Nhớ mãi cái véo tai của Bác Hồ ngày ấy

Họa sĩ Tôn Đức Lượng (tên khai sinh là Nguyễn Hữu Kinh), sinh năm 1925 ở tỉnh Bắc Ninh.

Họa sĩ Tôn Đức Lượng (tên khaisinh là Nguyễn Hữu Kinh), sinh năm 1925 ở tỉnh Bắc Ninh.

Ông theo học khóa cuối cùng (năm1944) tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Đầu năm 1945, Tôn Đức Lượng đượctổ chức Việt Minh, giác ngộ cách mạng, rồi được kết nạp vào cơ sở bí mật củaViệt Minh, hoạt động ở tỉnh Sơn Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội. Tháng 8 năm1945, ông tham gia giành chính quyền ở Sơn Tây.

Trong kháng chiến chống Pháp, ônglên chiến khu Việt Bắc, tham gia công tác tại cơ quan Trung ương Đoàn thanh niênLao động Việt Nam. Tôn Đức Lượng là một trong số ít người đầu tiên tham giathành lập tờ báo của Thanh niên nước ta: Báo Tiền Phong.

Năm 1944, ông cùng họa sĩ Phan KếAn và   một số bạn bè trong giới văn nghệ sĩ ở Thủ đô Hà Nội, thành lập câu lạcbộ Văn nghệ sĩ xứ Đoài và là ủy viên Thường trực của cơ sở văn hóa này trongnhiều năm liền.

Nhớ mãi cái véo tai của Bác Hồ ngày ấy
Hoạ sĩ Tôn Đức Lượng giao lưu vời Diễm Quỳnh

Nhân Tết Nguyên đán TânMão - Năm 2011, chúng tôi đăng bài viết dưới đây của tác giả Lê Tân Chếvề kỷ niệm nhớ đời của họa sĩ Tôn Đức Lượng đối với Hồ Chủ tịch kính yêucủa chúng ta.

Trong căn phòng giản dị, hiện giađình đang sinh sống ở phố Hàng Trống - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Cầm trên taychén trà nóng, còn tỏa mùi thơm của hao sen vùng Hồ Tây, ông dõi đôi con mắt vàonơi xa xăm nào đó như để nhớ lại những gì đã xảy ra trước đây đối với ông, kểcho chúng tôi nghe về buổi gặp gỡ với Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta.

Tuy đã ở tuổi trên 80, nhưnggiọng nói của ông vẫn mạch lạc, dí dỏm: "Năm 1950, tôi được tổ chức chỉđịnh   tham gia Ban khánh tiết Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ nhất, tổ chức tạichiến khu Việt Bắc. Có thể vì làm tốt công việc của Ban khánh tiết của Đại hộithanh niên và Đại hội phụ nữ năm đó, năm 1952, trong khi Nhà nước ta đang gấprút chuẩn bị khai mạc Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc, Chính phủ đãcó công văn gửi tới  Ban thường vụ trung ương đoàn, điều tôi sang làm Trưởng bankhánh tiết, phục vụ Đại hội".

Trước hôm khai mạc Đại hội vàingày, Hồ Chủ tịch đích thân đi kiểm tra các công việc phục vụ đại hội, từ việcăn ở, đi lại,   việc đón tiếp các đại biểu đến việc bảo  vệ Đại hội của Bankhánh tiết.

Lúc đó vào khoảng 2 giờ chiều,tôi và một vài đồng chí khác đang xem lại tấm khẩu hiệu, thì Hồ Chủ tịch tới,Bác nhìn khắp lượt rồi ngẩng cao đầu nhìn lên lễ đài, nơi treo chân dung các vịlãnh tụ,  bỗng Bác nói:

- Chú nào vẽ Bác đó?

Anh Lê Đức Chỉnh - Thường vụtrung ương đoàn có mặt tại đó, vội đáp:

- Dạ thưa bác, anh Lương ạ.

Hồ Chủ Tịch gật đầu, cưới nói:

- Ở ngoài đời,   Bác còn đẹp hơnnhư thế này  nhiều. Tôi bàng hoàng xúc động, vội đáp lời:

- Thưa Bác, cháu chỉ dựa vào mộttấm ảnh cũ. Bác gật đầu rồi chỉ vào hai bức chân dung ở gần đó.

- Ở đây đã có chân dung của cácvị Xít - Ta - Lin và Mao Trạch Đông. Nói lên tình cảm cách mạng quốc tế trongsáng của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng cần có ảnh của các vị lãnh tụ hai nướcgần ta hơn.

- Chú có hiểu hai nước liền kềvới nước ta là đâu không?

- Dạ, thưa Bác, đó là hai nướcCao Miên và Lào ạ. Bác gật đầu tỏ vẻ đồng tình rồi Bác hỏi:

- Nếu có chân dung của các vịlãnh tụ của hai quốc gia đó, liệu chú có làm kịp không? Tôi vội đáp:

- Dạ thưa  Bác, nếu có tài liệu,cháu cố gắng làm kịp ạ.

Ngay sau khi Bác rời khỏi hộitrường, tôi lập tức cùng một số đồng chí trong Ban khánh tiết đi tìm tài liệu. May mắn là có ngay ảnh ông Sơn Ngọc Minh khá đẹp. Tôi bắt tay vào vẽ chân dungông Sơn Ngọc Minh trước. Còn ảnh Xú pha nu Vông thì mãi tới tối mới tìm được mộtbức. Vẽ suốt đêm, đến gần 10 giờ sáng hôm sau mới xong. Vừa treo lên được mộtlát thì Bác tới, Bác chăm chú xem hai bức chân dung mới vẽ, rồi vẫy tôi đến bêncạnh, Bác hỏi:

- Các ông ấy, trông khá khỏemạnh, chú có nghe nói không?

- Dạ, thưa Bác có ạ!

- Thế sao chú vẽ các ông ấy trôngkhác lạ vậy? Nói xong Bác véo nhẹ tai tôi một cái, rồi Người nói tiếp:

- Các ông đó mà nhìn thấy khuônmặt mình  được một họa sĩ Việt Nam vẽ lại  trông chả giống ai cả.

Một lúc, tôi lễ phép thưa vớiBác:

- Thưa Bác, cháu có nhờ mấy anh trong Ban tổ chức, tìm cho vài tấm   ảnh chân dung các vị đó, nhưng tìm mãikhông có, chỉ có một vài tấm ảnh in trên báo Sự Thật bằng giấy dó, trông rất mờ.Cháu đã cố gắng hết sức nhưng cũng chỉ vẽ được đến thế thôi ạ. Bác cười vui, vỗnhẹ vai tôi, Người nói một cách từ tốn mà độ lượng:

- Thôi được những lần sau phảichuẩn bị tốt hơn. Sau đó  Bác tiếp tục đi kiểm tra một số bộ phận khác mãi tớikhoảng 2 giờ chiều hôm đó,   Đại hội mới khai mạc.

Sau này, tôi có may mắn còn đượcgặp Hồ Chủ tịch  đôi ba lần. Gặp Bác Hồ, tôi  lại nhớ đến cái véo tai ngày nàoBác dành cho tôi, và coi đó là kỷ niệm nhớ đời của một người làm báo cách mạng.

(ghi theo lời kể của họa sĩ Tôn Đức Lượng)

Theo Lê Tân Chế
Giáo dục Thời đại



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.