Nã đạn vào mặt vợ… chỉ vì chiếc áo

Trong tiếng khóc thét của trẻ nhỏ vì sợ hãi là thi thể bất động của chị Đớ nằm giữa nhà. Phát đạn nhằm thẳng mặt người vợ...

Trongtiếng khóc thét của trẻ nhỏ vì sợ hãi là thi thể bất động của chị Đớ nằmgiữa nhà. Phát đạn nhằm thẳng mặt người vợ...

Vốn đã có mâu thuẫn từ trước nhưng nguyênnhân chính dẫn đến sự việc đau lòng là việc bị cáo thấy vợ mình vứt đichiếc áo do bị cáo tặng khi hai người còn yêu nhau nên trong lúc giậndữ, người chồng đã dùng chiếc súng đi rừng gây nên tai họa…

Yêu nhau, tặng áo làm tin

Mới đây, Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu đã mở phiên tòa xét xử lưu độngtại trụ sở UBND xã Nậm Tăm đối với bị cáo Sình A Sài (SN 1989, trú tạibản Thà Giàng Chải, xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) về hành vi“giết người”.

Nã đạn vào mặt vợ… chỉ vì chiếc áo

Sình A Sài tại phiên tòa



Tham dự phiên tòa có rất đông bà con nhân dân của xã Nậm Tăm tới xem. Họkhông ngờ một anh chàng vốn hiền lành và chất phác như Sình A Sài lại cóthể gây nên tội lỗi tày trời như vậy. Trong thâm tâm họ, câu chuyện đaulòng này vừa đáng thương, vừa đáng trách.

Cách đây hai năm, Sình A Sài cũng cùng đám bạn trai trong bản Thà GiảngChải rủ nhau đi chợ phiên bán hàng lâm sản nhưng cũng là dịp để tìm kiếmcô gái hợp với ý mình chọn làm bạn đời. Cuối buổi chợ, trong khi bạn bèđều đã tìm được cho mình một người bạn thì Sài vẫn chưa có ai.

Nghĩ mình sẽ phải chờ một dịp khác thì bất ngờ Sài va phải một cô gái đingược chiều. Chính từ lúc này, Sài đã gặp được người mà mình mong muốn.Cô gái có tên Sùng Thị Đớ (SN 1990, trú tại xã Xà Dề Phìn bên cạnh) cũngđi chợ phiên. Rất ưng ý và được bạn bè tán thêm vào, đôi trai gái cònngại ngùng nhưng cũng đã bắt đầu nảy sinh tình cảm.

Để chứng minh tấm lòng của mình, Sài không ngại ngần mua tặng cho Đớ mộtchiếc áo đẹp tại phiên chợ và coi đó là “vật làm tin”.

Một tháng sau, đám cưới của họ được tổ chức rất linh đình trong niềm vuihân hoan của mọi người. Là con thứ ba trong một gia đình đông anh em,Sài không được học hành và cũng không biết chữ. Bù lại, Sài lại là ngườirất hay làm hay làm, theo nhận xét của bà con dân bản cũng là người biếtthương vợ, thương con nhưng cũng giống như tất cả đàn ông con trai trongbản, cứ có dịp là lại uống rượu say khướt mấy ngày liền.

Mà khổ nỗi, nhiều gia đình nấu được rượu nên cứ dịp làng có lễ hội haycưới xin gì thì ít khi Sài vắng mặt. Mới lập gia đình, nhiều mâu thuẫnhai vợ chồng Sài cũng phát sinh, một phần trong đó có nguyên nhân từrượu.

Chiếc áo gây tai họa

Sáng ngày 14/6/2011, Sài bảo chị Đớ đi làm ruộng trả công cho anh Sùng ACao (ở cùng bản) nhưng Đớ kêu mệt nên không muốn đi. Thấy vậy, Sài liềnđi một mình còn Đớ ở nhà chăm con nhỏ mới được vài tháng tuổi. Sài đilàm và được anh Cao mời ở lại ăn cơm, uống rượu mãi đến chiều mới về đếnnhà. Trong tình trạng say khướt, chân nọ đá chân kia, Sài thấy vợ đứng ởcửa nhà liền hỏi: “Đi đây đấy Đớ?”.

Vốn đã quen với cảnh chồng hay bê tha với “tiên tửu” lại không giúp đỡđược gì cho vợ con nên chị Đớ trả lời bằng giọng giận dỗi: “Thì đi làmkiếm sống chứ đi đâu. Đi làm mà cũng phải hỏi à?”. Đang sẵn men trongngười, nghe vợ giận dỗi trả lời như vậy, Sài tức mình quát: “Là vợ thìđi đâu phải hỏi chứ? Mày không biết chuyện đó à?”.

Như giọt nước tràn ly, bao nhiêu mâu thuẫn và những tật xấu hằng ngàycủa hai vợ chồng được kể lể và trở thành cuộc cãi vã ầm ĩ khắp khu xóm.Thấy hai vợ chồng cãi nhau, ông Sùng Trù Súa (bố Sài) vội chạy đến canngăn và khuyên hai vợ chồng phải bảo ban nhau chứ cãi nhau như thế chỉlàm hàng xóm cười cho. Nghe tiếng khóc con trẻ, chị Đớ ngừng cuộc cãi vãvội chạy lại bế con. Nghĩ hai vợ chồng sẽ làm lành được nên ông Súa quayvề.

Tuy nhiên, suy nghĩ của ông Súa đã lầm. Vừa thấy ông về, hai vợ chồngSài lại quay ra hầm hè nhau. Lần này, chị Đớ đi thẳng vào trong buồnglấy một chiếc áo khác, đồng thời cởi chiếc áo bên ngoài ra ném mạnhxuống sàn. Thì ra, chiếc áo chị mặc trên người chính là chiếc áo năm nàohọ gặp nhau đính ước và Sài mua tặng.

Nhìn vợ vứt áo, Sài như tỉnh hẳn rượu vội chạy đến nhặt chiếc áo lênhỏi: “Sao lần nào cãi nhau mày cũng vứt áo tao tặng đi thế? Mày chán taorồi hay có ai khác hả?”. Chị Đớ trả lời: “Tôi không có ai cả nhưng cháncuộc sống chồng suốt ngày rượu chè rồi. Không ở với nhau nữa đâu”. Nóirồi chị bỏ đi.

Đến 17h cùng ngày, chị Đớ quay về thì vẫn thấy Sài ngồi ở góc nhà ômchiếc áo. Kệ cho chồng có ý hàn gắn, chị Đớ vào buồng thu dọn quần áo vàđòi đi, quyết không ở với nhau nữa. Nhìn điệu bộ vợ quả quyết, Sài chạyđến kéo tay chị Đớ vào nhà nhưng người phụ nữ này vung tay dứt khoát:“Không ở với nhau được nữa đâu Sài à”. Tức giận, Sài bảo: “Nếu không ởđược với nhau nữa thì cùng chết”.

Nói rồi, Sài lôi vợ vào trong nhà, sẵn có khẩu súng kíp đi rừng vẫn haymang theo, Sài lên đạn nhằm thẳng vợ mình bóp cò. Hành động quá nhanhcủa chồng khiến chị Đớ trở tay không kịp. Tiếng súng chát chúa vang lênchấn động cả bản Thà Giàng Chải. Lúc Sài đang lên đạn để tự kết liễumình thì ông Súa có mặt giằng được khẩu súng.

Nỗi đau còn đọng lại

Khi mọi người có mặt tại nhà Sài thì cảnh tượng thương tâm khiến ai cũngphải xót xa. Trong tiếng khóc thét của trẻ nhỏ vì sợ hãi là thi thể bấtđộng của chị Đớ nằm giữa nhà. Phát đạn nhằm thẳng mặt người vợ của Sàiđã khiến nạn nhân chết ngay lập tức. Khi cơn phẫn nộ và men rượu đã quađi, Sài ngồi một góc nhà ôm mặt khóc.

Tại biên bản giám định pháp y số 23/6/2011 của Trung tâm giám định phápy thuộc Sở Y tế tỉnh Lai Châu kết luận: Chị Đớ tử vong do vỡ nhiều mảnhxương hàm, dập nát tổ chức vùng miệng, dập nát lưỡi. Vết thương quá nặnglại không được cấp cứu kịp thời nên mất máu cấp dẫn tới tử vong.

Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Lai Châu truy tố Sùng A Sài về tội “Giếtngười” có tính chất côn đồ được quy định tại Điểm n, Khoản 1, Điều 93/Bộ luật hình sự.

Trước vành móng ngựa, Sài rất hối hận về hành vi của mình. Anh ta chobiết, con còn nhỏ giờ không có ai trông nom nên lại càng hối hận khi đãtức giận và hồ đồ. Khi được hỏi tại sao Sài lại quyết định dùng súng đểgiải quyết mâu thuẫn vợ chồng thì thanh niên này cho biết: “Bị cáo nghĩvợ hay vứt áo mà bị cáo tặng, chắc là do có người khác nên lúc đó bị cáokhông biết nghĩ gì hơn nữa”.

Trong khi đó, ông  Sùng Trù Súa (bố đẻ Sài) không nói được tiếng phổthông, ông trình bày thông qua phiên dịch viên có mặt tại phiên tòa. Đạithể, ông Súa mong tòa có thể xử phạt nhẹ nhất cho Sài để Sài sớm được vềbên con nhỏ. Do mất mẹ, bố lại vào tù nên hoàn cảnh cháu bé hiện nay aicũng xót thương. Ông Súa cũng trình bày thêm, suốt thời gian Sài bị bắt,chính ông là người phải đi xin sữa cho cháu. Nhiều đêm không có hơi mẹ,cháu bé khóc thét lên.

Căn cứ vào hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử đã cân nhắc một số tình tiếtgiảm nhẹ như bị cáo phạm tội lần đầu, chưa có tiền án, tiền sự. Bản thânbị cáo lại không hiểu biết pháp luật do học hành không đến nơi đến chốn.Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cũng cho rằng, việc làm của bị cáo Sài lànguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng của người khácnên cũng cần có hình phạt thích đáng để răn đe. Hội đồng xét xử áp dụngĐiểm n, Khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự, tuyên phạt bị cáo Sài tù chungthân.

Kết thúc phiên tòa, hình ảnh ông Súa bế con đưa cho Sài ẵm trước khi bịdẫn giải khiến nhiều người xúc động. Giá như bị cáo bình tĩnh và có biệnpháp giải quyết hợp lý trong tình huống vợ chồng mâu thuẫn thì có lẽ đãkhông có cảnh chia ly, tử biệt như thế này.

Trao đổi sau khi phiên tòa kết thúc, Thẩm phán Nguyễn Thị Lụa (Phó Chánhán TAND tỉnh Lai Châu, Chủ tọa phiên tòa) bày tỏ: “Vụ án rất đáng thươngvì thực ra nguyên nhân rất nhỏ nhặt. Chỉ vì thấy vợ vứt chiếc áo mà mìnhtặng nên trong lúc nóng giận, bị cáo đã có hành vi bồng bột. Suy chocùng, nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc là do trình độ thiếu hiểu biếtpháp luật của đồng bào bà con dân tộc nơi đây.

Ngoài sự hiểu biết có phần hạn chế đó, việc phong tục tập quán của đồngbào hay uống rượu cũng được coi là một trở ngại lớn trong việc cải thiệnkinh tế hộ gia đình và giảm bớt các vụ án đau lòng như kể trên”.

Theo GDVN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.