4 dấu hiệu cần đi khám ngay nếu bạn không muốn bị cắt cụt chân

Sau một thời gian chân bị chuột rút, tê chân thì bà Niên phát hiện ra chân bắt đầu có vết loét. Khi đi khám, bác sĩ cho biết đây là bệnh lý suy tĩnh mạch.

Sau một thời gian chân bị chuột rút, tê chân thì bà Niên phát hiện ra chân bắt đầu có vết loét. Khi đi khám, bác sĩ cho biết đây là bệnh lý suy tĩnh mạch.

>> Càng ăn càng nổi mụn, dù thèm đến mấy không nên ăn những loại quả này

>>  Để khỏe như người Nhật chỉ cần tắm nhiều, năng đi bộ

Cảnh giác những búi gân nổi

Bà Nguyễn Thị Niên, 57 tuổi trú tại Đông Hưng, Thái Bình cho biết chân của bà bị nổi các đường gân vằn vèo ở bụng chân và ở đùi. Bà bị từ rất lâu rồi nhưng bà không để ý.

Lúc còn trẻ, người ta còn bảo đó là do khi sinh con tắm bà kỳ cọ mạnh quá khiến gân chân nổi lên. Bà Niên cũng nghĩ có thể do lúc đẻ không kiêng.

Gần đây, đêm đi ngủ bà thấy chân đau, tê nhức và chân bắt đầu xuất hiện các vết thâm. Dần dần các vết thâm này loét ra nhìn rất sợ.

Bà Niên đi khám ở bệnh viện tỉnh bác sĩ nghi ngờ suy tĩnh mạch nếu không điều trị có thể cắt cụt do chân bị hoại tử. Tuy nhiên, bà Niên không yên tâm nên nhờ con cái đưa lên Hà Nội khám lại.

Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bà Niên bị suy tĩnh mạch chân và phải điều trị lâu dài để bảo tồn các vết loét không lan rộng.

4 dấu hiệu của bệnh suy tĩnh mạch cần đi khám ngay - Ảnh 1.

Hay như trường hợp của bà Trần Thị Lành 62 tuổi trú tại Thọ Xuân, Thanh Hoá. Chân của bà Lành nhìn rất sợ với các đường gân ngoằn ngèo.

Những vết loét ở chân điều trị mãi không lành, bà Lành từ mua thuốc điều trị dẫn đến bệnh nặng hơn. Khi đến bệnh viện khám, cổ chân đã bị nhiễm trùng.

Rất may, bệnh của bà đã được khu trú lại nếu không nguy cơ nhiễm trùng màu rất cao.

Chị Mai Thu Hằng, Linh Đàm, Hà Nội cũng đến khám với triệu chứng tê chân, chuột rút. Chị được bác sĩ chẩn đoán suy tĩnh mạch chân.

Lúc đầu chị Hằng nghĩ chân mỏi, hay tê có thể do chị ngồi quá lâu. Tuy nhiên, với những đường gân nổi lên ở bụng chân tố cáo căn bệnh mà chị không bao giờ để ý đến.

Tránh xa giày cao gót, ngồi lâu

Theo bác sĩ Mai Văn Lực – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, tổn thương van tĩnh mạch là tâm điểm của tăng áp lực tĩnh mạch dẫn đến những triệu chứng liên quan bệnh tĩnh mạch mạn tính.

Khi van trong các tĩnh mạch nông và xuyên bị suy, áp lực trong tĩnh mạch và tiểu tĩnh mạch gia tăng, dòng chảy có thể đảo ngược, dẫn đến hiện tượng trào ngược trong tĩnh mạch.

Từ lúc khởi bệnh, bệnh tĩnh mach mạn tính khởi phát hàng loạt các biến cố dẫn đến các thay đổi bệnh lý xảy ra ở mức độ tĩnh mạch và mô do tăng huyết áp tĩnh mạch mạn tính gây nên.

Các thay đổi đại và vi tuần hoàn tiến triển này đi kèm với các triệu chứng, nếu được điều trị sớm có thể ngăn được bệnh tiến triển đến những giai đoạn trầm trọng hơn.

Trào ngược tĩnh mạch do các van bị suy gây ra tăng áp lực tĩnh mạch, tái cấu trúc thành tĩnh mạch, tĩnh mạch giãn, và ứ trệ tĩnh mạch, các tổn thương này sẽ gây tăng áp trong mao mạch, phù nề, thiếu ô xy trong mô, thay đổi ở da và loét.

4 dấu hiệu của bệnh suy tĩnh mạch cần đi khám ngay - Ảnh 2.

Để nhận biết dấu hiệu của bệnh, bác sĩ Lực cho biết các triệu chứng hay gặp nhất là đau, nặng chân và chuột rút.

Đau: xuất hiện dọc theo đường đi của tĩnh mạch, thường là dọc theo tĩnh mạch hiển trong, đôi khi hiển ngoài. Đau tăng trong chu kỳ kinh nguyệt và nhất là khi có thai.

Nặng chân: thường là bắp chân. Có thể là cảm giác mỏi chân hoặc căng ở bắp chân làm cho bệnh nhân phải ngồi nghỉ.

Chuột rút: Có thể gặp trong giai đoạn đầu của suy tĩnh mạch hiển ngoài. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu đặc trưng.

Trong nhiều trường hợp chuột rút có nguyên nhân là do cơ. Các cảm giác như tê bì, ngứa, kim châm, kiến bò, tê cóng thường thoảng qua.

Đôi khi bệnh nhân có cảm giác nóng hoặc lạnh ở chi dưới, cảm giác bồn chồn ở chân khi ngồi hoặc nằm lâu một tư thế.

Đau cách hồi tĩnh mạch: Xuất hiện khi gắng sức kéo dài, chủ yếu là cảm giác căng các khối cơ ở bắp chân hoặc ở đùi.

Nó tương tự với cơn đau cách hồi trong bệnh tắc nghẽn động mạch chi dưới và thấy trong hội chứng sau huyết khối tĩnh mạch kém bù do tắc các thân tĩnh mạch lớn.

Cảm giác nề ở chân đôi khi phối hợp với phù thực sự. Khi phù nhiều cần nghĩ đến hội chứng sau huyết khối tĩnh mạch hoặc suy tĩnh mạch sâu. Cũng cần loại bỏ các nguyên nhân khác gây phù.

Theo bác sĩ Lực hiện nay có nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, tùy vào mức độ và điều kiện cụ thể của từng bệnh nhân để chọn lựa phương pháp phù hợp nhất.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng Laser tĩnh mạch là một phương pháp hiện đại với nhiều ưu điểm. Đa số bệnh nhân đều hài lòng với việc điều trị bằng laser.

Để ngăn ngừa bệnh, bác sĩ Lực cho biết thường xuyên tập thể dục, nhất là các bài tập giơ chân cao trên giường, đạp xe, đi bộ, bơi lội, tránh đứng hay ngồi lâu.

Phụ nữ nên mang giày cao gót vừa phải (3-4 cm), tránh mặc quần áo chật gây cản trở lưu thông máu trong tĩnh mạch.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.