Cháu đích tôn đốt mẹ và 10 người thân"

Không còn nước mắt để khóc khi tận mắt chứng kiến thảm cảnh các anh chị em mình như ngọn đuốc sống đau đớn, quằn quại.

Không còn nước mắt để khóc khi tận mắt chứng kiến thảm cảnh các anh chị em mình như ngọn đuốc sống đau đớn, quằn quại.

Phạm Ngọc Cường (SN 1982, thường trú tại phường Ngọc Trạo - TP Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa) đã tàn nhẫn hắt xăng sát hại đại gia đình bên nội ngay trước ban thờ còn nghi ngút khói hương của cụ Duyên (bà nội Cường tại Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ)…
 
Không còn nước mắt để khóc khi tận mắt chứng kiến thảm cảnh đau xót các anh chị em mình như ngọn đuốc sống đau đớn, quằn quại trước mắt, bà Phạm Thị Phương (SN 1956, cô ruột của kẻ sát nhân) kể lại vụ thảm án bằng giọng nói vô hồn: “Không ai có thể ngờ nó lại tàn ác tới thế. Nhà lại là nhà ống, vừa bất ngờ vừa không có đường chạy. Vậy là bị dính xăng hết…”

Theo lời bà Phương, trong suốt quá trình diễn ra lễ tang cụ Duyên, Cường có mặt từ đầu tới cuối, vẫn rước ảnh, đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng như bình thường.

“Chỉ duy nhất, khi đưa cụ ra đồng, trước khi hạ huyệt nó có thắc mắc chuyện “tại sao không có giờ hạ huyệt”, tôi đã giải thích rõ ràng: “Do thầy bảo chỉ nên đóng một cửa chứ không ai đóng cả hai cửa. Thầy giải thích rằng “ví dụ nói 8 giờ phải ra khỏi nhà cho người ở Sài Gòn ra tới Hà Nội thì làm sao người ta biết giờ nào sẽ về đến nhà. Cho nên không bao giờ người ta xem đóng cả hai đầu mà chỉ đóng một đầu là vì thế. Ông ấy còn dặn cô là không phải lăn tăn gì, cứ làm theo lời tôi là được”.


Bà Phạm Thị Bền (mẹ của hung thủ) bị bỏng 90%

Tuy nhiên, Cường đã không đồng ý với lời giải thích của cô mình và kiên quyết không cho đặt hài cốt của cụ Duyên xuống huyệt bằng uy quyền, địa vị của “cháu đích tôn” cho dù được rất nhiều người trong đám giải thích, thuyết phục.

Phải chờ tới khi chị cả của bà Phương ra quyết định: “Đã xem rồi thì cứ thực hiện đặt hài cốt của mẹ xuống theo đúng lời thầy đã bảo” thì Cường mới chịu hạ huyệt bà nội mình với thái độ không hài lòng và tuyên bố: “Giờ này là giờ xấu, các cô cứ quyết định đặt xuống huyệt giờ này về sau có chuyện gì xảy ra các cô phải chịu trách nhiệm”.

Đốt cả mẹ lẫn họ hàng

Mọi chuyện tưởng như vậy là xong. Nào ngờ, tới buổi tối 9/9, khi cả gia đình đang ngồi họp trong nhà chị Bình, cô út của Cường về vấn đề hậu tang lễ của cụ Duyên thì Cường liên tục sang gọi mẹ mình về, không cho ngồi họp.

Bà Phạm Thị Bền (mẹ ruột của Cường) bực mình vì bị con gọi nhiều nói: “Tao không về, mày về đi, còn lằng nhằng tao tát cho cái vào mồm bây giờ”. Cường không về nhà mà vào hỏi hai người em, con cô út đang ngồi trong nhà điều gì đó, bà Phương không nghe rõ nhưng nghe thấy các cháu mình trả lời “không, em không biết” rồi cả hai giấu giếm, ẩn chùm chìa khóa qua lại nhau rồi lấy cái túi che lên chùm chìa khóa.

Bà Phương đi theo Cường ra ngoài ngõ, thấy Cường quay về nhà (cách khoảng 30-50m) rồi ra đòi mượn xe máy. Bà Phương không cho, Cường lại quay về nhà. Còn bà Phương vào tiếp tục công việc đang dang dở.

Khi việc gần kết thúc, bà Phương phát hiện cánh cửa sắt phía ngoài có chiếc chân đẩy cửa đóng vào. Bà Phương quát: “Thằng Cường, mày đóng cửa làm gì, mở cửa ra”. Bất ngờ, Cường xuất hiện hắt xăng đựng trong bình dầu ăn 5 lít vào tất cả những người có mặt trong phòng. Xăng bắt vào nến đang cháy trên bàn thờ bùng phát dữ dội.

Sau khi gây án, Cường bỏ trốn rồi ra đầu thú vào sáng ngày hôm sau. Tại cơ quan công an, khi gặp lại bà Phương, thấy cô mình không hề hấn gì, Cường lạnh lùng hỏi: “Chưa chết à? Chưa chết đốt, đốt” khiến bà Phương lạnh sống lưng.

Bà Phương bức xúc: “Không thể hiểu nổi tại sao nó lại hành động dã man như vậy. Nó vốn là một công chức đang công tác tại một bệnh viện ở Thanh Hóa. Khi xảy ra sự việc nó không say rượu và tại cơ quan công an cũng vậy, trên người nó không có một chút hơi thở nào của rượu cả. Nó không trả lời chỉ vì ngang ngược thế thôi”.

Sự thực mâu thuẫn của Cường và những người trong gia đình đã phát sinh từ những ngày bố Cường mới mất. Vì bố Cường là con trai duy nhất trong 7 người con của cụ Duyên nên mảnh đất hương hỏa của tổ tiên được chia làm đôi, gia đình Cường được hưởng một nửa. Tuy nhiên, do gặp khó khăn về kinh tế nên mẹ Cường đã bán bất chấp các cô Cường không đồng ý. Sau đó gia đình Cường chuyển đi nơi khác sống, còn Cường vào Thanh Hóa lập nghiệp, lấy vợ rồi ở rể.

Khi cụ Duyên mất, Cường về Phú Thọ chịu tang với vai trò cháu trưởng. Mâu thuẫn giữa Cường và các thành viên trong gia đình càng bị đẩn lên tới đỉnh cao khi gã không được tham dự buổi họp bàn việc hậu tang lễ của bà nội mình. Chỉ có vậy, gã đã lạnh lùng tưới xăng lên những người thân ruột thịt của mình, biến họ thành những ngọn đuốc sống để trả thù cơn tức bực trong lòng.

Vì lòng vị kỷ của mình, Cường đã khiến 9 trong 11 người có mặt tại hiện trường bị bỏng nặng. 6 người phải chuyển lên Bệnh viện Bỏng Quốc gia lúc 3h sáng ngày 10/9 với tình trạng cực kỳ nguy kịch, sốc bỏng nặng, bỏng hô hấp, bỏng sâu.

2 người đã tử vong là bà Phạm Thị Hiền (SN 1962) và ông Đào Đức Hy (SN 1962). Bà Phạm Thị Bền (SN 1958, là mẹ hung thủ gây ra vụ thảm án) bị bỏng tới 90% cơ thể, bỏng hô hấp.
 
Theo Kiến thức

Bình luận