Lòng bao dung và tình yêu hòa bình

Hôm nay (211), đoàn làm phim của Trung tâm UNESCO điện ảnh đa truyền thông VN chính thức khởi quay bộ phim truyện nhựa Những bức thư từ Sơn Mỹ tại làng quê Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi).

Hôm nay (21-1), đoàn làm phimcủa Trung tâm UNESCO điện ảnh đa truyền thông VN chính thức khởi quay bộ phimtruyện nhựa Những bức thư từ Sơn Mỹ tại làng quê Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, huyện SơnTịnh (Quảng Ngãi).

NSƯT - đạo diễn Lê Dân, giám đốctrung tâm, đã trò chuyện xung quanh bộ phim.

* Ý tưởng cho kịch bản phimtruyện Những bức thư từ Sơn Mỹ bắt đầu từ đâu, thưa ông?

- Sau hơn 40 năm xảy ra vụ thảmsát kinh hoàng ở vùng quê Sơn Mỹ (Mỹ Lai), tháng 8-2009 vừa qua tại Mỹ, ôngWilliam Calley - viên trung úy từng chỉ huy vụ thảm sát 504 thường dân vô tội ởSơn Mỹ - đã công khai lên tiếng xin lỗi:"Không một ngày nào trôi qua mà tôikhông cảm thấy hối hận vì những gì đã xảy ra tại Mỹ Lai...".

Lòng bao dung và tình yêu hòa bình
NSƯT - đạo diễn Lê Dân (trái) trò chuyện với ông Saub Gérard trước tượng đài chứng tích Sơn Mỹ ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi)  - Ảnh: Minh Thu

Tôi đã nghĩ: nếu Calley đíchthân đến VN tạ lỗi cùng người dân Sơn Mỹ thì tốt biết bao, và ý tưởng ấy đãthúc giục tôi khẩn trương thực hiện bộ phim truyện Những bức thư từ SơnMỹ. Trong phim, tôi đã đổi tên nhân vật là Peter Cage, dựa theo câuchuyện của William Calley trong vụ thảm sát Sơn Mỹ. Ðiều thú vị là sau nhiềutháng cam go tìm nhân vật, cuối cùng chúng tôi đã chọn được Saub Gérard(quốc tịch Pháp) đang định cư ở VN, có vốn sống phong phú, từng nhiều nămsống ở Mỹ và có dáng hình rất giống Calley để đảm nhận vai chính.

* Thưa đạo diễn, nhan đề Những bức thư từ Sơn Mỹ có ý nghĩa như thế nào trong bộ phim truyện này?

- Cấu trúc của bộ phim này sẽdiễn tiến theo những bức thư. Trong phim, viên cựu sĩ quan Mỹ đều đặn gửi thư từVN về Mỹ tâm sự với vợ, kể lại những ấn tượng, sự kiện, tình tiết xảy ra với ôngkhi trở lại Sơn Mỹ. Không tình cảm nào quan trọng thân thiết bằng tình vợ chồng,do đó ông ta sẽ kể một cách chân tình nhất.

Bằng cấu trúc"những bức thư", tôisẽ dễ dàng chuyển cảnh hơn và chọn những cảnh nào cần thiết nhất cho việc truyềnđạt cảm xúc. Bộ phim sẽ là thông điệp nhắn nhủ mọi người hãy cùng nhau gìn giữhòa bình, hãy từ chối những cuộc chiến tranh phi lý.

Những bức thư từ Sơn Mỹ có thời lượng 120 phút với kinh phí đầu tư khoảng 8 tỉ đồng. Bối cảnh chính của phim quay tại Sơn Mỹ, ngoài ra còn một số cảnh quay tại địa đạo Củ Chi, TP.HCM. đoàn làm phim dự kiến đến tháng 5-2010 sẽ mang phim đi dự Liên hoan phim quốc tế Cannes tại Pháp. Bộ phim sẽ được khởi chiếu tại VN vào dịp 2-9-2010 và sẽ được đưa đi công chiếu ở nước ngoài.

Trong phim, Peter Cage trở lại VN, trở lại SơnMỹ và qua chuyến đi này ông ta khám phá chínhmình, đồng thời khám phá tâm hồn người VN.

* Bộ phim có lẽ sẽ có nhiềutình huống xúc động...?

- Phim truyện này có thể nói làtổng hợp của nhiều tình huống đầy cảm xúc. Trên chuyến tàu lửa từ TP.HCM về SơnMỹ (Quảng Ngãi), Cage ngồi cạnh một phụ nữ tên Hạnh (diễn viên Giáng My đóng)nói tiếng Anh khá lưu loát. Qua câu chuyện, Cage được biết Hạnh quê ở Sơn Mỹ.

Ông không dám thú thật cho côbiết chính mình là người từng chỉ huy cuộc thảm sát ở Mỹ Lai, mà chỉ nói ôngmuốn đến Sơn Mỹ để thăm lại vùng đất xưa - nơi mình có mặt trong quân đội Mỹ vàmuốn xin lỗi người dân ở đó. Hạnh mỉm cười bao dung:"Qua hơn 40 năm rồi, nỗi đauvẫn còn đó nhưng hận thù hay không thì có thay đổi được gì? Sống thì phải nghĩđến tương lai, chúng ta nên làm gì, điều đó mới thật sự ý nghĩa...".

Ðến Sơn Mỹ, Cage mới thấu hiểutận cùng nỗi đau của người dân nơi đây sau vụ thảm sát và niềm khâm phục trongông trỗi dậy. Tất cả cảm xúc ấy, hằng đêm Cage đều viết thư trải lòng mình gửivề cho vợ là Mary ở đất Mỹ. Bà Mary (Melissa Ilene Wolslegel - giáo sư người Anhhiện sống ở TP.HCM - đóng) bất ngờ từ Mỹ sang VN có mặt tại Sơn Mỹ trong dịptưởng niệm. Hai vợ chồng khóc trong niềm hạnh phúc được người dân Sơn Mỹ thathứ.

Những câu chuyện có thật kháccũng được tái hiện trong phim như chuyện một cựu binh Mỹ mang 504 hoa hồng đếndự lễ tưởng niệm 504 nạn nhân cuộc thảm sát Sơn Mỹ, một cụ già Nhật sống sót từthảm họa Hiroshima đến dự lễ...

Theo Lòng bao dung và tình yêu hòa bình



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.