Lâm Chí Khanh nói 60% nghệ sĩ Việt đồng tính là hàm hồ

PGS - TS xã hội học Trịnh Hòa Bình cho rằng, việc chàng ca sĩ chuyển giới Lâm Chí Khanh tuyên bố 60% nghệ sĩ Việt đồng tính là một ý kiến hàm hồ.

Câu chuyện về giới tính, đồng tình và chuyển giới của nghệ sỹ gần đây ngập tràn các mặt báo khiến người ta thấy sốc, không phải chỉ vì những phát ngôn, những tuyên bố mà hình như thấy cả "mùi" chiêu PR trong những sự kiện này. Xét về mặt xã hội, việc đưa ra thông tin như vậy cần được cảm thông với những người mưu cầu hạnh phúc. Nhưng, câu chuyện có vẻ không đơn giản. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với PGS, TS Trịnh Hòa Bình để có một góc nhìn về vấn đề này.

PGS - TS XHH Trịnh Hòa Bình
- Gần đây, trong showbiz ồn ào với những nghệ sĩ dính nghi án đồng tính, những người thừa nhận đồng tính hay những người công khai đã đi chuyển giới, đứng dưới góc độ một chuyên gia nghiên cứu các vấn đề xã hội, ông nghĩ sao về vấn đề này? Đây là tín hiệu đáng mừng khi nhiều người đã cởi mở, sẵn sàng sống với giới tính thật của mình hay đó chỉ là một chiêu PR cho bản thân?

Tôi cho rằng khi bàn đến giới nghệ sĩ, đến showbiz, đến những người hoạt động trong lĩnh vực giải trí thường thì có ý kiến như thế này, thường những người có năng khiếu thiên về các yếu tố nghệ thuật thì dường như trong cấu trúc sinh thể đã có gì đó nó khác thường theo khía cạnh độc đáo, thăng hoa.

Trong đó một bộ phận người làm nghệ thuật có thiên hướng dị biệt giới tính, hay tạm gọi là quá khích giới tính hay đồng tính, mà đặc trưng của nhóm này người ta rất thích độc đáo, rất thích dị biệt, thích khác người, khác đời.

Vậy thì rõ ràng có những đồng tính, và họ khao khát tìm về giới tính đích thực, cái đấy là cái thật.

Nhưng cũng có bộ phận khác muốn lợi dụng việc mập mờ giới tính để PR cho mình. Không phải ngẫu nhiên có những người cố tình mập mờ những thông tin ấy để đánh bóng bản thân mình, để thiên hạ chú ý hơn, để dư luận nói đến người ta nhiều hơn.

Đấy cũng là một chiêu trò người nghệ sĩ dùng để lăng xê tên tuổi.

Tôi có thể mạnh dạn nói thế này, con người ta trở thành con người là nhờ lao động, sáng tạo ra các giá trị là nhờ lao động, có một trong những phẩm chất tuyệt vời nhất để khẳng định bản ngã cá nhân, để tồn tại và đi tới là nhờ lao động.

Nói rộng ra một chút thì trong cuộc đời thực, nhiều người hơi có tài một chút cảm thấy những hoạt động trong làng giải trí không tốn kém trí tuệ, sức lực nhiều lắm, không cần đào tạo, mà chỉ cần công nghệ lăng xê, nên người ta tìm mọi cách đi tắt.

Xét đến cùng là một cách ăn gian, nếu như chúng ta gọi cuộc sống là cuộc chơi thì đó là việc làm ăn gian.
Công nghệ lăng xê của chúng ta rất xôm trò.

Tôi không có ý định nói xấu Phạm Văn Mách, nhưng rõ ràng, bằng công nghệ lăng xê, một anh lực sĩ hình thể, đến cuối đời của nghiệp lực sĩ rồi, anh ta tham gia Cặp đôi hoàn hảo, tất nhiên anh ta có một chút năng khiếu về hát hò, nhưng chắc chắn khó để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp.

Nhưng bởi cái công nghệ lăng xê anh ta đã trở thành ca sĩ, thậm chí là "nghệ sĩ". Bây giờ khi hỏi anh ấy anh ấy chứng minh thành tích tôi vẫn có,anh tathích được gọi là lực sĩ hát. Tôi nói thế để thấy trong sự vận hành của đời sống xã hội, người ta càng ngày càng khôn ngoan hơn, ranh mãnh hơn để người ta đạt được thành công.

- Ca sĩ Lâm Chí Khanh còn đưa ra một con số cụ thể là 60% nghệ sĩ Việt đồng tính, ông nghĩ sao về ý kiến này?

Tôi cho rằng đây là một ý kiến hàm hồ, vì ngay cả khi như ban nãy tôi có nói những nghệ sĩ thường có điều gì đó khác thường trong giới tính, nhưng không thể căn cứ vào đó để khẳng định con số cụ thể này.




Việc đưa ra con số 60% là một ý kiến hàm hồ, vì họ không có phép đo, không có bất cứ một cuộc điều tra nào cả. Và đến lượt mình, chúng tôi tự gọi là những người bình luận, cũng không khẳng định được, vì chúng ta làm gì có số liệu.

Nếu hỏi một ai đó thì chắc chắn người ta sẽ trả lời mỗi lần một khác, vì nó phụ thuộc vào lợi ích của anh ta.

Thế cho nên ý kiến 60% không thuyết phục, không chuẩn xác và.

- Mặc dù xã hội đã có cái nhìn cởi mở hơn với những người đồng tính, nhưng không thể nói là không còn sự kì thị. Theo ông những người giữ ẩn ức về giới tính thật để "an toàn" trước sự kì thị của xã hội hay những người dám công khai giới tính thật sẽ sống một cách thoải mái hơn?

Tôi cho rằng với chiều kích thuận của tương lai, con người ta nên sống với giới tính thật của mình, và nên xóa tan đi những cái màn hư ảo, những đám mây hay những hào quang xung quanh câu chuyện "một phai" hay "hai phai" của nhân vật này hay nhân vật kia. Mọi thứ nên rành rẽ, bởi chân lý nó là như vậy, chân lý không có chuyện nhập nhèm, người ta cần sống thật với giới tính của mình.

Xã hội nên dẹp tan những kì thị về vấn đề giới tính thứ ba.

Nhưng đồng thời cũng nên gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh rằng, hỡi ai đó, những người đang lợi dụng câu chuyện úp mở về giới tính, khơi gợi sự cảm thông để dùng làm chiêu trò PR hay lấn sâu vào sự ngộ nhận giới tính thì chính là bất hạnh. Chúng ta không nên ngộ nhận điều gì, vì điều gì cũng phải quy đổi ra thành giá trị, một khi con người ta ngộ nhận về giá trị thì sẽ không sống thực sự hạnh phúc.

Lâm Chí Khanh tuyên bố 60% nghệ sĩ Việt đồng tính

- Nhưng có khi nào một xã hội quá cởi mở, sẽ dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc của giới trẻ về tình dục đồng giới?


Tất nhiên phải có ranh giới ở bất cứ vấn đề gì, phải có nguyên tắc trong hệ thống ứng xử của con người. Cởi mở không có nghĩa là bỏ qua những khế ước có tính chất pháp lý mà con người của xã hội hiện đại đã cùng đặt ra để điều chỉnh hành vi của xã hội, cộng đồng và mỗi cá nhân.

- Vậy ông nghĩ sao về vấn đề hôn nhân đồng tính?

Cách đây một vài năm, khi vấn đề có nên hợp pháp hôn nhân đồng tính được đề cập thì tôi có nói, cái thiết chế luật pháp có tính bền vững tương đối, và thường thường nó bảo lưu các giá trị truyền thống, trong quá trình vận hành của thực tiễn đời sống xã hội, nó tương tác đủ các chiều cạnh, dần dần nó mới đẩy tới chuyện thay đổi. Bởi luật pháp được lập ra để điều chỉnh hệ thống hành vi con người, xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị.

Cho nên mặc dù cảm thông với quyền của người đồng tính, vì xét đến cùng họ cũng là con người như bất kì ai, và có bản ngã, cái dấu song trùng của họ, đó là quyền của con người.

Nhưng thiết chế luật pháp có tính chất bảo thủ, bảo lưu lâu như vậy cho nên dẫu rằng bỏng cháy đến mấy, ủng hộ đến mấy cũng cần phải có thời gian.

Khi đó nhiều người đã cho rằng tôi phản đối, nhưng không phải, họ đã không hiểu đúng, tôi rất cảm thông, nhưng để luật hóa, để thúc đẩy sự phát triển xã hội nó cần có thời gian chứ không phải một nhóm người đó muốn là những nhà chức trách phải đưa ngay vào các điều luật, trong khi chúng ta còn bao nhiêu điều luật cần đặt ra hàng ngày còn chưa hoàn chỉnh và chưa làm được.

Cái này là một nhóm thôi, vì vậy dần dần trong điều kiện vận hành người ta còn xem xét, nói như vậy không phải phủ định họ, cần có thực tiễn xã hội chứng minh, nó là một hệ thống nhu cầu có thật của một nhóm xã hội, chứ không phải thích cái gì là làm được ngay.

Xin cảm ơn ông!
Thuần Vũ (thực hiện)
Theo VTC


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.