Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người

Lịch trình dày đặc, thức ăn không hợp khẩu vị, chỗ ở không chu đáo... là một trong những khó khăn tiếp theo mà các nhan sắc Việt phải trải qua khi "mang chuông đi đánh xứ người" sau quá trình tập luyện vất vả tại quê nhà.

Lịch trình dàyđặc, thức ăn không hợp khẩu vị, chỗ ở không chu đáo... là một trong những khókhăn tiếp theo mà các nhan sắc Việt phải trải qua khi "mang chuông đi đánh xứngười" sau quá trình tập luyện vất vả tại quê nhà.

Xây xẩm mặtmày vì lịch trình sinh hoạt

Sau quá trình "hànhxác" để có một thân hình với các số đo chuẩn tại quê nhà, các người đẹp Việt bắtđầu quãng thời gian “mang chuông đi đánh xứ người”. Khán giả thấy được hình ảnhcác thí sinh tham gia các hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí trong khuônkhổ các hoạt động của cuộc thi. Chính vì thế, nhiều người cho rằng các đại diệnnhan sắc Việt rất sung sướng khi được đi thi Hoa hậu. Một bạn đọc comment rằng:“Được đi thi Hoa hậu sướng thiệt, suốt ngày chỉ thấy toàn ăn chơi”. Đây cũng làsuy nghĩ của một bộ phận không ít người. Tuy nhiên, ít ai hiểu rằng đó là nhữnghoạt động bắt buộc mà các thí sinh phải tham gia. Với nhiều thí sinh, lịch trìnhnày đôi khi lại là một cực hình khiến họ ngán ngẩm.

Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người
Lịch trình dày đặc với các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa tại nơi tổ chức cuộc thi cũng là một điều "ngán ngẩm" với các thí sinh, nhưng đó là những hoạt động bắt buộc nên thí sinh phải tham gia. Trong ảnh là hình ảnh Trúc Diễm trong một hoạt động bên lề tại Miss International 2011

Lịch trìnhcủa các cuộc thi sắc đẹp có uy tín mang tầm vóc quốc tế như MissWorld, Miss Universe, Miss International… hiện nay thường diễn ratrong vòng 2 đến 3 tuần (trước đây, lịch trình của Miss Worldcó khi kéo dài gần cả tháng). Trong suốt thời gian này, các thí sinhphải trải qua hàng loạt các hoạt động tham quan các danh lam thắng cảnh,các hoạt động từ thiện... Đây chính là khoảng thời gian thử thách sứcbền của các thí sinh bởi ịch trình diễn ra dày đặc từ sáng đến tối, từngày đầu tiên cho đến ngày cuối cùng.

Để có được nhữngdòng nhật ký hiếm hoi gửi về hằng ngày, Hoàng My đã phải cố gắng tranh thủkhoảng thời gian ít ỏi lúc ngồi trên xe buýt di chuyển, hay những lúc tập luyệnvới huấn luyện viên xong, thời gian ngồi chờ đến lượt thí sinh khác. Cô chia sẻvề những khoảng thời gian đó của mình: “Nếu tham gia các hoạt động hay tập luyệnthì thôi, khi có thời gian thì My bắt tay chụp ảnh ghi lại những khoảnh khắc chobản thân và gửi về nước, sau đó thì viết nhật ký…Tối về, mỗi người có 15 phút đểlên internet, chỉ có 8 máy tính nên mọi người ai cũng xếp hàng đợi đến lượtmình. Các bạn thí sinh khác cứ nói sao lúc nào My cũng trong tình trạng bận rộn,lúc nào cũng có việc làm”. Khá mệt mỏi nhưng nghĩ đến khán giả quê nhà đang chờđợi thông tin nên Hoàng My luôn cố gắng để không làm khán giả thất vọng.

Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người
Với chiếc máy ảnh luôn túc trực trên người cùng chiếc điện thoại, Hoàng My tranh thủ ghi lại mọi khoảnh khắc và tận dụng những khoảng thời gian rảnh hiếm hoi viết nhật ký gửi về Việt Nam.

Ăn ởkhổ như... thi người đẹp quốc tế

Lịch trình cuộc thilà một trong những áp lực đòi hỏi thí sinh phải đảm bảo thể lực để vượt qua. Tuynhiên, điều kiện sinh hoạt và môi trường sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tinhthần thí sinh.

Đại diện Việt Nam,Trương Nam Thành tại cuộc thi Manhunt International với thành tích Ávương 3 vừa qua cũng từng gặp phải khó khăn khi những ngày đầu đặt chân lên xứsở kim chi. Thời tiết lạnh, giao tiếp khó khăn vì người Hàn không giao tiếp giỏibằng tiếng Anh. Đặc biệt hơn khi một số ngày Nam Thành phải trải nghiệm cuộcsống ở chùa, không quen thức ăn, lại không ăn cay được... nên việc ăn uống củaanh lại trở nên khó khăn hơn. Tối đến, vì ở chùa không có internet nên Á vươngManhunt phải đi bộ gần 2km để tìm dịch vụ internet gửi hình ảnh và thông tin vềnước. Đi một mình trong thời tiết lạnh buốt, Nam Thành tâm sự anh vừa nhớ nhà,vừa buồn nhưng “nghĩ đến những khán giả Việt Nam đang ủng hộ, dõi theo từng hoạtđộng của mình nên tôi phải cố gắng”.

Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người
Những ngày trải nghiệm cuộc sống ở chùa tại cuộc thi Manhunt International 2011 sẽ là những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời của Trương Nam Thành

Để có đượcthành tích lọt vào Top 15 Miss International 2011 là cả một quátrình cố gắng và quyết tâm của Trúc Diễm. Mặc dù có kinh nghiệm chinhchiến tại đấu trường Hoa hậu Trái đất trước đó, kinh nghiệmtrong việc xử lý các tình huống nhưng tại Miss International 2011 lầnnày cũng là cả một khó khăn mà Trúc Diễm phải vượt qua. Không hợp khẩuvị với thức ăn, rồi thức khuya dậy sớm cho kịp lịch trình... thế nhưngđại diện Việt Nam vẫn luôn giữ cho mình trang thái vui tươi và rạng rỡnhất.

Một thí sinh namkhác xin giấu tên chia sẻ với phóng viên hình ảnh phòng ngủ của các thí sinhtrong một cuộc thi mình tham gia. Trong một căn phòng nhỏ, 10 thí sinh cùng nhau"xếp lớp" nằm ngủ, hành lý được để ở một nơi xa cách đó hơn 1km. Trong suốtchặng đường nửa tháng dự thi, các thí sinh chỉ được ở một lần duy nhất ở resortcó cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ tương đối tốt, còn những ngày còn lại,chỗ ngủ đa số là những khách sạn mini, nhà nghỉ bình dân. “Một hôm vô khách sạnmini, không có thang máy, trong khi mình là thí sinh Việt Nam xếp theo thứ tựabc, tôi phải ở tầng 5, hành lý gần cả trăm ký mà phải đi bộ lên đến tầng 5. Đếntới phòng chỉ muốn nằm ngủ một giấc cho đã đời, chẳng muốn làm gì nữa”.

Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người
Trúc Diễm luôn giữ được tinh thần thoải mái và vẻ rạng rỡ dù gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt

Đithi Hoa hậu có sung sướng?

Khi được hỏi câuhỏi này, Á hậu Hoàng My vui vẻ trả lời: “Mọi người nghĩ vậy cũng có phần đúngchứ (cười). Cái sướng của người đi thi nhan sắc là sự vinh dự và tự hào. Đượclựa chọn trong số 80 triệu người, được đào tạo, chuẩn bị kỹ càng đại diện mộtquốc gia đi thi đấu "vì màu cờ sắc áo" là niềm sung sướng và vinh hạnh với My.Nhưng bù lại, thí sinh phải hi sinh rất nhiều thứ. Bỏ thời gian, công sức, tạmgác lại việc riêng cá nhân, gia đình để tập trung toàn bộ ý chí và sức lực chocuộc thi”.

Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người
Bất đồng ngôn ngữ, thức ăn không hợp khẩu vị....đặc biệt là một số cuộc thi các thí sinh không được chăm sóc chu đáo là những khó khăn mà các thí sinh gặp phải.

Chúng tôitới gặp cựu người mẫu Thúy Hạnh, người từng là thí sinh cũng là giámkhảo tại cuộc thi Hoa hậu Trái đất, hiện là giám đốc chuyên môncông ty người mẫu Elite, đơn vị đề cử nhiều thí sinh tham dự các cuộcthi sắc đẹp quốc tế. Đã và đang đồng hành cùng nhiều thí sinh, nghe cácthí sinh tâm sự nỗi vất vả của mình, Thúy Hạnh chia sẻ: “Các thí sinhtham dự các cuộc thi quốc tế rất cần sự ủng hộ của khán giả. Thí sinh đitham dự các cuộc thi đều chỉ có một mình "mang chuông đi đánh xứ người",tham gia các hoạt động rất mệt mỏi, vất vả và đặc biệt là nhớ nhà. Sựủng hộ của khán giả là niềm động viên tinh thần cho họ, cố gắng hết sứcvì màu cờ sắc áo".

Nỗi khổ của Hoa hậu khi ở xứ người
Thúy Vy đã phải tạm xin trường nghỉ phép và gác lại một số việc cá nhân để đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Thế giới 2011

Chúng tôixin mượn lời tâm sự của một người đẹp trắng tay trở về từ một cuộc thithay cho lời kết: "Thật sự, khi đi thi ai cũng mong mình có giải, cũngmong mang vinh quang về cho đất nước, thế nhưng để đoạt giải không phảichỉ có hình thể đẹp, gương mặt đẹp hay nổi bật là đủ, còn có sự may mắnvà những yếu tố khác. Kết quả không làm tôi buồn bằng những bình luậnchua chát của khán giả. Chúng tôi luôn cố gắng hết mình vì dải băng mangtên Việt Nam, chúng tôi không đáng phải nhận những lời chỉ trích đó".

Theo BĐVN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.