Trang phục khi biểu diễn: Lỗi không ở cái váy!

Mặc sao cho đẹp, phù hợp với tiết mục biểu diễn, với khung cảnh, công chúng ở dưới. Có nhất thiết cứ phải khoe ra mới là đẹp?

Mặc sao cho đẹp,phù hợp với tiết mục biểu diễn, với khung cảnh, công chúng ở dưới. Có nhất thiếtcứ phải khoe ra mới là đẹp?

>>

>>

Quy định độ dài - ngắn của trang phục ra sao đểngười nghệ sỹ không cảm thấy quá gò bó khi biểu diễn… Hãy nghe người trongcuộc nói.

Trang phục khi biểu diễn: Lỗi không ở cái váy!
 
 
Hà Anh: Không nên quy định quá ngặt nghèo
 
Nhìn nhận khách quan thì một số nghệ sĩ Việt Namhiện nay vẫn còn mặc những bộ trang phục chưa được “đẹp mắt” lên sân khấu.Nhưng đứng ở gốc độ của một nghệ sĩ chuyên về biểu diễn thì vấn đề này cũngkhó nói. Bởi trang phục biểu diễn tùy thuộc rất nhiều vào loại hình nghệthuật, vào nội dung biểu diễn của mỗi chương trình...

Chẳng hạn, ở phương Tây khi biểu diễn loại hình âm nhạc Cabaret hay Bolero,người nghệ sĩ có thể mặc quần bơi với áo vest hoặc mặc độc mỗi nội y khôngthôi để biểu diễn là chuyện hết sức bình thường, nếu bắt buộc diễn viên ănmặc kín quá thì sẽ không ra đặc trưng của loại hình nghệ thuật ấy nữa. Nhưngđó là ở phương Tây. Nếu loại hình nghệ thuật đó du nhập vào Việt Nam, ngườinghệ sĩ không được phép ăn mặc quá hở hang thì sẽ gây trở ngại không nhỏ.Nhưng ở đâu phải theo đó thôi.

Hoặc giả dụ bây giờ biểu diễn một màn múa bụngmà lại quy định: Trên chỉ được hở ngần này centimet, dưới ngần này centimet,không được phép hở quá thì chắc chắc màn biểu diễn đó khó mà thành côngđược. Một ví dụ khác, bây giờ nhảy những vụ điệu latin hay salsa là những vũđiệu buộc phải biểu diễn bằng váy ngắn rất bốc lửa, gợi cảm và khỏe khoắn.Mà nếu mình giới hạn cho nó một chuẩn mực thì sẽ hạn chế rất nhiều đến sựsáng tạo của nghệ sĩ, sẽ rất khó để người nghệ sĩ thả hết mình vào tiết mục.

Trang phục khi biểu diễn: Lỗi không ở cái váy!
 

Việc các cơ quan quản lý phải bổ sung thêm những quy định mới về trang phụcbiểu diễn theo tôi là do chính sự nhận thức về phục trang của nghệ sĩ ở ViệtNam vẫn còn hạn chế. Nhiều nghệ sĩ không hiểu hoặc cố tình không hiểu: Nhưthế nào là phù hợp giữa tiết mục  biểu diễn với phục trang mình cần mặc. Đôikhi một bài hát rõ là trữ tình nhưng vẫn cố mặc một chiếc váy thật sexy, hởhang... rồi trong quá trình biểu diễn thì cố thể hiện những động tác nhưđộng tác múa cột khiến cho khán giả cảm thấy thực sự phản cảm. Điều này còntùy thuộc vào gu thẩm mỹ của từng người nghệ sĩ.

Với tư cách một người nghệ sĩ, tôi nghĩ không nên quy định quá ngặt nghèo vềtrang phục biểu diễn mà cần nên có những giải pháp làm sao cho người nghệ sĩnhận thức được việc ăn mặc như thế nào để tạo nên hiệu ứng của nghệ thuật,tạo được sự gợi cảm nhưng ở mức độ chấp nhận được.
 
Ưng Hoàng Phúc: "Kín cổng cao tường" cũng phảitùy từng tiết mục
 
Theo tôi là không nên quá đặt nặng vấn đề này.Bởi đặc thù của nghệ thuật rất khác với đặc thù của các ngành nghề khác. Khibiểu diễn, không phải bài hát nào, sân khấu nào, tiết mục nào... cũng ăn mặc“kín cổng cao tường” được, như thế thì còn gì là nghệ thuật nữa!

Trang phục khi biểu diễn: Lỗi không ở cái váy!
 
Mỗi người nghệ sĩ có một gu ăn mặc khác nhaunhưng chung quy lại họ cũng chỉ muốn mang đến cho khán giả những hình ảnhmới mẻ, đẹp đẽ nhất mà thôi. Nếu ai đó có gu thẩm mĩ chưa chuẩn, ăn mặckhông phù hợp với bài hát, không phù hợp với bối cảnh biểu diễn... thì chỉcần bước lên sân khấu là bị khán giả phản đối ngay. Còn nếu họ ăn mặc hơigợi cảm một chút, hơi sexy một chút mà vẫn được khán giả chấp nhận thì cũngkhông nên khắt khe quá.

Tôi nghĩ, hãy để khán giả, người thưởng thức lên tiếng về trang phục, cáchbiểu diễn của nghệ sĩ hơn là chúng ta đề ra quá nhiều quy định. Đề ra mộtquy định cứng rồi bắt các nghệ sĩ phải tuân theo sẽ cản trở rất lớn sức sángtạo của nghệ sĩ. Người nghệ sĩ cần một môi trường để họ tự ý thức hơn lànhững văn bản, những điều khoản quy định...
 
Dương Mỹ Linh: Có thể phạt để làm gương
 
Tôi nghĩ việc xem xét lại quy định về trang phụcbiểu diễn của nghệ sĩ Việt Nam hiện nay là một điều nên cân nhắc. Nếu quyđịnh thì cần có những chế tài, những quy định rõ ràng chứ không nên đưa ranhững thứ mơ hồ, chung chung, khó theo dõi mà cũng khó thực hiện.

Người nghệ sỹ luôn muốn làm mới hình ảnh của mình, mang cái đẹp đến chonhững người xung quanh. Thêm nữa, lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật là lĩnh vựccó sự giao lưu, tiếp xúc thường xuyên với văn hóa phương Tây nên không thểtránh khỏi sự biến đổi theo dòng chảy chung đó.
Trang phục khi biểu diễn: Lỗi không ở cái váy!
 
Riêng với đặc thù công việc của chúng tôi, lànhững người mẫu thì mặc thế nào nhiều khi không phải do ý muốn của chúng tôimà đó là do nhà thiết kế, do đạo diễn chương trình. Và nó có hở hang, có gợicảm, “mát mẻ” quá thì cũng đơn giản là chúng tôi đang trình diễn một bộthiết kế mới của các nhà tạo mẫu. Còn những sự cố trong khi biểu diễn, đạiđa số xảy ra ngoài ý muốn. Những lúc như thế chỉ cần nhắc nhở để người tacẩn trọng hơn những lần sau là được. Còn nếu người nào cố tình ăn mặc phảncảm, gây phản ứng quá lớn trong công chúng thì chúng ta có thể phạt để làmgương.

Tôi dám chắc, không nghệ sĩ Việt Nam nào muốn mình bị xem là người ăn mặcphản cảm cả mà chẳng qua là họ chưa được tư vấn kỹ về cách chọn lựa trangphục phù hợp mà thôi. Thế nên, thay vì đề ra nhiều quy định thì hãy giúp họcó được cách chọn lựa trang phục phù hợp khi biểu diễn.

KhánhNgọc: Phải ý thức “hở” như thế nào là chấp nhận được

Tôi thấy, việc sửa đổi quy định là cần thiếtnhưng phải hợp lý. Có những quy định khi điều chỉnh xong không được mọingười ủng hộ vì nó không phù hợp với thực tế. Ví dụ, với những ca sĩ nhạctrẻ, họ thường xuyên phải nhảy trên sân khấu, nên không thể ăn mặc quá kínđáo vì sẽ rất khó khăn trong các động tác vũ đạo. Khi đã đưa ra quy định,thì phải rõ ràng và thuyết phục số đông. Thêm nữa, phải có biện pháp để tácđộng đến các nghệ sĩ về cách ăn mặc, để họ ý thức được “hở” như thế nào làchấp nhận được.
Trang phục khi biểu diễn: Lỗi không ở cái váy!
 

Theo tôi thì hiện nay, đa phần các nghệ sĩ đềuăn mặc đẹp, vì hầu hết họ có nhà thiết kế riêng hoặc mặc trang phục củanhững thương hiệu nổi tiếng. Nếu so với cách đây 5 năm, ngay cả bản thân tôicũng đã có sự thay đổi đáng kể trong cách ăn mặc. Chúng tôi đã có ý thứctrong việc mặc như thế nào trong từng trường hợp cụ thể. Tuy chưa thể gọi làhoàn toàn đẹp như khán giả hoặc các cơ quan ban ngành mong muốn, nhưng dẫusao đó cũng là tín hiệu đáng mừng.

Bởi vậy, tôi mong muốn, các nhà chuyên môn, các nhà chức trách có sự thôngcảm với tính chất công việc của nghệ sĩ, để đưa ra những quy định hợp lý vàđúng đắn. Có như vậy, nghệ sĩ sẽ “tâm phục khẩu phục” và tự điều chỉnh đượccách ăn mặc của mình trên sân khấu cũng như trong các sự kiện.

 

Hãy tôn trọng khán giả

Thời gian qua, trang phục gây sốc của nhiều nghệ sĩ khiến dư luận bức xúc.

Ở quy định 47 của Cục NTBD về “
Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp” ban hành năm 2004 có ghi các hành vi bị cấm: “Đối với nghệ thuật ca múa nhạc hiện đại: Hóa trang tạo ra kiểu đầu tóc kinh dị, sơn, nhuộm tóc lòe loẹt, cạo trọc hoặc để tóc quá dài bù xù; trang phục hở hang, lộ liễu.

Đối với loại hình nghệ thuật sân khấu, ca múa nhạc truyền thống, dân gian, xiếc, nghệ thuật cổ điển châu Âu: Phục trang, hóa trang trái với thuần phong, mỹ tục, không phù hợp với đặc trưng loại hình nghệ thuật, không đúng với tính cách nhân vật và nội dung thể hiện giai đoạn lịch sử trong tác phẩm nghệ thuật”.

Trước khi ra quy định, Cục NTBD có ý tưởng quy định hẳn hoi độ dài ngắn trang phục nhưng bất thành, do nhiều tranh cãi. Đến cuộc bàn thảo lần hai về Nghị định hoạt động Biểu diễn nghệ thuật, đại diện Cục vẫn cho rằng rất khó để đưa ra quy định cụ thể phục trang biểu diễn.

Giới nghệ sỹ ăn mặc ngày càng “thoáng” trong biểu diễn. Riêng năm 2010, dư luận có thể điểm mặt hàng loạt cái tên “nổi cộm”: Ngô Thanh Vân hát trong đêm nhạc hồi tháng 9, quần soóc siêu ngắn, áo trong suốt. Jennifer Phạm MC trong chương trình lớn, trang phục khoe vòng 1 tối đa. H. T, Đ.T, H.Y... thì đại diện cho trường phái “áo không quần” nghĩa là có quần như không.

Ông Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục NTBD- đơn vị cấp phép nói:
“Bản thân tôi quan niệm, trang phục phụ nữ Việt Nam phải kín đáo, lành mạnh. Nhưng trang phục, thời trang thay đổi liên tục, không nên hạn chế sự sáng tạo. Về trang phục biểu diễn, quy định cụ thể ngay sợ rằng hơi chủ quan, vì biết quy định thế nào cho hợp. Váy ngắn bao nhiêu là vừa, áo dài đến đâu... lại còn phụ thuộc độ cao thấp mỗi người. Hình như chưa có nơi nào quy định thế, tôi cho rằng hiện nay nên để từ ngữ chung chung cấm trang phục trái thuần phong mỹ tục. Trang phục trông vừa mắt, không hở hang lộ liễu, dung tục quá là được”.

Đại diện Cục NTBD cho rằng xét về góc độ chữ nghĩa, trái thuần phong mỹ tục là chung chung, nhưng lại cụ thể- xét theo quan niệm xã hội Việt Nam: Những gì chướng tai gai mắt là không được, lên sâu khấu phụ nữ hở hang quá là không được. Hoặc lộn xộn về giới tính, nam giới mặc nhiều khi như phụ nữ.

Trừ trang phục công an, quân đội mới có quy định thật rõ. Còn trang phục dân sự rất khó, phụ thuộc rất nhiều vào nghệ sỹ. Bản thân người có trang phục phải tự có trách nhiệm với mình...

Ông Biên cũng cho rằng, Cục NTBD chịu trách nhiệm cấp phép biểu diễn, giống như cấp bằng lái xe, nếu đối tượng vi phạm phải chịu xử lí của bên có trách nhiệm. Thông thường, trước khi xin cấp phép biểu diễn, đơn vị xin phép phải trình diễn toàn bộ nội dung: Nhạc, lời, trang phục, lời dẫn, thậm chí cả ứng xử trên sân khấu. Nhưng khi chương trình diễn ra, cơ quan thanh tra của Bộ, địa phương mới là đơn vị giám sát, kiểm tra.
 

TheoGia đình Xã hội



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.