Những thực phẩm nguy hiểm nhất trong mùa hè

Thời tiết nóng nực khiến tỷ lệ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vì vậy, bạn cần lưu ý khi sử dụng những loại thực phẩm dưới đây.

Thời tiết nóng nực khiến tỷ lệ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vì vậy, bạn cần lưu ý khi sử dụng những loại thực phẩm dưới đây.

1. Hambuger: Thịt chưa nấu chín khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh đe dọa tính mạng do một loại vi khuẩn E.coli là O157:H7 gây ra. Trong năm 2014, 1 ổ dịch liên quan đến thịt bò bị nhiễm E.coli đã gây bệnh cho 12 người trong các bang của Mỹ.

Thịt bò băm nhuyễn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nhiều hơn thịt bò nguyên miếng vì thịt này có thể được băm trộn từ nhiều con bò, nhiều loại thịt khác nhau nên khó kiểm soát hơn. Bạn cần đảm bảo tất cả các loại thịt bò phải được nấu trên 80 độ để diệt E.coli.

2. Giá đỗ: Hạt đậu cần độ ẩm và nhiệt độ để mọc mầm, và đây cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Ngay cả giá đỗ được trồng tại nhà trong điều kiện vệ sinh tốt cũng có thể nhiễm khuẩn vì hạt giống không được sạch.

Giá đỗ có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, khi kết hợp với thức ăn có nước, nguy cơ ngộ độc thực phẩm càng tăng. Nếu dùng giá đỗ, bạn nên nhúng qua nước sôi trước thay vì chỉ rửa sơ, ăn sống.

Những thực phẩm nguy hiểm nhất trong mùa hè

3. Xà lách rau xanh: Loại rau ăn sống này phụ thuộc vào sự vệ sinh của người làm. Rau xanh là nguyên do gây ngộ độc nhiều nhất ở Mỹ. Có rất nhiều nguyên do gây nên sự nhiễm độc của rau: phân, nước bẩn được dùng để tưới rau tại vườn, người chế biến bị bệnh, không vệ sinh, nhiễm chéo khi mọi người cùng ăn.

Bạn nên rửa rau thật kỹ dưới vòi nước chảy hoặc dùng máy quay rửa rau sống chuyên dụng.

4. Sò ốc: Đây cũng là món ăn quen thuộc của mùa hè, trong những chuyến đi biển. Nhưng ăn sò ốc sống có thể bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và Vibrio vulnificus, đặc biệt là hàu.

Từ năm 2011 đến 2013, số người ngộ độc vi khuẩn Vibrio đã tăng đến 52%. Cả 2 loại vi khuẩn này có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng ở người khỏe mạnh. 

Với người bị bệnh gan, chúng có thể gây nên tiểu đường, ung thư, bệnh bao tử hoặc ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Vibrio vulnificus đặc biệt nguy hiểm, có thể xâm nhập vào máu gây đe dọa tính mạng, một nửa số người nhiễm vi khuẩn này đã mất mạng.

5. Kem tự làm: Các loại kem tự làm bằng trứng thô có thể chứa vi khuẩn Salmonella nếu không cẩn thận. Bạn nên dùng trứng sữa chế biến sẵn hoặc trứng đã tiệt trùng, nấu chín. Kem bán sẵn cũng có thể chứa vi khuẩn, nhưng ít hơn vì điều kiện bảo quản lạnh.

6. Dưa hấu: Không như các loại vi khuẩn khác, Listeria có thể sống trong môi trường tủ lạnh bình thường, chỉ nấu chín mới có thể diệt được chúng, nhưng khi thực phẩm nguội đi, chúng có thể sinh sôi trở lại.

Loại vi khuẩn này có thể sống trên vỏ ngoài của dưa, bạn cần rửa dưa thật sạch dưới vòi nước chảy, chà kỹ bằng bàn chải dùng cho thực phẩm trước khi cắt ăn. Cắt vào trong quả khi không rửa sạch có thể khiến vi khuẩn từ ngoài vỏ lây lan vào.

7. Thịt gà: Thịt gà thường bị nhiễm Salmonella và cần phải nấu thật chín để diệt vi khuẩn. Một báo cáo vào năm 2014 cho thấy 97% thịt ức gà, ngay cả loại gà sạch, cũng chứa vi khuẩn có hại.

Bạn nên dùng nhiệt kế dành cho thực phẩm khi chế biến gà để chắc chắn đã nấu chúng đến nhiệt độ an toàn, khoảng 88 độ. Và bạn cũng cần cẩn thận khi lưu trữ thịt gà, không nên để thịt gà hoặc bò sống trên rau quả, nước từ chúng có thể nhỏ xuống dưới.

8. Cà chua: Cà chua thường được dùng ăn sống, và vì thế chúng có thể còn rất nhiều vi khuẩn có hại. Salmonella được tìm thấy trong phân động vật có thể lây lan qua nước hồ, nước tưới. Bạn nên rửa kỹ cà chua, và nên bỏ các quả cà bị dập, hư thối.

9. Trứng ốp la: Salmonella cũng có thể có trong trứng ốp la vì chúng không được nấu chín đến nhiệt độ cần thiết. Loại vi khuẩn này có thể sống trong và ngoài vỏ trứng, trứng bị nhiễm vẫn có vẻ rất bình thường.

Khi nấu chín, trứng có thể không còn vi khuẩn, nhưng nếu bạn để chúng quá lâu trong nhiệt độ phòng, vi khuẩn có thể sinh sôi trở lại.

Bạn nên mua trứng ở những cửa hàng lưu trữ chúng ở nhiệt độ dưới -5 độ, và nếu chưa ăn nên để trứng ốp la vào tủ lạnh ngay lập tức.

10. Thức ăn thừa cần được xử lý đúng cách. Chúng sẽ trở nên nguy hiểm nếu được lưu trữ trong nhiệt độ -3-60 độ. Và nếu chúng được để quá 4 giờ, không nên dùng tiếp.

11. Xà lách khoai tây: Khi khoai tây được nướng và để lâu trong lá rau xanh, nó có thể còn vi khuẩn Clostridium botulinum. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong quá trình chiên nướng khoai, và khoai để trong lá ở nhiệt độ phòng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, tiết ra độc tố. Bạn nên nướng khoai trước khi ăn, đừng để chúng quá lâu. 

Theo Pháp Luật TP HCM



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.