Cựu chủ tịch Vinashin xin lỗi toàn thể nhân viên

Sáng nay, nói lời sau cùng, bị cáo Phạm Thanh Bình đã xin lỗi tất cả nhân viên của tập đoàn vì “không đưa được con tàu Vinashin đến bến bờ phát triển”. Ông mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho đồng nghiệp cũ.

Sáng nay, nói lời sau cùng, bị cáo Phạm Thanh Bình đã xin lỗi tất cả nhân viên của tập đoàn vì “không đưa được con tàu Vinashin đến bến bờ phát triển”. Ông mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho đồng nghiệp cũ.

Ngày làm việc thứ ba (30/8) của phiên phúc thẩm, TAND Tối cao dành phần lớn thời gian để công tố viên đối đáp với luật sư bảo vệ cho 8 bị cáo có đơn chống án. Theo đại diện VKS, trong hai ngày thẩm vấn, nội dung các bị cáo khai nhận là phù hợp với tài liệu điều tra.

Về thẩm định thiệt hại trong các dự án, cơ quan công tố khẳng định các nội dung đã được những người có chuyên môn uy tín thực hiện. Do vậy kết quả là phù hợp. “Các luật sư nếu thấy có sai phạm về thẩm định có quyền khiếu nại, tố cáo”, công tố viên nói.


Bị cáo Nguyễn Thị Hậu và Phạm Thanh Bình. Ảnh: Việt Dũng

VKS cho rằng, thời điểm tập đoàn Vinashin được thành lập, đất nước còn quá nghèo, Chính phủ phải huy động nhiều nguồn để phát triển kinh tế. Với số vốn khó khăn mới huy động được, Nhà nước yêu cầu người nắm giữ tài sản, vốn đầu tư phải có hiệu quả, chứ không phải là thất thoát, tham nhũng.

Tiếp đó, công tố viên xoáy sâu vào nội dung kháng cáo của bị cáo Trịnh Thị Hậu (nguyên Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy) khi bà này cho rằng không phạm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng như cấp sơ thẩm tuyên phạt. Công tố viên cho rằng, dù Vinashin là tập đoàn thí điểm đầu tiên với công việc phát triển ngành tàu thủy song cũng phải chấp hành quy định của Nhà nước nói chung trong đó có các quy định về ngân hàng. Chính phủ đã phải huy động cả trái phiếu quốc tế để đầu tư cho Vinashin. Vì vậy khi quyết định vay vốn phải có dự án, có mục đích đầu tư, có khả năng tài chính… Thực tế, tập đoàn cũng đã có quy định quá trình cho vay phải được thông qua HĐQT và Hội đồng quản lý.

VKS đưa ra dẫn chứng, trong dự án tàu Bình Định Star, qua khai nhận của các bị cáo và tài liệu trong hồ sơ điều tra đã cho thấy bà Hậu ký hợp đồng cho vay hơn 29 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu chính phủ. Vào thời điểm giải ngân (năm 2006), công ty chưa phê duyệt dự án mua con tàu này. Chưa có quyết định của Hội đồng quản lý vốn, song bà Hậu đã giải ngân. Trong dự án, bà Hậu còn ký hợp đồng chuyển từ thế chấp tài sản sang hợp đồng thế chấp không bằng tài sản, điều này là “vượt quyền”.

Ngoài hành vi trên, sau khi Công ty Hoàng Anh chuyển hồ sơ, bà Hậu thừa biết một số hóa đơn không hợp pháp nhưng đã cho công ty này “nợ” hóa đơn, chứng từ rồi quyết toán hồ sơ cho vay vốn. "Bị cáo Hậu luôn giải ngân trước mới trình lên Hội đồng quản lý vốn nên đã vi phạm về quản lý", công tố viên nói.


Bị cáo Trần Văn Liêm. Ảnh: Việt Dũng

Trong dự án mua tàu Hoa Sen, cơ quan công tố nhận thấy bà Hậu có hành vi tiếp sức cho ông Trần Văn Liêm (nguyên Trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương) mua tàu không đúng với tinh thần của Chính phủ. "Việc quy kết tội danh là có căn cứ, không oan nên không thể áp dụng bất kỳ một điều khoản, điều luật nào khác cho bị cáo", VKS đối đáp.

Với bị cáo Trần Quang Vũ (nguyên Tổng giám đốc Vinashin, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Nam Triệu) trong sai phạm bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang, VKS cho rằng ông Vũ có ký hợp đồng vay 106 tỷ đồng và ký thế chấp bằng con tàu này. Trong thời gian quản lý con tàu, ông đã xin phép bán đấu giá nhưng không thành công. Theo quy định pháp luật, việc tự ý phá dỡ bán tài sản thế chấp là sai phạm. Hơn nữa, sau khi bán vỏ con tàu, bị cáo không trả lại tiền đã vay. VKS nhận thấy không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của bị cáo.

Kết thúc tranh luận, trước khi vào nghị án, ông Bình và các bị cáo khác được nói lời sau cùng. Cựu chủ tịch Vinashin khẳng định chịu tất cả trách nhiệm hành vi trong các dự án. “Trước Đảng, Nhà nước và Chính phủ và nhân dân tôi xin lỗi vì đã không thực hiện được đúng chức danh, nhiệm vụ được giao”, người nhiều năm đứng đầu tập đoàn kinh tế lớn của cả nước nói.

Ông Bình cũng xin lỗi tất cả nhân viên của tập đoàn Vinashin vì “không đưa được con tàu Vinashin đến bến bờ phát triển”. ông mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho đồng nghiệp cũ cùng những người liên quan vụ án. Riêng cá nhân mình, ông Bình cũng mong được HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ như nhân thân, gia đình có công với Nhà nước. Ngập ngừng một lúc, cựu chủ tịch Vinashin cho rằng tất cả những thiệt hại đều không phải do mình trực tiếp thực hiện.

Ông Liêm trong lời nói sau cùng cũng mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ hình phạt tù, bồi thường. Riêng bị cáo Hậu, nghẹn ngào cho rằng bản thân có mẹ già, chồng thương binh bệnh tật nên mong được xem xét. “Dù tòa có kết luận như thế nào, cũng mong các công ty, đơn vị đã vay của tập đoàn sẽ trả nợ cho tập đoàn”, bị cáo Hậu nói.

Theo Vnexpress



Thông tin bất ngờ vụ nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”
Nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn” đang làm việc với cơ quan chức năng thì lấy lý do sức khoẻ nên xin dừng buổi làm việc, cơ quan chức năng sau đó nhiều lần mời nhưng người này không lên làm việc.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.