Nhạc sĩ Tuấn Khanh: "Khán giả Việt đang bị coi rẻ"

Từng kinh qua vị trí cầm cân nảy mực của nhiều cuộc thi âm nhạc lớn nhỏ, song chưa bao giờ, nhạc sĩ Tuấn Khanh dám nói tất cả những bí mật mà anh ngàn lần muốn nói.

Từng kinh qua vị trí cầmcân nảy mực của nhiều cuộc thi âm nhạc lớn nhỏ, song chưa bao giờ, nhạc sĩTuấn Khanh dám nói tất cả những bí mật mà anh ngàn lần muốn nói. Đây cũng làlần đầu tiên, giám khảo của Sao Mai Điểm hẹn 2010 bóc trần sự thật đằng sauhậu trường của một cuộc tranh tài.

- Những cuộc thi tìm kiếmtài năng âm nhạc ở Việt Nam đang diễn ra cấp tập, từ sân chơi dành cho cácthí sinh nghiệp dư cho đến người chuyên nghiệp… Nhưng có lẽ điều mà mọingười đang quan tâm nhất hiện nay lại không phải là thí sinh mà là… quyềnlực của BGK - những người dưới hình thức này hay hình thức khác đang địnhhướng cho khán giả trong việc bầu chọn tại các cuộc thi. Quan điểm của anhra sao?

Khái niệm quyền lực của BGK khởi điểm từ lúc Việt Nam Idol diễn ra vào năm2007. Chính chương trình này đã “đánh thức” quyền lực của các thành viênBGK. Sau đó, hàng loạt cuộc thi khác đã chạy theo tiêu chí BGK phải có 3người giống như Idol. Nhưng chuẩn mực của American Idol là các giám khảo lànhững người kết nối thí sinh với khán giả và rộng hơn là với… cả gia đìnhkhán giả. Điều mà BGK American Idol cần làm và đã làm được đó là tìm kiếm sựđồng thuận của tất cả thành viên trong một gia đình khán giả, tập hợp từng“cộng đồng” nhỏ đó để hướng đến số đông của xã hội…

Trong khi ở Việt Nam, khi cácvị giám khảo ngồi vào “ghế nóng”, họ tự cho mình cái quyền sử dụng cái chỗngồi ấy để phô trương kiến thức chứ không đi tìm sự kết nối giữa khán giả vàthí sinh. Ngay cả sự kết nối ấy - nếu có - cũng chỉ nằm ở khía cạnh cá nhântừng khán giả chứ không phải là một tập thể… Lý do mà ngay thời điểm hiệntại, tôi cũng đã không còn mặn mà với công việc làm giám khảo cho Sao maiĐiểm hẹn 2010 cũng bởi vì tôi không muốn đánh đồng mình với trào lưu này.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: "Khán giả Việt đang bị coi rẻ"
 

- Theo anh, một thị trườnggiải trí hơn 86 triệu dân, số nhạc sĩ, nghệ sĩ có tài cũng không ít… nhưngtại sao cuối cùng vẫn thiếu - và thiếu rất nhiều - những người có thể ngồivào vị trí BGK các cuộc thi âm nhạc một cách công bằng nhất như khán giảmong muốn?

Chúng ta có tất cả mọi thứ đấy chứ. Chúng ta không hề thiếu những con ngườitrí thức, nhưng những con người trí thức đó chỉ biết tự hài lòng với nhữnggì mình đang có, không thèm dung nạp cái mới. Và cũng chính vì không “dungnạp cái mới” mà các chương trình vẫn tiếp tục “ám ảnh xấu” đến khán giả.Thêm nữa, một bộ phận khán giả cũng đang bị bào mòn thị hiếu bởi chínhtruyền thông. Chính vì các nhà tổ chức không đủ sức để bao dung cái mới,không cập nhật cái mới… từ đó dẫn đến chuyện chúng ta chỉ có thể tìm thấynhững phiên bản “tài năng an toàn”…

Cách đây không lâu tôi đã gửi một lá thư đến BTC của chương trình trao giảiAlbum Vàng, trong thư tôi có viết rằng sẽ không bao giờ quay lại vị tríthành viên Hội đồng nghệ thuật của Album Vàng nếu như không có sự thay đổimạnh mẽ theo hướng công bằng. Vấn đề có thể lý giải một cách đơn giản là cácthành viên của Hội đồng nghệ thuật Album Vàng đã không chịu cởi mở, mà tôithì đi theo xu hướng ngược lại. Tôi chỉ tìm thấy ở đấy hai quan điểm rõ rệtlà “tôi thích” và “tôi không thích”, chứ tôi không tìm thấy được quan điểm -tôi muốn chia sẻ…

Vì vậy khán giả không bao giờđược có cơ hội thấy một album nhạc rap xuất hiện trong chương trình AlbumVàng. Ngày xưa khi một ca sĩ hát nhạc hip-hop, đeo một chiếc dây xích trêncổ và mặc một chiếc quần thụng to đùng… bước lên sân khấu, thì hay bị nhìnvới ánh mắt không thiện cảm đến mức khán giả muốn đuổi xuống ngay. Cho đếnkhi chúng ta bắt đầu chấp nhận được hình ảnh hip-hop ấy, thì đã quá trễ sovới mặt bằng chung của âm nhạc các nước trong khu vực. Xã hội đang dần mở ranhưng tiếc thay… các nhà tổ chức chương trình lại khép mình lại.

- Trong chương trình đầu tiên của Sao mai Điểm hẹn 2010 diễn ra tại khuvực TP.HCM, anh đã yêu cầu 3 thí sinh có số phiếu bầu chọn thấp nhất trongđêm thi nói lời xin lỗi đến những khán giả đã yêu thích và bầu chọn cho họ.Vậy với tư cách là thành viên của BGK cuộc thi Sao mai Điểm hẹn và nhiềucuộc thi uy tín khác trước đó anh từng đảm nhận vai trò giám khảo, anh cónên nói một lời xin lỗi khán giả?

Khán giả trước đây là những người rất quan trọng, nhưng khoảng 5 năm trở lạiđây thì… không. Chính các nhà sản xuất, ban tổ chức, ban giám khảo đã cùngnhau thương mại hóa các chương trình và họ tự cho họ cái quyền quyết địnhmọi thứ. Không ai chịu hiểu rằng chính khán giả là những người nhắn tin bầuchọn… để đem đến những con số tiền tỷ cho Ban tổ chức và nhà sản xuất, đemđến những con số rating cao ngất cho chương trình. Đến khi xảy ra sự cố, haykhông hài lòng vì điều gì đó thì họ lại quay qua đổ vấy cho khán giả, đổ lỗicho đám đông... Khán giả là những người đang bị xem là thứ gì đó mơ hồ và bịcoi rẻ…

Tôi muốn nói rằng tất cả các chương trình ca nhạc của Việt Nam đều có vấnđề, đều có những điều bí mật của riêng nó. Vì nhiều lý do, tôi đã không nóithẳng ra tất cả mọi điều mà luôn cố gắng nói ít lại những điều cần nói khiđứng ở vị trí cầm cân nảy mực. Trong tương lai, tôi mong mọi chương trìnhđều có thể sòng phẳng và những ngôn ngữ thật nhất sẽ được nói ra. Vì vậy,nếu để nói một lời xin lỗi khán giả - tôi thành thật xin lỗi vì chưa đượcnói hết những điều mình muốn nói…

- Biết rằng trong nghệ thuật luôn có một chu kì nào đó cho việc xuất hiệnnhững tài năng, nhưng tại sao chúng ta chưa bao giờ có được những giọng hátnhư cô bé 10 tuổi Jackie Evancho trong cuộc thi American’s Got Talent 2010,chỉ một câu hát vừa bật ra khỏi thanh quản là biết ngay rằng đó là một… tàinăng âm nhạc?

Một tài năng thật sự thì… thiên bẩm đã không giống ai, và tài năng thì cóthể làm sững sờ mọi thói quen cảm nhận của khán giả, mang lại sự khác lạcũng như mở ra biên giới âm nhạc chưa hề có. Một trong những vấn nạn lớnnhất của thị trường nhạc Việt là phía Bắc thì đào tạo ra những ca sĩ nằmtrong khuôn khổ, khá đẹp nhưng lại giống nhau về phong cách và nếu có aivượt quá khuôn khổ này thì ngay lập tức bị cho là lố lăng; trong khi thịtrường phía Nam lại tự phát theo đủ mọi cách, thích bắt chước style của cácca sĩ nước ngoài… Chúng ta không có một thái độ văn minh, vì với quá nhiềuđịnh kiến từ những người rèn luyện tài năng luôn cho mình đứng ở vị trí số1, thì làm sao họ cho phép… ai đó qua mặt họ. Không nhàm chán và buồn tẻ mớilà chuyện lạ.

Nhìn lại quãng thời gian vài mươi năm trước, chúng ta có những Bảo Yến, CẩmVân, Nhã Phương… và ngày hôm nay khán giả vẫn nghe Bảo Yến, Cẩm Vân… đấythôi. Trong khi những người đoạt giải các cuộc thi âm nhạc hôm nay, lóe sánglên và nhanh chóng vụt tắt chỉ trong vòng nửa năm hoặc một năm. Trên bề mặtthì mọi thứ đang rất hiện đại, được đào tạo chính quy… nhưng hóa ra lại chặtchẽ như một thị trường chứng khoán có giá trần và giá sàn… Bởi vậy thì làmsao chúng ta có được những tài năng như Jackie Evancho.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: "Khán giả Việt đang bị coi rẻ"
 

- Trong những cuộc thi âmnhạc, dường như thí sinh có thể hát được các dòng nhạc, làm được mọi thứ họmuốn… Nhưng khi bước ra khỏi cuộc thi, hầu như tất cả trong số đó đều khôngbiết phải làm gì. Anh nghĩ sao về điều đó?

Nếu chúng ta tiếp tục một cuộc thi như Ngôi sao tiếng hát truyền hình, theomột tiêu chí nhất định và truyền thống thì không có gì bàn cãi nữa. Nhưngvới những phiên bản mới của các cuộc thi gần đây, thì nhà tổ chức là nhữngngười điều khiển và dàn dựng cuộc chơi sao cho đúng tiến độ nhất. Đó khôngcòn là những talent show theo đúng nghĩa mà là những cuộc tập trận giả, thísinh chỉ làm tốt những gì được chỉ đạo sẵn mà không “đem mình” đến khán giả- điều mà lẽ ra họ phải làm hết sức nếu muốn trở thành một giọng hát đượckhán giả yêu mến. Thế nên khi rời các cuộc thi, các thí sinh giống như nhữngngười lính giải ngũ mà không có bất cứ chức vụ nào. Song, tôi tin là trongthị trường Việt Nam còn có rất nhiều giọng hát cá tính, nhưng họ không muốntham gia những cuộc thi này vì họ không muốn “bán mình” cho một nơi họ khôngmuốn thuộc về.

- Điều gì đã khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ như vậy trong mắt anh?


Vì an toàn và lợi nhuận, đó chính là thông điệp lớn nhất của những ngườithực hiện chương trình. Họ sẵn sàng bóp méo mọi thứ từ trong hậu trường chođến những chuyện xảy ra trên trường quay, sân khấu…

- Việt Nam Idol có nền tảng là những thí sinh bình thường, con người bìnhthường… còn Sao mai Điểm hẹn thì nền tảng là những ca sĩ thật sự. Điều khácbiệt nhất anh có thể chia sẻ về hai cuộc thi này với tư cách là người đứngtrong BGK cả hai cuộc thi trong quá khứ lẫn hiện tại là gì?


Khởi đầu của Sao mai Điểm hẹn không có gì khác biệt, nhưng dần dần đã tạo ranhững bước ngoặt thật sự khi các thí sinh là những người được đào tạo bàibản, và họ tham gia sân chơi này với mong muốn được biết khán giả sẽ ủng hộai nhất trên con đường âm nhạc mà họ đã chọn. Trong khi Việt Nam Idol lại mởra cơ hội để phát hiện tài năng mới… Thêm nữa Sao mai Điểm hẹn thì nhấn mạnhvề chuyên môn, Việt Nam Idol thì nhấn mạnh yếu tố mới…

- Vậy dấu ấn cả hai chương trình Việt Nam Idol và Sao mai Điểm hẹn, đến giờnày có thể kể ra được những điều gì theo anh?


Có hai cách nhìn về sự thành công. Thành công khi nhà tổ chức tạo được tiếngvang tốt và tạo được tiếng vang… xấu. Tôi chỉ dám nhận xét cho chương trìnhSao mai Điểm hẹn, có lẽ cho đến hết Sao mai Điểm hẹn 2010, khán giả vẫn sẽkhó nhận ra được đâu là dấu ấn thật sự của chương trình - điều mà những nămđầu tiên sân chơi này từng làm được với những cái tên Tùng Dương, KasimHoàng Vũ, Phạm Anh Khoa, Hà Anh Tuấn…

Theo Xzone



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.