Vietnam"s Got Talent: Vì đâu nên nỗi thảm họa?

Sự kỳ vọng quá lớn...

Từng thành công ở hơn 50 quốcgia trên thế giới, nhưng khi về tới Việt Nam, phiên bản Got Talent đã có nhữngbước khởi đầu vô cùng chật vật. Đâu là nguyên nhân khán giả truyền hình quaylưng lại với "Vietnam"s Got Talent"?


Chương trình Vietnam"s got talent mới lênsóng được vài tuần nhưng nó đã nhanh chóng "ghi dấu ấn" trong lòng khángiả với tư cách... cái nôi ra đời của rất nhiều thảm họa. Với tiêu chítìm kiếm tài năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không gói gọn trongâm nhạc, những tưởng sự đa dạng trong trình diễn của các thí sinh sẽ làmngười xem đi hết từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, tuy vậy cảm nhậnchung của người xem vẫn là thất vọng. Rất nhiều lời chê, rất nhiều bàiviết nói hộ sự chán ngán của độc giả với chương trình từng được kỳ vọngsẽ hút khách này. Hãy cùng điểm lại những nguyên nhân có thể dẫn tớithất bại của Vietnam"s got talent.

Vietnam"s Got Talent: Vì đâu nên nỗi thảm họa?
Một trong số ít phần trình diễn được yêu thích tại Vietnam"s Got talen

Sự kỳ vọng quá lớn...

Phần lớn khán giả Việt Nam chỉthật sự biết tới Got Talent kể từ năm 2009. Hiện tượng Susan Boyle của Britain"sgot talent năm đó đã chinh phục hàng triệu con tim khi cất giọng hát tuyệt vờilàm cả khán phòng im bặt. Sự đối lập giữa vẻ bề ngoài và khả năng ca hát của thísinh gần 50 tuổi này đã gây sửng sốt cho không chỉ khán giả của nước Anh. Ngườiphụ nữ xấu xí đã chạm vào tới cảm xúc của rất nhiều khán giả trên toàn thế giớivà màn trình diễn của bà trên Youtube đã nhận được cả trăm triệu lượt xem sauchỉ một vài tuần ngắn ngủi. Sức hút và danh tiếng của Got Talent cũng từ đó màtăng vọt, được biết tới rộng rãi hơn ở khắp mọi nơi và Việt Nam cũng không làngoại lệ. Chính sự thành công của phiên bản Got Talent tại Anh mà cụ thể làtrường hợp của Susan Boyle khiến khá nhiều khán giả ngộ nhận và đặt quá nhiều kỳvọng khi Got Talent đặt chân tới Việt Nam. Họ mong chờ nhiều hơn ở những mànbiểu diễn có thể gây shock, những giọng ca có thể từ vịt hóa thiên nga sau chỉmột đêm và bởi vậy, họ sẽ dễ dàng cảm thấy chán ngán và thất vọng khi những gìnhận được không hề giống như trông đợi. Tuy nhiên, khán giả Việt nên kiên nhẫnhơn một chút, bởi sau 5 năm ra đời tại rất nhiều quốc gia, cũng mới chỉ có duynhất Susan Boyle của nước Anh mới có khả năng khiến cả thế giới trầm trồ.

Chất lượng âm thanh

Sẽ không quá lời khi nói đâylà chương trình giải trí có chất lượng âm thanh tệ hại bậc nhất của nhà đài.Sự cẩu thả trong việc dàn dựng và phát sóng đã góp tới 50% vào thất bại củaVietnam"s got talent. Không thể đòi hỏi khán giả lặng mình xúc động khinhững âm thanh đập vào tai họ thậm chí còn tệ hơn cả âm thanh phát ra từnhững chiếc radio cũ. Cũng thật khó để khán giả xem truyền hình hiểu cho sựxúc động của ban giám khảo cũng như những tiếng vỗ tay trong khán phòng khinhững gì họ được chứng kiến qua tivi hoàn toàn ... chẳng ăn nhập với nhữngcảm xúc đó chút nào. Thậm chí có những khán giả từng xem trực tiếp GotTalent đã bàng hoàng khi nghe lại bài hát của thí sinh mình ưa thích quaYoutube và không thể nhận ra ai đang hát. Thí sinh Nguyễn Xuân Trung củatrường Cao đẳng văn hóa Quân đội đã làm nổ tung khán phòng với bản More thanI can say, tuy nhiên sau khi lên sóng, những gì khán giả xem truyền hìnhđược thưởng thức chỉ là một thứ âm thanh rè rè và méo mó mỗi khi lên cao.Với khả năng "dìm hàng" của những "phù thủy âm thanh" ấy, Leo Sayer có hát ởVietnam"s got talent hẳn cũng sẽ bị chê tới nín thở, không nói gì tới thísinh lần đầu ngại ngùng khoe giọng.

Vietnam"s Got Talent: Vì đâu nên nỗi thảm họa?

Một trong những màn trình diễn kiểu "Sơn Đông mãi võ"

Sự nhàm chán của các tiếtmục

Việc mở rộng tìm kiếm tài năng trên nhiều lĩnh vực góp phần làm cuộc thithêm đa dạng và nhiều màu sắc, tuy nhiên nó cũng làm cho Vietnam"s gottalent nhàm chán với khá nhiều tiết mục xứng đáng với câu ví von "tài năngđường phố". Đôi lúc có những tiết mục không có gì quá đặc sắc và xuất hiệnkhá thường xuyên trên vỉa hè dưới một cái tên khác "Sơn Đông mãi võ", hoặcđơn giản hơn là những tài lẻ - hoàn toàn không thể gây bất kỳ một hiệu ứngđặc biệt nào cho khán giả. Tuy nhiên, nếu là một fan của Got Talent phiênbản nước ngoài, bạn sẽ quen với những màn trình diễn kiểu này. Không phảichỉ ở Việt Nam, các chương trình Got Talent tại nước ngoài cũng thường xuyêncó những tiết mục gây... buồn ngủ. Tuy nhiên, khán giả Việt Nam có lẽ cũngcần kiên nhẫn hơn một chút, bởi đây là cuộc thi tìm kiếm tài năng, khôngphải chương trình biểu diễn của những tài năng thật sự.

Giám khảo Việt không phảiai cũng là Simon Cowell

Có một chút bất công dành choThành Lộc, Thúy Hạnh cũng như Huy Tuấn khi đây là lần đầu tiên họ ngồi ghế giámkhảo một chương trình nổi tiếng như Got Talent. Cái bóng quá lớn của SimonCowell hay Piers Morgan khiến áp lực và những sự so sánh cứ đến một cách "bỗngdưng" và hiển nhiên, khi đặt cạnh những ngôi sao của làng giải trí thế giới kia,các nghệ sĩ Việt gần như không có một cơ hội nhỏ nhoi nào để vượt lên. Chưa kểtới việc chất lượng âm thanh quá tệ của chương trình cũng khiến khán giả khôngsao cảm nhận nổi cái hay của từng tiết mục và khi không thấy tiết mục có gì đặcbiệt, thật khó để họ đồng cảm với biểu hiện của bộ 3 giám khảo trên sân khấu.Công bằng mà nói, ngoài Thành Lộc với kỹ năng sân khấu chuyên nghiệp, Thúy Hạnhvà Huy Tuấn còn đôi lúc hơi phô và diễn, nhưng làm sao có thể bắt họ luôn nhậnxét hài hước, thông minh khi mà tiết mục biểu diễn của các thí sinh nhiều khichỉ ngang tầm... cơm nguội?

Vietnam"s Got Talent: Vì đâu nên nỗi thảm họa?
Phần trình diễn phản cảm của một thí sinh Vietnam"s Got Talent

Những thảm họamang tên Got Talent

Có người đã nói vui: thậm chíchương trình "Vua hài đất Việt" còn phải ghen tị với Vietnam"s got talent trongviệc đem tiếng cười tới cho khán giả. Đáng tiếc đây lại không phải là những nụcười sảng khoái. Rất nhiều thí sinh bước lên sân khấu với sự tự tin và nhiệttình rất tuyệt vời, nhưng tất cả những ưu điểm đó không hề ăn nhập gì với khảnăng của họ. Không chỉ gây cười, đôi khi họ còn gây cho khán giả cảm giác "rùngrợn" bằng giọng hát trời phú của mình. Bùi Trọng Dư, Trương Văn Học là những thísinh đã được phong "thảm họa" chỉ sau một lần duy nhất đứng trên sân khấu do khảnăng đem tới cảm giác "ớn lạnh" tới đông đảo người xem, vì giọng hát cũng như sựtự tin cao chót vót của mình. Tuy nhiên Got Talent là vậy.

Song hành cùng những tài năng thật sự luôn là những tài năng ngộ nhận và nếu sovới phiên bản nước ngoài, các "thảm họa" Got Talent Việt còn phải chạy dài khiđứng cùng với các "đồng nghiệp" nước ngoài. Ngay trong năm Susan Boyle của nướcAnh khiến khán giả phải nín thở vì xúc động khi biểu diễn I dreamed a dream, mộtthí sinh khác cũng khiến toàn bộ khán giả nín thở một cách... cơ học khi biểudiễn màn "xì hơi" vào micro theo điệu nhạc. Đó mới là "đẳng cấp" thực sự củathảm họa Got Talent!

Những điểm cộng hiếm hoi

Vietnam"s got talent khôngphải hoàn toàn thất bại. Vẫn có những giây phút thật sự thoải mái và ấntượng chương trình đã đem tới người xem. Có thể là giây phút ngỡ ngàng ngheMy heart will go on từ một giọng ca 12 tuổi, bật cười thích thú khi thấynhững cô cậu bé hồn nhiên biểu diễn những điệu nhảy thú vị, và cũng có nhữngthời khắc xúc động lặng mình khi nghe một người khiếm thị vui vẻ hát Ngàyđẹp trời. Nhiều giọng ca rất có tiềm năng đã được phát hiện và đi tiếp vàovòng trong, hứa hẹn sẽ còn đem lại cho khán giả thêm nhiều điều ngạc nhiênhơn nữa. Nếu có một sự thay đổi mạnh tay trong việc dàn dựng, lên sóng, cũngnhư việc khán giả bớt khe khắt và hiểu rõ hơn tiêu chí của chương trình chỉlà đi tìm kiếm tài năng, Got Talent vẫn hoàn toàn có thể là một chương trìnhgiải trí hút khách như cách nó đã từng thành công trên toàn thế giới.


Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.