Những người đàn bà trong cuộc đời Sopanh

Sopanh (Frederic Chopin), nhà soạn nhạc thiên tài Ba Lan, là người của đam mê đam mê âm nhạc và đam mê… phụ nữ. Có thể nói nhạc sĩ vĩ đại này đã sống chết với âm nhạc, sống chết với những mối tình si dành cho phái đẹp.

Sopanh (Frederic Chopin),nhà soạn nhạc thiên tài Ba Lan, là người của đam mê - đam mê âm nhạc và đam mê…phụ nữ. Có thể nói nhạc sĩ vĩ đại này đã sống chết với âm nhạc, sống chết vớinhững mối tình si dành cho phái đẹp.

Frederic Chopin đã say viết từngnốt nhạc với niềm mê đắm để dành tặng những “nàng thơ” của mình. Ngay cả vớinhững tình cảm không được đền đáp, âm nhạc của ông vẫn tuôn trào thành nhữnggiai điệu ảo diệu. Thậm chí buồn khổ vì thất tình còn trở thành “nguồn cơn” chonhững kiệt tác của Chopin. Các bản mazurkas, waltz, polonaises… của ông đều đầyắp cảm xúc chân thành và lắng đọng những trải nghiệm sâu sắc.

Những người đàn bà trong cuộc đời Sopanh
Chopin năm 25 tuổi, thời kỳ quen biết Maria

Chopin đã nếm trải cả hạnh phúclẫn khổ đau trong các mối quan hệ với đại diện của phái đẹp. Nhưng dù thế nàothì những người phụ nữ ấy cũng luôn đánh giá cao sáng tác của Chopin, ngưỡng mộtài năng của nhà soạn nhạc vĩ đại này. 

Chopin hẳn là có cung “đào hoachiếu mệnh” nên ông rất được phụ nữ cưng chiều và luôn có một mối ràng buộckhông thể tách rời họ. Diện mạo và tính cách của Chopin cũng có cái gì đó rấtgần với phái đẹp – ông tinh tế, đa tình, dịu dàng và cực kỳ lãng mạn.

Tính cách mềm mỏng dịu dàng củanhạc sĩ được thừa hưởng từ  bà mẹ người Ba Lan, còn  niểm si mê đối với phái đẹp– hẳn là từ ông bố người Pháp. Chopin còn có ba chị em gái đều là những ngườirất trí tuệ.

Ngay từ thuở ấu thơ, phụ nữ đã cóảnh hưởng lớn đến cậu bé Frederic. Khi 9 tuổi cậu đã khiến họ phải ngạc nhiên vàthán phục với khả năng âm nhạc thần đồng tỏa sáng trong các phòng khách quý tộcở Varsava. Và chính từ các phòng khách ấy Chopin đã học được phong thái tao nhãlàm bao người đẹp sau này phải say lòng.

Những người đàn bà trong cuộc đời Sopanh
Tượng đài Chopin tại Varsava.

Niềm đam mê đầu – một“ước nguyện” không thành

Trong chòm sao nữ bao quanh cuộcđời Chopin có thể nói nữ ca sĩ Constance Gladkovskiy là một trong những ngôi saosáng nhất. Mùa xuân năm 1829 chàng trai Frederic 19 tuổi, đã gặp cô ca sĩ trẻnày tại một buổi hòa nhạc của sinh viên Nhạc viện Varsava. Vóc dáng mảnh mai,mái tóc đen huyền và giọng nói mượt như nhung của nàng đã lập tức chinh phụcchàng. Ban đầu Frederic chỉ “kính nhi viễn chi” trước Constance xinh đẹp luônđược vây quanh bởi đám đông hâm mộ. Nhưng rồi niềm đam mê âm nhạc đã kéo họ xíchlại gần nhau.  

Bị cuốn hút bởi Constance,Frederic đâm ra thờ ơ với mọi sự quan tâm của rất nhiều bóng hồng xung quanh.Trong thư viết cho một người bạn, ông phân trần: "...Bởi vì trong tôi, có lẽ,thật tiếc là đã có ý trung nhân cho riêng mình, đó là người tôi đã âm thầm vàchung thủy tôn thờ gần nửa năm nay, người mà tôi luôn gặp trong những giấc mơ,người mà trong tâm trí tôi luôn hiện ra như một giai điệu khoan thai của khúchợp tấu...".

Với tình yêu nồng nàn ấy, thời kỳnày nhà soạn nhạc trẻ tuổi đã viết nên một trong những bài hát hay nhất củamình, bài "Ước nguyện". Thời đại lãng mạn của thế kỷ XIX cùng với tuổi trẻ đầyđam mê đã đem lại cho Chopin những cảm xúc mãnh liệt để ông thể hiện chúng mộtcách tài năng trong những tuyệt phẩm âm nhạc của mình.

Tuy không muốn rời xa Constance,nhưng vì công việc, Chopin buộc phải đến Vienna (Áo). Vào một đêm trước lễ Giángsinh Chopin đã viết cho một người bạn của mình rằng chàng thường hôn lên chiếcnhẫn mà Constance tặng lúc chia tay trong lúc soạn các bản nhạc.

Nhưng, như người ta vẫn nói,chẳng có gì trên đời này là vĩnh cửu cả. Ngay cả mặt trời còn dần dần lụi tắtthì tình cảm cũng có lúc phải nguội đi. Sau Vienna, Chopin lại sang Paris với hyvọng sẽ kiếm được nhiều tiền để chuẩn bị kết hôn. Nhưng tại Paris, một ngày kia,dù chưa quên lời thề nguyền với Constance về một tình yêu vĩnh hằng, Chopin đãkhông thể cưỡng lại sự quyến rũ của một quý bà tuyệt đẹp và trải đời tên làDolphins Pototskaya. Sau người đàn bà Ba Lan kiều diễm vốn thay người tình nhưthay áo đó, Chopin còn vướng vào vài cuộc tình nho nhỏ với những người đẹp kháccũng chẳng mấy đoan trang.

Những người đàn bà trong cuộc đời Sopanh
Nữ văn sĩ  George Sand, người đàn bà "hủy diệt"

Hẳn là biết người yêu thay lòng đổi dạ, Constance đã quyết định kết hôn vớiJoseph Grabovski - một người “ngoại đạo” đối với nghệ thuật nói chung và âm nhạcnói riêng. Grabovski thậm chí đã phản đối việc vợ mình xuất hiện trước côngchúng và nữ ca sĩ tài năng này đành phải từ bỏ nghiệp cầm ca. Năm 30 tuổi nàngbị mù, và mãi đến cuối cuộc đời dài gần 80 năm của mình nàng mới đốt đi những láthư da diết bên dưới ký tên Frederic Chopin.

Về phía Chopin, chàng đã bị sốctrước tin Constance kết hôn. Chàng bị dày vò bởi sự thiếu bản lĩnh của mình, bởichàng không thể làm gì để thay đổi tình hình. Chopin cho rằng nếu không phải bônba kiếm tiền thì hạnh phúc đã không vuột khỏi tay chàng!

Nỗi muộn phiền mang tênMaria

Nhưng rồi, chính Frederic cũngkhông thể tin rằng chàng lại có thể quên đi mối tình đầu nhanh đến vậy. Một bónghồng khác đã xuất hiện và cuốn hút chàng chẳng khác gì Constance trước đây. Đólà Maria, cô em gái của anh em nhà Vodzhinski (một gia đình quý tộc Ba Lan) màchàng quen biết.

Maria Vodzhinskaya nhỏ hơn Chopinchín tuổi. Thiếu nữ Ba Lan này không xinh đẹp nhưng có sức hút riêng. Từ nhỏ côđã say mê hội họa, âm nhạc, am tường văn chương. Cô còn giỏi ngoại ngữ, biết làmthơ và hát cũng không tồi. Và Chopin đã bị chinh phục bởi vẻ khả ái toát lên từtâm hồn phong phú của “Maryni bé bỏng”.

Đã biết tiếng tăm của Chopin, cảgia đình Vodzhinski đều khuyến khích chuyện tình cảm của chàng với Maria màchẳng đòi hỏi gì. Cuối cùng Maria cũng đáp lại tình cảm của Chopin khiến chàngrất hạnh phúc. Thời kỳ ấy nhà soạn nhạc đã viết những bài thơ, những dạ khúc,những điệu mazurka tuyệt vời. Tình yêu và nỗi khát khao đã kiến cảm hứng dângtrào trong Chopin.   

Tại Dresden, tháng 9/1835, Chopinchính thức ngỏ lời xin cưới Maria và được mẹ cô vui vẻ chấp thuận. Bà thậm thậmchí còn gọi chàng là con, nhưng yêu cầu trước mắt hãy giữ bí mật việc chàng sẽđính hôn với con gái bà.

Đầy phấn khích và rạng ngời vớihạnh phúc, Chopin trở lại Paris. Nhưng chỉ vài tháng, chàng hay tin vị hôn thêcủa mình đã kết hôn với một bá tước.

Trước đó không lâu, Chopin bị mộtđợt cảm nặng. Chàng ho như cuốc và trông thảm hại đến nỗi có tin đồn rằng khéomà người nhạc sĩ trẻ tuổi này sẽ chết yểu. Hẳn là nhà Vodzhinski cuối cùng đãthấy rằng thật chẳng khôn ngoan khi để Maria gắn kết cuộc đời với một người đànông ốm yếu. Còn chi tiết của sự tuyệt giao này thế nào thì không ai rõ.

Sau khi Chopin qua đời, tronggiấy tờ của ông người ta tìm thấy một bọc thư và một bông hồng khô héo đề tặngMaria. Bên ngoài bọc thư ấy có dòng chữ viết tay của Chopin: "Nỗi muộn phiền củatôi".

Cô gái kém nhan sắc nhưng thôngminh này còn làm tổn thương một thiên tài Ba Lan khác - nhà thơ Slovaski.Với Slovaski, cô thậm chí đã từ chối mọi sự săn sóc khiến chàng vô cùng đau khổ.

Người đàn bà “hủy diệt”

Cú thất tình thứ hai không chỉlàm tan nát trái tim nhà soạn nhạc mà còn thúc đẩy chàng tìm đến một cuộc gặp gỡmới với nhiều muộn phiền hơn. Định chôn vùi nỗi đau buồn, sự tuyệt vọng bằngtình yêu mới, nhưng hóa ra tránh vỏ dưa, Chopin lại gặp vỏ dừa. 

Một buổi tối u ám, mưa dầm dề,nhà soạn nhạc buồn bã và muốn đi đâu đó cho khuây khỏa. Chẳng suy nghĩ lâu la,chàng quyết định đến nhà một nữ bá tước quen biết – nơi đang diễn ra một cuộctiếp khách định kỳ. Bước lên cầu thang, chàng có cảm giác như theo sau lưng mìnhlà một… cái bóng ngạt ngào mùi hoa đồng thảo.

Khi ấy đã khá muộn nên trongphòng khách chỉ còn một nhóm quý tộc là bạn bè thân thích nhất của chủ nhà.Chopin cảm thấy hưng phấn. Chàng đã ngồi vào đàn piano và bắt đầu ứng tấu. Khibản nhạc kết thúc, Chopin ngước lên. Trước mặt chàng, đứng dựa ngay bên cây đànlà một người phụ nữ trong bộ trang phục đơn giản. Từ nàng, mùi hoa đồng thảo tỏara ngạt ngào. Nàng nhìn chàng bằng đôi mắt đen sáng rực như thể muốn thấu suốttâm can chàng. 

Những người đàn bà trong cuộc đời Sopanh
Chopin vào năm cuối cùng của cuộc đời (39 tuổi)

Lúc sửa soạn ra về, Chopin lạibắt gặp ánh nhìn của người đàn bà “đồng thảo” ấy. Rồi nàng cùng với nữ chủ nhàđến bên chàng và hết lời tán dương bản nhạc tuyệt vời vừa rồi. Chopin cũng cónghe loáng thoáng về người phụ nữ này. Rằng nàng là một nữ sĩ nổi tiếng, rằngnàng có rất nhiều nhân tình… Tóm lại, nàng là một phụ nữ khác thường. NhưngChopin khá là dửng dưng với nàng – chàng vốn không ưa dạng phụ nữ “hủy diệt đànông”.

Trong thư gửi cho cha mẹ Chopinviết: “Con đã gặp một người rất nổi tiếng, nữ văn sĩ George Sand; nhưng conkhông có thiện cảm với gương mặt cô ta, nói chung là không thích. Ở cô ấy thậmchí có cái gì cứ đẩy con ra xa". 

Nhưng đàn bà đâu chỉ có một thứvũ khí là sắc đẹp. Chẳng bao lâu, Chopin - chàng trai trẻ với tâm hồn mong manh,dễ vỡ - đã phải lòng George Sand, người đàn bà phì phèo thuốc lá, ăn mặc như đànông, nói chuyện suồng sã và sống rất phóng túng.

Tháng 10/1837, Chopin đã thuộc vềGeorge Sand hoàn toàn, và theo như lời F. Jullian, nhà soạn nhạc đương thời, thìbởi vì: “Cô ấy biết bao bọc Chopin y như một em bé bị gói chặt trong tã bằng sựchu đáo của tình mẫu tử”.

Sau đó đôi uyên ương đi nghỉ ởđảo Balearic rồi định cư tại Paris. Nhưng họ đã thuê hai căn hộ riêng vì Chopinnhất định đòi như vậy. Trong khi “lãnh địa” của nhà soạn nhạc tĩnh lặng (chỉ cóhọc trò ghé đến học nhạc) thì căn hộ của George Sand luôn ồn ã  với đủ loạikhách khứa. Như thường lệ, vẫn có rất nhiều đàn ông vây quanh cô. Và bọn họchẳng ngại tỏ tình với nữ chủ nhân ngay trước mặt Chopin.

“Cô ấy là một con quái vật, tôighét cô ta, cô ta đang giết tôi”, Chopin đã than phiền như vậy. Nhiều lần chàngnổi cơn ghen tuông nhưng người đàn bà vốn dạn dày trong tình trường này luôn tìmđược cớ để thanh minh. George Sand gọi người tình trẻ tuổi của mình bằng đủnhững cái tên âu yếm: Chopinchik, Chopinetta,… hòng xoa dịu chàng chứ hoàn toànkhông quan tâm đến nỗi băn khoăn, tuyệt vọng của chàng. 

Cuối cùng, vào mùa hè 1846 haingười cũng chia tay nhau. Thực ra nguyên nhân chính khiến George Sand “ngãng ra”là cô thấy Chopin có những dấu hiệu của bệnh lao, nhưng người đàn bà này đã dùngmột cách thức khác còn nhẫn tâm hơn để thúc đẩy cuộc chia tay…

Những người đàn bà trong cuộc đời Sopanh
Cây đàn của Chopin hiện đang đặt  tại bảo tàng Varsava, Ba Lan

Đó cũng là cách George Sand vẫnhành xử với những người tình khác trong giới văn nghệ sĩ mà cô muốn chấm hết. Côđã viết một cuốn tiểu thuyết (có nhan đề là “Lucrezia Floriani”) mà trong đó côvà Chopin là nhân vật chính nhưng ẩn dưới những cái tên khác. Trong cuốn sáchấy, cô suy tôn mình lên tận mây xanh đồng thời dìm người tình của mình xuống tậnbùn đen.

Nhưng đã không có giông tố haycuồng nộ từ phía Chopin. Ngược lại, ông còn lần lữa mãi mới ra đi. Ông khôngmuốn chia tay với George Sand ngay sau khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản để trởthành minh chứng cho những lời đàm tiếu đang lan truyền trong thiên hạ. Ông muốnvớt vát một chút, nhưng đã chẳng ích  gì. Sau 10 năm, quan hệ “già nhân ngãi nonvợ chồng” của họ cuối cùng họ đã kết thúc.

Một năm sau, khi tình cờ gặp lạinhau tại một cuộc họp mặt, hẳn là hối hận về những trang viết tàn nhẫn và bấtcông của mình, nữ văn sĩ như muốn giảng hòa. Cô đã bước đến bên người tình cũ,kéo tay ông. Nhưng Chopin vội né người, không nói một lời và bước nhanh khỏi cănphòng.

Những bóng hồng cuối cùng

Nhưng sự đổ vỡ với George Sandcũng không phá hỏng mối quan hệ của Chopin với phụ nữ. Lúc lâm chung, số phận đãban cho ông một cuộc gặp gỡ bất ngờ với nữ hầu tước Marcelina. Nàng đã chăm sóccho Chopin những ngày cuối đời, trở thành nữ hộ lý tận tụy và trung thành củaChopin.

Delphine Potocki, một nữ hầu tướckhác, khi biết Chopin nguy kịch đã vội vàng đến Paris, tới tận nhà nhạc sĩ đểhát cho ông nghe những bài hát mà ông yêu cầu.   

Sau khi ông chết, Cô Stirling,người Scottlen, một nữ sinh viên đồng thời là người hâm mộ âm nhạc Chopin, đãmua toàn bộ đồ đạc trong hai căn phòng mà nhạc sĩ vĩ đại đã sống để đem vềLondon đặt trong một bảo tàng mang tên Frederic Chopin mà cô lập ra.

Theo Phan Minh Ngọc
Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.