Phục hồi điều tra 2 cựu giám đốc vụ chìm tàu làm 9 người chết ở TP HCM

Sau 5 năm xảy ra vụ chìm tàu làm chết 9 người, cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra vụ án và phục hồi điều tra bị can đối với hai cựu giám đốc.

Sau 5 năm xảy ra vụ chìm tàu làm chết 9 người, cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra vụ án và phục hồi điều tra bị can đối với hai cựu giám đốc.

Ngày 15-6, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cho biết đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án "Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn" xảy ra tại vùng biển thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TPHCM làm 9 người chết vào ngày 2-8-2013. Đồng thời, cơ quan trên ra quyết định phục hồi điều tra đối với bị can Vũ Văn Đảo (Giám đốc Công ty CP Công nghệ Việt Séc) và Đinh Văn Quyết (Giám đốc Công ty CP Vũng Tàu Marina).

Tuy chưa được phép sản xuất tàu thuyền bằng công nghệ và vật liệu mới Polypropylen Copolymer (PPC) nhưng ông Đảo vẫn sản xuất và bán cho Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2 tàu BP 12-04-01, BP 12-04-02. Hai tàu này được bàn giao cho Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý. Sau đó, ông Đảo lập hồ sơ thiết kế 2 tàu này nhưng lại cố tình ghi sai vật liệu thân tàu là Fibreglas Reinforced Plastic (FRP) để đăng kiểm tại Phòng Đăng kiểm Hải quân phía Nam - Bộ Tư lệnh Hải quân.

Hiện trường vụ chìm tàu

Tháng 7-2013, Phòng Đăng kiểm Hải quân đã đăng kiểm và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho 2 tàu, ghi vật liệu thân tàu là FRP, có khả năng chở 12 người, công dụng là tuần tra, hoạt động trong vùng sông - vịnh, không có khả năng đi biển.

Chiều 2-8-2013, ông Đảo chỉ đạo đưa 2 tàu đi đón người của Công ty Sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam tại Tiền Giang để đưa ra Vũng Tàu. Đến tối cùng ngày, tàu BP 12-04-02 đi ngang qua vùng biển xã Long Hòa, huyện Cần Giờ thì gặp nạn, khiến ông Phạm Duy Phúc (nhân viên lái tàu của Công ty Vũng Tàu Marina) cùng 8 người khác tử vong.

Theo kết luận điều tra, nguyên nhân tai nạn là do chở quá số lượng người cho phép, hành trình ra vùng biển không được phép hoạt động và việc điều khiển phương tiện không phù hợp. Sau khi điều tra ban đầu, tháng 10-2013, Công an TP HCM đã ra lệnh bắt hai ông Đảo và ông Quyết. Sau đó, VKSND TP HCM đã ra cáo trạng truy tố hai người này về tội "Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn". 

Sau khi nhận hồ sơ từ VKSND TP HCM, TAND TPHCM đã trả lại, yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ một số tình tiết. Tòa yêu cầu cơ quan điều tra giám định làm rõ kết luận tàu BP 12-04-02 khi gây tai nạn có hay không đảm bảo an toàn khi đưa vào sử dụng, bởi lẽ đây là một trong những căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can. Công an TP HCM đã tạm đình chỉ điều tra để chờ kết quả giám định của cơ quan chức năng đối với chiếc tàu mang ký hiệu BP 12-04-02. Cục Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm giám định tàu. 

Kết luận giám định bổ sung nêu rõ: trong tài liệu do cơ quan trưng cầu giám định cung cấp không có hồ sơ giám sát kỹ thuật đối với quá trình đóng mới phương tiện BP 12-04-02 và tại thời điểm xảy ra tai nạn, tàu này chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sử dụng cho việc thiết kế, đóng và đăng kiểm phương tiện có thân vỏ chế tạo bằng vật liệu PPC. Do đó, không đủ cơ sở khẳng định phương tiện BP 12-04-02 có đáp ứng tiêu chuẩn ổn định cân bằng ngay từ khi sản xuất và trước khi vận hành hay không. 


chìm tàu ở TP.HCM

chìm tàu

vụ chìm tàu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.