánh?

Phía Vietnam Idol có vẻ chuyên nghiệp hơn khi Phương Vy và Quốc Thiên được kíhợp đồng với Music Faces, thế nhưng ngay bản thân hai quán quân này cũng chẳngcó gì nổi trội sau đó bằng chính những nhân vật bị loại như Thảo Trang, Trà My,Hải Yến. Vậy, vai trò của nhà sản xuất, đơn vị quản lí cũng như nhà tài trợ ởđâu sau khi tung hô họ – những con người trẻ tuổi mới gia nhập làng giải trí –cùng một mớ tiền và một danh hiệu?

Những người tổ chức chương trình rõ hơn ai hết về những điều thí sinh cần vàmuốn sau một cuộc thi, về sự định hướng và giúp đỡ họ trong việc phát triển sựnghiệp hơn là để họ “tự bơi” như thế! Danh hiệu, tiền bạc đương nhiên là rấtcần, nhưng tất cả sẽ trở nên vô nghĩa nếu như thiếu đi một bàn tay nhào nặn củanhững con người đã “lăn lộn” trong giới giải trí và hiểu nó từng đường tơ kẽ tócnhư những người sản xuất chương trình.

Lực chưa đủ hay thí sinh không muốn bị bó buộc? Nhiều khả năng câu trả lời nằm ởvế một bởi với những thí sinh ở chặng đầu sự nghiệp thì cần lắm những cái nắmtay dìu dắt. Lực không đủ cũng có thể bao hàm cả chuyện không muốn “ôm rơm rặmbụng”.

“Đốt đuốc” tìm tài năng

Mơ ước ca hát để được nổi tiếng thì rất rất nhiềungười muốn nhưng để thực sự nhận được sự khâm phục cũng như nhìn nhận rằng đó làmột tài năng được phát hiện từ các cuộc thi thì e rằng hơi xa xỉ. Đến hôm nay,nhắc đến SMĐH sau 6 năm người ta vẫn chỉ nhớ đến đại diện xuất sắc nhất, cá tínhnhất và có lẽ cũng là thành công nhất, đó là Tùng Dương. Một chất giọng tốt, mộtthẩm mỹ âm nhạc ổn và một đường hướng xác định bản thân hoàn hảo. Những cái têncòn lại là sự nhàn nhạt.

Còn ở Vietnam Idol, cho đến tận mùa thi thứ ba, sân chơi âm nhạc sôi động nhấtnước này mới phát hiện ra một cái tên đáng nói là Uyên Linh. Và rồi sau những ồnào dậy sóng dư luận về một giọng hát và phong cách "trời cho", liệu "SusanBoyle" của Việt Nam sẽ đi đến đâu khi tính chuyện đường dài?

Đường băng nào cho Tùng Dương, Uyên Linh... tung cánh?

Có nhiều lí do để dẫn đến thực trạng các cuộc thi ca hát nhiều mà nhân tài xuấthiện chẳng bao nhiêu. Điều lớn nhất chính là việc các “tài năng” ngộ nhận chínhbản thân mình, rằng mình tài năng hơn mức họ (BGK và BTC) nhìn thấy. Và cũng mộtthực tế nữa, đó là hiện tượng “chín ép” và thiếu bình tĩnh của chính những ngườitrong cuộc mà cũng chính từ tâm lí đó mà tình trạng “so bó đũa chọn cột cờ” ngàycàng phổ biến.

Tài năng chắc chắn không thể nhiều như “lá (rụng) mùa thu” rồi nên có chăng“vớt” được ai thì hay người đó và mừng rỡ loan tin. Và ngay cả khái niệm tàinăng tại thời điểm này nó cũng chẳng còn “thuần khiết” như nó vốn có nữa rồi.Giữa thời đại công nghệ mở, tư duy mở và rất nhiều thứ khác “mở”, thì tài năngcũng chỉ là một điều gì tương đối và sẽ khó tránh khỏi những cái tặc lưỡi đầychấp nhận và đầy bao biện: Như thế là tốt rồi.

Những phân tích trên đây có thể là một chiều, cực đoan nhưng không thể nói làsai hoàn toàn. Thực tế là từ rất lâu rồi, chúng ta không còn cảm giác “đã” khinghe một ca sĩ trẻ nào đó cất giọng và đồng loạt vỗ tay tán dương cũng như chắcmẩm rằng đó đích thực là một danh ca trong tương lai.

Nhạc sỹ Văn Dung

"Các cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc vẫn tiếp tục được tổ chức, và ai đi thi cứ đi thi, ai sáng tạo cứ sáng tạo. Vấn đề cốt lõi là, chỉ có những giọng hát hay, những tác phẩm hay đích thực mới có cơ may ở lại lâu dài trong lòng khán giả. Chúng ta không ngạc nhiên nếu như có những tài năng giả được "tìm ra" và tôn vinh. Chúng ta cũng không ngạc nhiên nếu những giải nhất, giải nhì bỗng dưng "mất tích" .

 TheoNguyễn Hà
 Sành Điệu



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.