NSƯT Anh Dũng: Vĩnh biệt những ngày buồn

Năm 2009 là một năm đáng nhớ của NSƯT Anh Dũng. Đáng nhớ ở đây không phải nó mang lại cho anh những vinh danh hạnh phúc mà ngược lại, đó là một năm nghiệt ngã nhất trong đời một người đàn ông đã ở tuổi trí thiên mệnh như anh.

Năm 2009 là một năm đáng nhớcủa NSƯT Anh Dũng. Đáng nhớ ở đây không phải nó mang lại cho anh những vinh danhhạnh phúc mà ngược lại, đó là một năm nghiệt ngã nhất trong đời một người đànông đã ở tuổi trí thiên mệnh như anh.

Cùng trong một năm, anh mất vợ,mất mẹ và mất cả chức. Thử hỏi trong đời một người đàn ông trưởng thành, có cáiđau nào lớn đến như vậy, và liên tiếp ập đến, cộng dồn vào một chuỗi mất mátnhiều hơn ba nỗi đau anh vừa trải qua. Nhưng rồi, những mất mát, rủi ro, đen đủicủa một năm 2009 đầy biến động kinh hoàng cũng buộc phải đi qua, NSUT Nguyễn AnhDũng đang dần trở lại cuộc sống thường ngày, cân bằng và tĩnh tại. Dẫu mái tócbạc hơn xưa, khuôn mặt thêm phần hốc hác và dấu ấn tuổi tác cũng hằn sâu, nhưnganh đã bình thản, thoải mái, tự tìm được niềm vui trong mỗi một ngày thường. Vàocái buổi sáng chủ nhật hầm hập nóng, ung dung trên xe máy phân khối lớn, NSƯTAnh Dũng ào đến một quán cà phê náo nhiệt, ồn ã, để trải lòng mình với phóngviên tuần về những ngày tháng nặng nề vừa đi qua…

NSƯT Anh Dũng: Vĩnh biệt những ngày buồn
Tính toán trong đời thường thôi, đừng tínhtoán trong nghệ thuật

-Thưa NSƯT Anh Dũng, lâu lắm rồi không thấy anh xuất hiện trên truyền hình và cảtrong đời sống nghệ thuật. Anh vẫn kéo dài những chuỗi ngày ở ẩn sao?

- Không, tôi vẫn làm việc bìnhthường đấy chứ. Tôi đang thủ vai trong một bộ phim dài tập, nếu không có gì thayđổi, phim sẽ phát sóng trên VTV trong thời gian tới đây

-Đang đảm nhiệm trọng trách Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, nhà hát hàng đầu củacả nước, chuyển về làm chuyên viên Cục Nghệ thuật biểu diễn, anh thích nghi đượcvới công việc mới chứ ạ?

- Tôi dễ chịu. Không có vấn đề gìphức tạp lắm. Thực ra bên cơ quan mới, cũng toàn anh em, bạn bè, đồng nghiệpquen nhau lâu năm cả. Về đây tôi cũng làm công tác quản lý nghệ thuật, nhưng làquản lý gián tiếp, nặng tính bàn giấy, thủ tục hơn.

- Cảmột đời đeo đẳng nghệ thuật, cho đến giờ này, sau quá nhiều giông bão, anh thấmthía điều gì nhất?

- Dẫu có thế nào, không bao giờđược phép để mình chai sạn. Chai sạn là điều cấm kị lớn nhất trong nghệ thuật.Nghệ thuật phải luôn luôn thanh xuân, phải có sức trẻ, sự mới mẻ. Đây không chỉthuần túy trẻ về tuổi, mà là tâm hồn, là bản tính con người. Hãy để lòng mìnhluôn hồn nhiên, thư thái khi đối diện với nghệ thuật.

-Vâng. Nhiều người làm nghệ thuật, tưởng là nghệ sĩ lắm, lãng mạn lắm nhưng nhìntừ Nhà hát của anh, nhìn từ những gì anh trải qua thì quả cũng ghê gớm, “đángnể” đấy chứ?

- Ối chao, khỏi phải nói. Nhưngtôi nghĩ, mình có thể tính toán trong đường đời, chứ tính toán trong nghệ thuậtlà sai lầm khó tha thứ. Tốt nhất là nên nhường nhịn nhau, nhường chỗ cho sức trẻvươn lên. Tuổi trẻ là cái ưu việt của cuộc đời. Già nua thì sẽ bảo thủ, cố vị.Mà trong sân khấu, già nua theo kiểu đó cũng là một cái tội..

NSƯT Anh Dũng: Vĩnh biệt những ngày buồn

-Khi làm Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, anh từng đưa ra cơ chế thoáng, “bậtđèn xanh” cho những nghệ sĩ trẻ tung tẩy, “chạy sô” bên ngoài. Có phải vìthế, Nhà hát đã có một lứa nghệ sĩ tên tuổi, được công chúng rộng rãi biếtđến và hâm mộ như Xuân Bắc, Trung Hiếu, Lê Hồng Quang, Vĩnh Xương…?

- Nổi tiếng, tạo dựng được têntuổi trước hết là do nội lực, tài năng của các em. Nhưng tôi quan niệm, sân khấuphải có khán giả, khán giả là kim chỉ nam, là thước đo sống chết của sân khấu.Vì thế, chúng tôi tạo điều kiện cho các nghệ sĩ trẻ được thử thách, tôi luyện ởmôi trường bên ngoài, để va đập, rèn nghề. Nghệ sĩ phải sống trong lòng khángiả. Cũng như vở diễn, phải có lượng người xem nhiều nhất, thu nhập lớn nhất.Điều này tốt cho cả diễn viên và Nhà nước. Vở diễn mà hay, mà tốt nhưng khán giảkhông buồn xem thì cũng vô nghĩa quá.

- Cònlãng phí nữa chứ, thưa anh?

NSƯT Anh Dũng: Vĩnh biệt những ngày buồn

-Quá lãng phí. Một tác phẩm chỉ phục vụ cho mộtvài cá nhân trong các Ban giám khảo mỗi kỳ liênhoan, hội diễn, trong các Hội đồng duyệt hay chomột vài ngày kỷ niệm, lễ lạt nào đó rồi xếp xóthì đúng là đã tiêu tốn vô ích tiền bạc của Nhànước, công sức của tập thể nghệ sỹ.

- Lứa nghệ sỹ trẻ có dính vào, bị kéo vào nhữngchuyện thị phi của Nhà hát không, thưa anh?
 
- Không, không. Lứa diễn viên trẻ ấy hầu hết làdo tôi phát hiện, nhận về. Họ có tuổi trẻ, có sức thanh xuân nên không vướngbận đến những chuyện bè phái, phe cánh. Rồi sẽ đến lượt họ phải đứng ra gánhvác công việc của Nhà hát.

- Bâygiờ, anh có còn tiếp tục theo dõi tình hình của Nhà hát. Người kế nhiệm của anhđang đi đúng hướng chứ?

- Tôi không để ý những chuyện nàynữa. Mà thực ra trước đó, tôi đã nói với Lãnh đạo Bộ (Văn hóa – Thể thao và Dulịch – PV) là tôi cảm ơn. Tôi thực lòng cảm ơn mọi người  đã có “công” giúp tôithoát khỏi chỗ đó, cho tôi được nghỉ ngơi sau 40 năm. Tôi đã tỉnh khỏi cơn mê,thoát ra khỏi cơn say gần 40 năm trời.

- Anh đã ở Nhà hát kịch Việt Nam 40 năm ư?
 
- Xấp xỉ 40 năm. Tôi đang là người nhiều kinhnghiệm nhất ở Nhà hát. Là diễn viên, tôi từng đóng rất nhiều vai chính, cũngđóng góp nhiều. Là người quản lý, tôi cũng làm được nhiều không kém. Nhưngtôi quá mệt mỏi, tuổi của tôi là tuổi sắp về hưu rồi. Hiện tại tôi rất thanhthản. Tôi bắt đầu lo cho tôi, lo cho gia đình tôi nhiều hơn. Một lần nữa,tôi thực lòng cảm ơn những người đã giúp tôi có được sự giải thoát đó.
NSƯT Anh Dũng: Vĩnh biệt những ngày buồn
Vợ chồng nghệ sĩ Anh Dũng - Phương Thanh

Tôicòn gì để mất

-Nhưng hình như, thời điểm mà người ta để anh thôi công việc ở Nhà hát, hay nóicách khác, thôi làm công tác quản lý là không thích hợp lắm?

- Tháng 7/2009, tôi có quyết địnhthôi Giám đốc. Lúc đó, tôi chẳng còn tấm trí đâu để nghĩ gì cả. Tôi vừa mất đihai người thân yêu nhất. Nỗi mất mát ấy khiến tôi không còn cảm nhận được thêmnỗi đau nào nữa.

-Đúng rồi. Đầu năm ngoái, vợ anh, NSƯT Phương Thanh qua đời. Đây cũng là một “cúsốc” dành cho người hâm mộ, vì trong tiềm thức của nhiều người, Phương Thanh làdiễn viên điện ảnh tài sắc, lại là nữ nghệ sỹ có cuộc sống riêng yên ổn, ấm êm,không điều tiếng?

- Vâng. Bà ấy đẹp lắm. Đẹp màtốt. Tôi chưa thấy người phụ nữ nào thật thà hồn hậu như Phương Thanh. Sống vớinhau hai mươi mấy năm trời, tôi chưa bao giờ to tiếng với vợ. Thông thường, tôicứ vừa ngồi trò chuyện với vợ vừa viết kịch bản trên laptop. Bà ấy ngạc nhiênlắm. Chính vì thế nên bây giờ mở laptop ra tôi lại thấy nhớ vợ, thấy chán nản,khó khăn. Tôi đã phải cố nhiều trong mỗi ngày không có bà ấy. Mà, cuộc đời lạthật, có những năm tháng, cứ dồn mình vào tận chân tường. Vừa lo xong hậu sự chovợ, lại đến lượt mẹ tôi.

-Trong một thời gian ngắn, anh phải chịu hai nỗi mất mát vô bờ bến?

- 19 ngày sau khi vợ tôi mất, đếnlượt mẹ tôi nằm xuống. Khi ấy, cụ đang ốm. Cả nhà đã cố tránh không cho cụ biếttin về Phương Thanh. Mấy ngày không thấy vợ tôi đến thăm, cụ hỏi, tôi bảo“Phương Thanh đang ốm nằm viện”. Nhưng chắc cụ linh cảm, rồi cụ thấy người nhàcứ nhỏ to bàn bạc, cụ đoán ra. Một hôm, cụ tôi gọi tôi vào, cụ bảo: “CáiThanh nó đi rồi, con cũng để cho mẹ đi đi. Các con đừng chăm sóc thuốc thang chomẹ nữa”.

NSƯT Anh Dũng: Vĩnh biệt những ngày buồn
Hai nghệ sĩ Phương Thanh - Anh Dung nên duyên sau bộ phim "Kỷ niệm đồi trăng".

-Xin chia sẻ với anh những nỗi đau này, dù nó đã qua đi và anh đã nguôi ngoaiphần nào. Nhưng quả tình, trải qua được những giây phút như thế, hoàn toànkhông dễ chứ ạ?

- Những nỗi đau này" khó miêu tảlắm. Lúc đó, GS Phạm Gia Khải khám bệnh cho tôi còn bảo: "Anh có sức chịuđựng phi thường". Đấy là những tháng ngày khủng khiếp. Tôi đã sống, bằng tấtcả lý trí còn lại của mình.

-Thời gian anh làm Giám đốc, anh đã rất thành công trong các chương trình giaolưu, hợp tác quốc tế. Nhà hát kịch Việt Nam lúc đó, dàn dựng được nhiều vở diễnkhá đình đám: “Bà tỷ phú về thăm quê”, “Hedda Gabler”, rồi dựng lại “Đêm trắng”,“Nhân danh công lý”…

- Tôi đã tạo cơ hội cho anh chịem đi nước ngoài nhiều, giao lưu nhiều hơn với sân khấu thế giới. Có đi nhiềumới mở tầm mắt ra được. Tôi sang Tây Ban Nha và thấy rằng, họ có tới 50 Nhà hát,đỏ đèn hàng đêm. Nhà hát quốc gia của họ một năm cho ra đời tới 25 tác phẩm mới.Rồi khi Nhà hát kỷ niệm 55 năm thành lập, tôi tổ chức làm bộ phim tư liệu. Nhữnghình ảnh đó sẽ không bao giờ còn tái hiện được nữa. Bộ phim ấy mãi mãi là duynhất, là vô giá. Bởi vì, các nghệ sỹ lỗi lạc, tài danh, những người đặt nền móngcho Nhà hát đều đi xa ngay sau đó: NSND Đào Mộng Long, NSND Song Kim, toàn nhữngngười rất tài, rất tốt.

- Saunhững tai biến trong đời mình, anh có tin vào số phận không?

- Tôi không mê tín, nhưng tin vàocâu ông bà mình hay nói: “Sông có khúc, người có lúc”.

- Bạnbè đồng nghiệp ở Nhà hát kịch vẫn qua lại thăm hỏi anh chứ?

- Tất nhiên rồi. Họ vẫn quan hệvới tôi bình thường. Có chuyện gì các em, các cháu lại chạy đến chơi. Vui buồnhọ cũng tìm đến giãi bày, tâm sự, thậm chí cả khóc lóc nữa.

Theo Cảnh sát toàn cầu




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.