Hôm nay, Chánh Tín phải ra khỏi nhà?

Qua lời người trợ lý, gia đình nghệ sĩ Chánh Tín nói đã có đơn xin tạm hoãn thi hành án thêm 6 tháng nữa, nhưng phía cơ quan thi hành án Quận 10 cho biết họ vẫn chưa nhận được lá đơn nào từ phía họ.

Qua lời người trợ lý, gia đình nghệ sĩ Chánh Tín nói đã có đơn xin tạm hoãn thi hành án thêm 6 tháng nữa, nhưng phía cơ quan thi hành án Quận 10 cho biết họ vẫn chưa nhận được lá đơn nào từ phía họ.
 

Hôm nay, 20/3 là ngày cuối cùng mà tờ quyết định tạm hoãn cưỡng chế thi hành án đối với căn nhà của nghệ sĩ Chánh Tín chính thức hết hiệu lực. Điều này có nghĩa ông và gia đình phải dọn ra khỏi để trả lại căn nhà trị giá 10,5 tỷ đồng, nay đã thuộc về Ngân hàng Phương Nam.

Buổi sáng cùng ngày, VietNamNet liên lạc qua số điện thoại của Chánh Tín thì nhận được trả lời của trợ lý của ông. Gia đình nghệ sĩ hiện vẫn chưa chuyển, vì theo lời của vị trợ lý: "Báo đăng hôm nay không phải lấy nhà. Họ sẽ còn dời, như nguyện vọng của gia đình là đến tháng 9".

Trước đó, trả lời báo chí, NSƯT Chánh Tín cho biết ông "đã làm đơn gửi VKSND tối cao, TAND tối cao, Cục trưởng Thi hành án dân sự TP.HCM... để xin các cấp cho được tạm hoãn thi hành án có điều kiện, trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9/2014". Lý do được ông giải thích là "đang phải chữa bệnh hiểm nghèo, nên chưa đủ điều kiện tìm kiếm chỗ ở mới sau khi thi hành án".

Tuy nhiên, khi liên lạc với Chi cục Thi hành án dân sự Quận 10 (TP.HCM) - nơi trực tiếp thụ lý, thực hiện vụ cưỡng chế, VietNamNet bất ngờ được biết: Cho tới cuối giờ chiều ngày hôm qua, 19/3, cơ quan này "chưa nhận được bất cứ đơn đề nghị hoãn nào từ phía gia đình Chánh Tín, có nghĩa là ông phải dọn ra khỏi nhà hôm nay".

Cơ quan này cho biết, nếu muốn tạm hoãn lần nữa, gia đình Chánh Tín lẽ ra phải làm đơn trước đó nhiều ngày. Bởi để ra một quyết định tạm hoãn, Chi cục phải hỏi ý kiến của Tòa án nhân dân Quận 10 và phía nguyên đơn là Ngân hàng Phương Nam để thống nhất cách giải quyết.

Trong một diễn biến khác, qua báo chí, nghệ sĩ Chánh Tín cho hay tính đến trưa ngày 18/3, số tiền ủng hộ ông đã lên tới 600 triệu đồng. "Dù 600 triệu đồng chỉ là con số nhỏ so với tiền nợ tại ngân hàng, nó chỉ đủ cứu đói tôi thôi, nhưng với đà này thì có thể lấy lại ngôi nhà. Thật ra tôi không hy vọng lấy lại nhà, tôi chỉ mong muốn nhà nước hoãn thi hành án cho ở thêm vài tháng nữa để dưỡng bệnh và tìm được ngôi nhà khang trang để chuyển. Chứ hiện giờ tôi đang bệnh thế này, làm sao đùng một cái tôi đi được".

Năm 2009, ông bất ngờ xin chấp dứt hợp đồng tín dụng vay vốn bằng việc đồng ý bán căn nhà đã thế chấp cho chính ngân hàng với giá 10,5 tỷ đồng để trả toàn bộ số tiền gốc lẫn lãi. Đồng thời, cũng làm đơn gửi ngân hàng cam kết sẽ mua lại căn nhà trong vòng 12 tháng, tức đến hết ngày 28/5/2010. Tuy nhiên, đến hết thời điểm này ông vẫn chưa đủ khả năng thanh toán khoản 10,5 tỷ mua lại căn nhà và chấp nhận tiến hành thủ tục sang tên cho ngân hàng.

Từ đó đến nay, ông đã nhiều lần xin cho gia đình được ở lại căn nhà dưới sự đồng ý bảo trợ của Ngân hàng Phương Nam. Trong lần cưỡng chế lần này, ngân hàng này có hứa sẽ hỗ trợ ông khoản 500 triệu đồng để dời khỏi nhà.

Theo Khải Trí (VietNamNet)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.