Người “khai hoang” cánh đồng nghệ thuật

Sau những “Mùa ổi”, “Đêm cuối năm”, NSƯT Lan Hương giống như một cơn gió miệt mài thổi qua “Làng Kình” (Gió làng Kình) bền bỉ và nhẫn nại “Vượt qua số phận”, thế nhưng, “vệt nắng cuối trời” ấy vẫn giữ nét trẻ đẹp của một thiếu nữ tuổi… 40 vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm giản dị không son phấn…

Sau những “Mùa ổi”, “Đêm cuốinăm”, NSƯT Lan Hương giống như một cơn gió miệt mài thổi qua “Làng Kình” (Giólàng Kình) bền bỉ và nhẫn nại “Vượt qua số phận”, thế nhưng, “vệt nắng cuốitrời” ấy vẫn giữ nét trẻ đẹp của một thiếu nữ tuổi… 40 - vẻ đẹp mặn mà, đằm thắmgiản dị không son phấn…

Người “khai hoang” trên cánh đồng nghệ thuật!

Xuất hiện trên sân khấu của nhà hát kịch Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1987 vớivai Tanhia trong vở “Cuộc chia tay tháng 6”, vai Thuỳ trong “Người đá lạc độihình”, Lan Hương thường vào các vai chính kịch. Chị tâm sự: “Tôi rất muốn đượcthử sức với những vai hài kịch, nhưng chắc là do ngoại hình của tôi nên các đạodiễn giao toàn vai có tâm lý giằng co phức tạp…”.

Khán giả còn biết đến NSƯT Lan Hương qua màn ảnh nhỏ với một loạt vai diễn đểlại ấn tượng trong các phim mà chị đã thể hiện - Trở về San Sao; Khoảnh khác yênlặng của chiến tranh; Đêm cuối năm; Mùa ổi; Gió làng Kình; Vệt nắng cuốitrời..., gần đây nhất là phim nhựa Vượt qua số phận của đạo diễn Trung Dũng. Mọingười thường nghĩ rằng, Lan Hương khởi nghiệp bằng nghề diễn chứ ít ai biết,trước khi đến với điện ảnh, Lan Hương đã là một nghệ sỹ đầy triển vọng của Nhàhát Kịch Việt Nam. Dù “bén duyên” điện ảnh sau, nhưng không vì thế mà cánh cửathành công không rộng mở với cô gái Hà Nội gốc xinh đẹp, đằm thắm này…

Người “khai hoang” cánh đồng nghệ thuật
Gia đình Lan Hương - Đỗ Kỷ. Ảnh: Thế Giới Văn Hoá

Một năm, trung bình Lan Hươngnhận nhiều nhất ba phim, với một “điều kiện”: các phim này không trùng thờigian quay! Lý do Lan Hương đưa ra rất chính đáng, đủ để “thuyết phục” tất cảcác đạo diễn: chị không muốn chạy theo số lượng, muốn dành nhiều thời giancho nhân vật mà mình nhận diễn. Lan Hương tâm sự: trước mỗi vai diễn, chịđều dành nhiều thời gian suy nghĩ về nhân vật cả về nội tâm lẫn hành động…Làm như thế chị mới có thể “thổi hồn” cho nhân vật, và cũng là cách để LanHương tạo ra cái “mới” khiến khán giả không cảm thấy nhàm chán chính chị.Quan trọng hơn, đó còn là trách nhiệm, sự tâm huyết với nghiệp diễn mà chịđã quyết định “rẽ ngang”…

Không ai có thể nhớ, đến bây giờ Lan Hương đã đóng bao nhiêu vai người mẹ,bao nhiêu vai cô giáo… Nhưng nếu thử so sánh, những “người mẹ, người chị,những cô giáo”… mà chị thể hiện, không vai nào giống vai nào. Đó là nỗ lựccủa cá nhân chị, luôn cố gắng để tìm ra cho mỗi vai diễn của mình một điềumới mẻ, không bao giờ lặp lại.

Lan Hương tâm sự: chị có may mắn được làm việc với rất nhiều đạo diễn, diễnviên… Từ những con người này chị học hỏi ở họ rất nhiều để đến một lúc chịđưa vào các vai diễn của mình một cách có chọn lọc, chính vì vậy mà lối diễncủa chị rất “đời”. Hơn ba mươi năm theo nghề, cảm giác mỗi lần nhận vai diễncủa chị vẫn nguyên sy như ban đầu: “Cho đến tận bây giờ khi nhận một vaidiễn mới, mình đều thấy lo lắng và có một chút tự mình làm “áp lực” chínhmình, đó là làm sao “lột xác” được chính mình, để mình không bao giờ “cũ”trong mắt khán giả!”.

Khi được hỏi: Vai diễn nào chị thấy mình làm chưa được tốt? - Chị trải lòng:“Trong mỗi một thời điểm, suy nghĩ và cách thể hiện của mỗi người đều khônggiống nhau; người diễn viên cũng thế. Có những vai diễn, thời điểm này mìnhthấy được, nhưng thời điểm khác lại thấy thể hiện như thế là hưa được. Mỗivai diễn trong từng thời điểm khác nhau đều cho những cảm nhận khác nhau bởinghệ thuật không bao giờ có tính khuôn mẫu!”. Chị nói thêm: mỗi một vai diễnđều để lại trong chị rất nhiều kỷ niệm. Đến một lúc nào đó, những kỷ niệm ấybỗng nhiên ùa về, như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chị…

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, ngườiđã làm việc với NSƯT Lan Hương qua khá nhiều phim nhận xét: “Lan Hương là côgái gốc Hà Nội nên chị có cái tinh tế ẩn trong từng vai diễn; chị là một trongsố ít diễn viên có cả thanh và sắc. Một “đặc điểm” khác mà nhiều bạn nghề cònhọc hỏi, khâm phục chị, ấy là tính kỷ luật rất cao trong lao động nghệ thuật!”.

Người “khai hoang” cánh đồng nghệ thuật
Lan Hương và đồng nghiệp Tùng Dương

Có thể nói, Lan Hương là mộttrong số ít diễn viên có thể vào nhiều vai có tính cách khác nhau: một côgiáo yêu thương, tận tình với các em học sinh, sẵn sàng giải đáp những ưutư, thắc mắc của lứa tuổi mới lớn trong sêri phim “Nhật ký Vàng Anh”; côthanh niên xung phong “đanh đá” trong “Hương đất”, hay người em gái nhất mựcyêu thương, hy sinh, nhường nhịn người anh trai mình trong “Mùa ổi”…. Mỗimột vai diễn là một góc cạnh tính cách khác nhau, mà ở góc cạnh tính cáchnào của nhân vật, khán giả đều không dễ quên những gì mà Lan Hương thể hiện.

Sau những năm tháng “sinh nghề”,lăn lộn qua rất nhiều vai diễn, Lan Hương đã tự nhận ra một điều, như là mộtquan điểm riêng của chính mình: nghệ thuật như một mảnh đất lớn,mỗi người nghệsĩ phải tự khai hoang trên cánh đồng nghệ thuật, tự tìm thấy đường đi cho mình!Diễn viên Đỗ Kỷ - người bạn đời của Lan Hương nhận xét: “Lan Hương là người“tham lam”, cầu toàn, vì với Hương, khi đã nhập vai, nhân vật được thể hiệnkhông chỉ “được” mà phải “hay”!.

Lối riêng!

Khán giả biết và nhắc đến Lan Hương nhiều khi chị đảm nhận vai cô giáo Thủytrong Mùa ổi. Vai diễn này cũng đã mang đến cho Lan Hương giải Diễn viên xuấtsắc tại Liên hoan phim Singapore năm 2001. Sau Mùa ổi là một loạt những vai diễnấn tượng, thể hiện được cá tính và cái thần của nhân vật: Gió làng Kình, Đêmcuối năm; Vượt qua số phận… Những vai diễn ấy, qua thời gian đã mang lại cho LanHương một bề dày kinh nghiệm. Khi đã có những thành công trong làng điện ảnh,Lan Hương có điều kiện dồn sức chăm lo cho nghiệp diễn, chị miệt mài với sânkhấu kịch, rồi cùng tham gia đóng phim, lồng tiếng kịch truyền hình.

Người “khai hoang” cánh đồng nghệ thuật

Lan Hương quan niệm: “Khimình đóng và lồng tiếng được cho nhân vật của mình, cảm xúc nhân vật đượctrọn vẹn hơn!”. Giọng nói truyền cảm trời phú, tất cả các vai diễn của chịđều do chị tự lồng tiếng. Chị tâm sự: “Mình cảm thấy vui vì khi quay, nhiềudiễn viên không có điều kiện tự lồng tiếng cho mình đã “chỉ định” đích danhnhờ Hương lồng tiếng hộ. Vui, vì được giúp đỡ đồng nghiệp. Nhưng điều quantrọng hơn, đó là vì người khác đặt niềm tin vào mình!”.

Một kỷ niệm mà Lan Hương không thể quên, đó là lần lồng tiếng cho nhân vậttrong phim “Mê thảo thời vang bóng”. Nhân vật là một cô gái câm, ngoài diễnxuất của diễn viên thì việc thể hiện tính cách của nhân vật chỉ qua tiếng úớ. Đã nhiều người “thử sức” mà không thành công, cuối cùng, chị đã làm được,không qua một từ ngữ nào mà người xem vẫn thấy được các trạng thái tình cảmcủa nhân vật này.

NSƯT Lan Hương chia sẻ: những thành công mà chị có trong nghễ diễn, một phầnlớn đấy là nhờ có “hậu phương” vững chắc. Cặp vợ chồng diễn viên Lan Hương -Đỗ Kỷ đều là những gương mặt quen thuộc trên sân khấu và truyền hình. Họbiết nhau từ năm 1978, khi cả hai còn là học sinh trường Kim Liên, Hà Nội.Thế nhưng, mãi đến khi cùng đỗ vào lớp diễn viên đầu tiên của Nhà hát KịchViệt Nam, Đỗ Kỷ mới “dám” thể hiện tình cảm của mình với bạn diễn. Họ kếthôn sau… 10 năm tìm hiểu. 27 tuổi, về làm dâu út trong một “đại gia đình”bên nhà chồng với bốn hộ gia đình sống chung nhau thật chẳng dễ dàng gì. Giatài quý nhất mà Lan Hương mang về nhà chồng khi đó, là tấm lòng cởi mở vàtình yêu thương dành cho tổ ấm!

Một điều “lạ” không phải ai cũng “tinh ý” nhận thấy, đó là rất ít khi vợchồng nghệ sỹ Đỗ Kỷ - Lan Hương nhận lời đóng phim cùng nhau; mà nếu có thìcũng là các tuyến nhân vật khác nhau vì như thế cả hai không phải vắng nhàcùng một lúc.

“Mình muốn có thời gian chăm sóc cho các con, vì với người phụ nữ, gia đìnhluôn là sự lựa chọn số một, sau đó là lòng yêu nghề và sẵn sàng hy sinh vìniềm đam mê ấy…”. Có thể, nhiều người sẽ thấy tâm sự của NSƯT Lan Hương cónhiều mâu thuẫn. Nhưng, chính những mâu thuẫn ấy đã làm nên một nét riêngkhó lẫn của một cô gái Hà Nội gốc, mà đạo diễn Đỗ Hữu Phần đã “gọi tên”, đấylà “duyên thầm” của một người con gái Hà Nội có cả “thanh” và “sắc”!    

Theo Thuỷ Chi
Người “khai hoang” cánh đồng nghệ thuật



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.