3 bệnh lý cơ xương khớp người trẻ dễ mắc phải

Những thói quen xấu, lối sống kém lành mạnh có thể khiến người trẻ dễ mắc các bệnh về cơ xương khớp như ‘ngón cò súng’, hội chứng ống cổ tay, thoái hóa khớp.

Những thói quen xấu, lối sống kém lành mạnh có thể khiến người trẻ dễ mắc các bệnh về cơ xương khớp như ‘ngón cò súng’, hội chứng ống cổ tay, thoái hóa khớp.

Lướt smartphone và nguy cơ bệnh “ngón cò súng”
 
Thói quen lướt màn hình liên tục của nhiều bạn trẻ hiện nay có
 thể dẫn tới bệnh “ngón cò súng.”


Smartphone đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tại Mỹ, một người trung bình gửi hơn 40 email/ngày và dành khoảng 23 giờ/tuần nhắn tin. Thời gian chơi game trung bình (người từ 13 tuổi trở lên) là gần 6.5 giờ/tuần.

Ngày nay không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ cúi đầu nhìn điện thoại, ngón tay thì lướt liên tục trên màn hình ở mọi lúc mọi nơi. Thói quen lướt màn hình có thể dẫn tới một bệnh lý - “ngón tay cò súng”. Đây là bệnh thường xảy ra ở các ngón tay, nhất là ngón cái do sử dụng nhiều hơn.

Triệu chứng ban đầu của bệnh “ngón tay cò súng” là đau nhẹ ở dưới đáy các ngón tay, ấn vào thấy đau, cử động thấy vướng. Ngón cái rất khó để gập hoặc duỗi ra. Với những trường hợp nhẹ, người bệnh phải kiêng dùng điện thoại một thời gian kết hợp với xoa bóp, tập thể dục. Với những trường hợp nặng, người bệnh có thể được cho sử dụng thuốc giảm đau và thậm chí là phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không hiệu quả.
 
Sử dụng máy tính quá nhiều và hội chứng ống cổ tay
 
Những người hay phải sử dụng máy tính cần lưu ý về hội chứng ống cổ tay

Những người thường xuyên sử dụng máy tính như dân văn phòng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc phải hội chứng ống cổ tay. Đây là tình trạng đau và tê bì của nhiều ngón tay và bàn tay, đôi khi có thể lan rộng đến cẳng tay hay cánh tay. Nguyên nhân là do dây thần kinh giữa ở cổ tay bị chèn ép.

Nếu không có biện pháp điều trị sớm, các triệu chứng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bàn tay sẽ trở nên vụng về, khó điều khiển, để lâu dần sẽ xuất hiện teo cơ ở gò bàn tay, ảnh hưởng đến vận động, dễ làm rơi đồ vật. 

Trước hết nên để bàn tay được nghỉ ngơi, chườm đá lạnh giảm bớt sưng. Người bệnh có thể được chỉ định điều trị nội khoa bằng các thuốc kháng viêm không steroid,  các corticosteroid tiêm tại chỗ hoặc dùng thuốc uống. Nẹp hay bao cổ tay và các bài tập vật lý trị liệu làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Nếu các phương pháp nêu trên không hiệu quả, người bệnh sẽ phải phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay, giải phóng thần kinh giữa bị chèn ép.

Thừa cân, béo phì và nguy cơ thoái hóa khớp
 
Thoái hóa khớp ngày càng tăng cao ở người trẻ tuổi do nhiều nguyên
nhân như tình trạng béo phì, thừa cân, thói quen ít vận động, mang
vác nặng, hoạt động thể thao quá mức…


Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người già nhưng gần đây số lượng người trẻ tuổi bị thoái hóa khớp đang gia tăng. Thừa cân, béo phì là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn tới thóa hóa khớp ở người trẻ tuổi.

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng cứ tăng thêm 0.45 kg cân nặng thì khớp gối sẽ phải chịu thêm 1.5 kg trọng lực khi đi bộ. Chế độ ăn uống không hợp lý và thói quen ngồi nhiều, ít vận động dễ dẫn tới thừa cân, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Điều nguy hiểm hơn là đa số các trường hợp người trẻ bị thoái hóa khớp vào bệnh viện thì bệnh đã trở nặng do chủ quan, khi có dấu hiệu bất thường tự mua thuốc giảm đau uống.

Điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm vật lý trị liệu, thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật để thay khớp nhân tạo nếu khớp đã bị thoái hóa nghiêm trọng.

Bí quyết để cơ xương khớp khỏe mạnh cho người trẻ tuổi
 
Thăm khám sớm để phát hiện những bất thường ở cơ xương khớp và
điều trị ngay tại các bệnh viện uy tín.


Để bảo vệ sức khỏe của hệ cơ xương khớp trước những nguy cơ gặp phải các bệnh lý nguy hiểm nêu trên, người trẻ nên duy trì lối sống lành mạnh:

- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp: ước tính người trẻ bị thừa cân nếu giảm được 5kg cân nặng thì sẽ giảm được khoảng 50% nguy cơ thoái hóa khớp về sau.

- Vận động hợp lý: dành thời gian để tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ bắp và độ chắc khỏe của xương. Lưu ý nên lựa chọn loại hình vận động phù hợp, không nên luyện tập quá sức, tránh ảnh hưởng tới cơ xương khớp.

- Thăm khám ngay khi phát hiện có các dấu hiệu bất thường về cơ xương khớp để được điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Chuyên khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại là địa chỉ khám chữa bệnh cơ xương khớp được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Gọi 0904 97 0909 hoặc 1900 558 896 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Minh Tuấn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.