Bi kịch của huyền thoại diễn xuất số 1

Giải Oscar ở các hạng mục diễnxuất ít khi gây tranh cãi, bởi những lá phiếu của thành viên Viện Hàn lâm (hầuhết là diễn viên) thường bầu chọn khá chính xác

Giải Oscar ở các hạng mục diễnxuất ít khi gây tranh cãi, bởi những lá phiếu của thành viên Viện Hàn lâm (hầuhết là diễn viên) thường bầu chọn khá chính xác. Trong lịch sử Oscar cũng có mộtvài trường hợp người xứng đáng nhất lại trượt giải, nhưng đáng tiếc và bất ngờnhất lại rơi vào Marlon Brando - huyền thoại diễn xuất số 1 của mọi thời đại!

Chuyến tàu từ sân khấu Broa dway...

Năm 1947, vở kịch A Streetcar Named Desire (Chuyến tàu mang tên dục vọng) củanhà soạn kịch danh tiếng người Mỹ Tennessee Williams đã đoạt giải Pulitzer. Cuốinăm đó, vở kịch mở màn trên sân khấu Broadway do Elia Kazan đạo diễn. Cả vở kịchchỉ xoay quanh 4 nhân vật trung tâm do 4 gương mặt gần như vô danh thủ diễn:Jessica Tandy (vai Blanche), Marlon Brando (Stanley Kowalski - em rể củaBlanche), Kim Hunter (Stella - vợ Stanley Kowalski), và Karl Malden (Mitch -Người yêu của Blanche).

Bi kịch của huyền thoại diễn xuất số 1

Chuyến tàu… là câu chuyện củaBlanche Dubois - một phụ nữ đẹp nhưng gặp nhiều biến cố trong cuộc đời khiếnnhan sắc tàn tạ, và tệ hơn nữa nó đã khiến cô bị mắc chứng hoang tưởng trầmtrọng. Chán nản trong cuộc sống, cô chuyển đến New Orleans để sống nhờ vợ chồngcô em gái Stella. Chứng hoang tưởng và sự giả tạo bề ngoài của Blanche khiến côtrở thành cái gai trong mắt Stanley Kowalski - gã em rể thô lỗ cộc cằn và vũphu.

Ngày Stella sinh đứa con đầu lòng, Kowalski đã ăn mừng việc này bằng cáchhạ nhục Blanche một cách thậm tệ. Trong cơn kích động hắn đã cưỡng bức Blancheđến mức sau đó cô phải vào trại tâm thần!

Chủ đề của vở kịch gây rất nhiều tranh cãi, nhưng dàn diễn viên tuyệt vời đãmang lại thành công lớn cho sân khấu Broadway. Hai năm sau (1949), Chuyến tàu…tiếp tục cuộc hành trình thắng lợi trên sân khấu West End ở London do LawrenceOlivier đạo diễn với Vivien Leigh thủ vai Blanche.

Ấn tượng trước nội dung và thành công của vở kịch, năm 1950, Charles K. Feldman- một nhà đại diện cho diễn viên và cũng đồng thời là chủ của một hãng phim nhỏđã thuyết phục kịch tác gia Tennessee Williams chuyển vở kịch lên màn ảnh.

… đến tác phẩm điện ảnh nổi tiếng

Tennessee Williams cùng với Oscar Saul chuyển thể vở kịch thành kịch bản điệnảnh. Nhà sản xuất Charles K. Feldman quyết định giữ nguyên ê-kíp đã mang lạithành công cho vở kịch trên sân khấu Broadway, từ đạo diễn Elia Kazan cho đếncác diễn viên.

Tuy nhiên, nhận thấy dàn diễn viên ít tên tuổi này khó mà thu hútkhán giả đến rạp xem phim, Charles K. Feldman giờ chót quyết định thay vai nữchính của Jessica Tandy bằng ngôi sao Anh quốc, Vivien Leigh - đang nổi lừng lẫyở Hollywood và khắp thế giới khi đoạt Oscar vai nữ chính trong Gone With TheWind (Cuốn theo chiều gió). Nhưng điều quan trọng hơn cả là Vivien Leigh đã từngthủ diễn vai Blanche suốt 9 tháng trên sân khấu West End.

Bi kịch của huyền thoại diễn xuất số 1
Marlon brando trong bộ phim On the Waterfront (1954)

Mặc dù đạo diễn Elia Kazan khôngưa Vivien và cho rằng cô kém tài so với Jessica Tandy, nhưng với tính cách hàihước, tục tĩu và hơi ngông, Vivien nhanh chóng kết thân với Marlon Brando và cảhai diễn xuất khá ăn ý. Tennessee Williams rất hài lòng với diễn xuất của VivienLeigh. Còn cô thì sau này đã phát biểu rằng việc thủ vai Blanche là một sai lầm,vì nó cứ khiến cô có cảm giác mình bị điên loạn một cách đáng sợ!

Vì kịch bản phim gần như trung thành với vở kịch sân khấu, Tennessee Williamslại chưa có kinh nghiệm viết kịch bản phim nên bộ phim chẳng khác gì đem một vởkịch ra diễn rồi quay phim lại. Khi hoàn tất, bộ phim bị kiểm duyệt cắt đến 7phút, tập trung ở các chi tiết bạo lực, chửi thề, hãm hiếp và những chi tiếtliên quan đến đồng tính luyến ái.

Phim chẳng có gì gọi là chất điện ảnh! Chẳng thấy bàn tay của đạo diễn ở đâu.Không có động tác máy, đa số chỉ giữ ở trung cảnh và rất hiếm có cận cảnh. Ánhsáng thì trải đều như trên sân khấu… Thế nhưng nó lại thu hút rất đông người xemcả trong và ngoài nước Mỹ. Có được thành công như thế hoàn toàn nhờ vào tài nghệdiễn xuất của các diễn viên. Trong đó diễn xuất của Marlon Brando không nhữngnổi bật nhất trong phim này, mà còn làm lu mờ tất cả những giá trị xưa cũ củaHollywood trước và sau thời điểm bộ phim ra đời!

Bi kịch của huyền thoại diễn xuất số 1

Một huyền thoại ra đời chỉ saumột vai diễn

Có thể nói, ông trời đã quá ưu ái Marlon Brando khi ban tặng cho ông tất cảnhững gì mà một diễn viên có thể mơ ước trong đời. Một ngoại hình vạm vỡ tuyệtđẹp như pho tượng Hy Lạp. Một gương mặt bảnh bao cân đối rất nam tính. Một giọngnói biến hóa để có thể đóng được bất cứ loại vai gì. Và trên hết là một khả năngnhập vai siêu đẳng trở thành chuẩn mực của nghệ thuật diễn xuất!

Đến thời điểm 1950, diễn xuất trong điện ảnh bị ảnh hưởng và mang đậm tính khoatrương của sân khấu. Cả dàn diễn viên trong phim Chuyến tàu… cũng đều diễn nhưtrên sân khấu, chỉ có mỗi Marlon Brando là khác biệt. Ông là người tiếp nhậntrường phái diễn xuất theo hệ Stanislavski của Nga – trong đó đề cao tính chânthật và sự hóa thân trong diễn xuất, và xuất sắc đến mức người ta gọi trườngphái diễn xuất của ông chính là Method Acting (tạm dịch là Nghệ thuật diễnxuất).

Bi kịch của huyền thoại diễn xuất số 1
The Wild One" (1953)

Xem Stanley Kowalski trong phimChuyến tàu…, người ta chẳng thấy Marlon Brando đâu, mà chỉ thấy đó là một gãnghiện rượu, cộc cằn, thô lỗ nhưng… quyến rũ! Đạo diễn Elia Kazan đã tin tưởngvào tài nghệ của ông đến mức cho phép ông tự do sáng tạo diễn xuất trong vainày. Có lẽ Marlon Brando là diễn viên duy nhất trên thế giới có thể bắt máy quayvà những ý đồ của cảnh quay phải phụ thuộc theo diễn xuất của ông!

Cách diễn của Marlon Brando tự nhiên và sống động như trong cuộc sống, nó hoàntoàn trái ngược kiểu diễn lên gân, cường điệu và khoa trương bề ngoài của cácdiễn viên còn lại trong phim như Kim Hunter, Karl Malden, và thấy rõ nhất là ởVivien Leigh. Khi thủ vai Stanley Kowalski trong phim, Marlon Brando mới 27tuổi!

Kẻ tiên phong… phải trả giá

Năm 1951, A Streetcar Named Desire được đề cử đến 12 giải Oscar, trong đó cả 4diễn viên đều được đề cử: Vivien Leigh (Nữ chính), Marlon Brando (Nam chính),Kim Hunter (Nữ phụ), Karl Malden (Nam phụ) - một kỷ lục cho đến hôm nay vẫn chưacó phim nào đạt được!

Tuy nhiên điều trớ trêu nhất đã xảy ra, trong 4 người được đề cử thì có đến 3người cầm được tượng vàng Oscar, còn Marlon Brando thì lọt sổ! (năm này HumphreyBogart đoạt giải Nam chính trong phim The African Queen). Những người bỏ phiếubầu đa số là diễn viên sân khấu bảo thủ, đã không chấp nhận sự cách tân diễnxuất của Marlon Brando - điều mà họ cho là phóng túng.

Sau phim Chuyến tàu… và cú sốc trượt giải Oscar, một ngôi sao mới đã ra đời mangtên Marlon Brando. Với lối diễn xuất cách tân và hiện đại, 2 năm tiếp theoMarlon Brando đều được đề cử Oscar vai Nam chính trong phim Viva Zapata! (1952)và Julius Caesar (1953) nhưng lại tiếp tục bị ghẻ lạnh bởi sự bảo thủ ghê gớmcủa những kẻ có quyền bỏ phiếu.

Cuối cùng với đề cử thứ 4 liên tiếp (một kỷ lục)trong bộ phim On the Waterfront (1954), sự cũ kỹlạc hậu của Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ đã phảichào thua trước sự phát triển như vũ bão của cácdiễn viên Mỹ đi theo trường phái diễn xuấtMethod Acting như Marlon Brando. Giải Oscar vaiNam chính trong On the Waterfront là sự thừanhận quá muộn màng tài năng và sức sáng tạo diễnxuất vĩ đại của Marlon Brando.

Tính từ A Streetcar Named Desire cho đến khi quađời (2004), Marlon Brando đã được đề cử Oscar 8lần và 2 lần đoạt giải (giải Oscar thứ hai củaông là vai diễn để đời Bố Già trong TheGodfather năm 1972)

Có thể khẳng định, sự xuất hiện của MarlonBrando trong A Streetcar Named Desire đã làmthay đổi nghệ thuật diễn xuất điện ảnh trên thếgiới. Cho đến ngày hôm nay, Method Acting vẫnluôn là phương pháp diễn xuất tối thượng trongđiện ảnh. Những tượng đài lừng danh củaHollywood như: Jack Nicholson, Robert De Niro,Al Pacino… đều thừa nhận rằng diễn xuất của họảnh hưởng rất lớn từ Marlon Brando.

Đạo diễn nổi tiếng Martin Scorsese đã phát biểu:“Nghệ thuật diễn xuất có hai cột mốc, trước vàsau Brando”. Còn Jack Nicholson thì khẳng địnhmột cách hóm hỉnh: “Chỉ đến khi nào MarlonBrando chết đi, thì kẻ khác mới có cơ hội ngócđầu dậy!”.

Theo Bá Vũ
Bi kịch của huyền thoại diễn xuất số 1



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.