4 loại lá giúp trẻ mát da, trị rôm sảy mùa hè hiệu quả

Da của trẻ vốn rất yếu và nhạy cảm hơn da người lớn rất nhiều, nên vào những ngày hè nắng nóng con rất dễ bị mụn nhọt và rôm sảy,

Da của trẻ vốn rất yếu và nhạy cảm hơn da người lớn rất nhiều, nên vào những ngày hè nắng nóng con rất dễ bị mụn nhọt và rôm sảy, vì vậy mẹ cần thường xuyên tắm cho con bằng những loại lá trị rôm sảy dưới đây để trẻ có làn da mịn màng nhé!

Thời tiết khô hanh nóng khiến trẻ rất dễ bị rôm sảy và làm các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Vì vậy các mẹ cần cho trẻ ăn mặc mát mẻ, thường xuyên tắm và lau mồ hôi, đồng thời cho trẻ ăn nhiều các loại rau quả có tính mát để phòng chống các bệnh dễ mắc vào mùa hè.

4 loại lá giúp trẻ mát da, trị rôm sảy mùa hè hiệu quả-1

Thời tiết khô hanh nóng khiến trẻ rất dễ bị rôm sảy

 

Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn này sẽ được các bác sĩ chẩn đoán do tuyến mồ hôi của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh, từ đó gây bí bách khiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài.

Hiện tượng này thường xảy ra vào những ngày nắng nóng và khi trẻ mặc quần áo quá dày gây nóng. Bên cạnh đó khi trẻ bị sốt cao, chơi đùa với cường độ cao, sử dụng tã lót hay quần áo bằng vải pha nilon gây bí cũng có thể gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi.

Đồng thời một số nghiên cứu y khoa còn phát hiện tồn tại một loại vi khuẩn thường trú ẩn ngoài da của trẻ, chúng bài tiết ra một loại chất nhờn làm bít các tuyến mồ hôi và gây rôm sảy.

Vì rôm sảy thường xuyên xuất hiện vào những ngày nắng nóng và rời đi nhanh chóng khi thời tiết diệu mát, đồng thời không để lại hậu quả gì quá lớn, do vậy làm các mẹ chủ quan và chữa trị hời hợt. Nhưng có lẽ các mẹ không biết đã có rất nhiều trẻ bị mụn rôm gây ngứa, gãi làm da trầy xước, nhiễm khuẩn gây mủ và rất khó điều trị.

Cách chữa trị và phòng tránh rôm sảy tại nhà

Khi trẻ bị rôm sảy, thường rất hay quấy khóc và khó chịu, thế nên các mẹ cần chú ý bố trí phòng của trẻ thoáng mát, rộng rãi và tuyệt đối tránh những nơi quá bí bách và đông người.

Đồng thời không nên cho trẻ mặc quần áo quá dày hoặc có chứa chất liệu nilon, nhưng nên chọn những loại vải cotton mềm, thoáng, rộng có màu nhạt trung tính và không dùng phấn rôm bôi trực tiếp lên vùng bị rôm sảy.

Bên cạnh đó các mẹ còn cần cho trẻ ăn uống đủ chất và điều độ, tránh những thức ăn nóng, nên bổ sung cho trẻ những loại trái cây có tính mát và uống nhiều nước. Đồng thời phải luôn đảm bảo quần áo của trẻ được giặt sạch và hong khô đúng cách, tránh bụi bẩn và ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nhất là đừng quên cắt ngắn móng tay và móng chân của trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm rách da gây viêm nhiễm.

Phải luôn đảm bảo quần áo của trẻ được giặt sạch và hong khô đúng cách, tránh bụi bẩn và ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển

Trong một vài trường hợp tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị. Đồng thời theo các các chuyên gia y tế để phòng và trị bệnh rôm sảy các mẹ nên tắm cho trẻ một lần mỗi ngày để làm sạch da, giúp mồ hôi dễ dàng bài tiết hơn, cũng có thể tắm cho trẻ bằng mướp đắng, xoài đất, trà xanh,....

Những loại lá trị rôm sảy hiệu quả cho trẻ

1. Lá khế chua

Khế là loại cây rất quen thuộc với người Việt, không chỉ xuất hiện trong rất nhiều thơ ca mà theo dân gian đây còn là một loại cây có khả năng chữa được các bệnh ngoài da rất thần kỳ. Đông y cũng thừa nhận bệnh dị ứng, mẩn ngứa, nổi mày đay đều có thể dùng lá khế để điều trị. Vì vốn lá khế có vị chát tính lạnh, có thể tản nhiệt, lợi tiểu nên rất thích hợp để chữa các chứng lở ngứa, mụn nhọt do tích nhiệt trong người.

Đồng thời từ rất lâu, lá khế được xem là một loại lá trị rôm sảy hữu hiệu và tức thì. Cách thực hiện cũng khá đơn giản:

Bước 1: Lá khế chua mang đi ngâm nước, rửa sạch, tuốt bỏ gân cứng và để ráo;

Bước 2: Mang đi xay hoặc giã nát cho vào một vài hạt muối;

Bước 3: Dùng màng lọc lấy nước và hòa với nước ấm rồi tắm cho trẻ.

Lưu ý: Các mẹ cần thực hiện liên tục từ 3-4 ngày, sau khi rôm sảy biến mất mỗi tuần cũng nên tắm nước lá khế chua cho trẻ một lần, không chỉ ngăn ngừa các bệnh ngoài da mà còn giúp da mịn màng hơn.

Bệnh di ứng, mẩn ngứa, nổi mày đay đều có thể dùng lá khế để điều trị

2. Lá tía tô

Tía tô là một loại rau thơm rất phổ biến ở nước ta, nó không chỉ là một loại rau kích thích vị giác, giàu dinh dưỡng mà còn chữa được rất nhiều bệnh. Y học hiện đại đã chứng minh tinh dầu chiếc xuất từ lá tía tô có thể chống ôxy hóa, dị ứng và viêm nhiễm. Không chỉ thế lá tía tô còn trị được trầm cảm và chống lại các khối u mà không hề gây dị ứng hay bất kỳ tác dụng phụ nào.

Đồng thời vào hè khí trời nắng nóng, bạn có thể dùng lá tía tô để đắp cho trẻ vừa phòng và chữa rôm sảy rất hiệu quả.

Bước 1: Lấy một nắm lá tía tô mang đi rửa sạch để ráo nước;

Bước 2: Giã hoặc xay nát tía tô, sau đó dùng vải lọc và vắt lấy nước;

Bước 3: Chấm nước lá tia tô lên vùng da bị rôm sảy 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Sau khi thoa lên da các mẹ nên để trong khoảng 10-15 phút cho khô bề mặt rồi tắm hoặc lau lại cho trẻ bằng nước ấm.

Vào hè khí trời nắng nóng, bạn có thể dùng lá tía tô để đắp cho trẻ vừa phòng và chữa rôm sảy rất hiệu quả

3. Lá dâu tằm

Không chỉ quả dâu tằm mà ngay cả lá của nó cũng có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, giúp tăng hệ miễn dịch, chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, lưu thông máu và đặc biệt rất tốt cho bà bầu và trẻ sơ sinh.

Theo dân gian, trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu thường dễ bị táo bón vì nóng trong người, có thể dùng lá dâu tằm sắc lấy nước uống hằng ngày, có thể thanh nhiệt, làm mát cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Ngoài ra trẻ bị rôm sảy cũng có thể dùng lá dâu tằm để tắm hằng ngày rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

Bước 1: lấy một nắm lá dâu tằm, rửa sạch, cho vào nồi, đun sôi.

Bước 2: Tắt bếp, chờ nước nguội bớt vớt lá ra và tắm cho bé.

Lưu ý: Có thể tắm cho bé thường xuyên cho dù rôm sảy không còn thỉnh thoảng vẫn nên dùng lá dâu tằm để tắm cho trẻ để phòng tránh các bệnh ngoài da.

4. Mướp đắng

Mướp đắng (khổ qua) theo Đông y có tính hàn, giúp giải nhiệt, kích thích ăn uống, chống viêm sưng và trị được tiểu đường. Sở dĩ mướp đắng làm được điều là nhờ có nhiều loại axit amin, đường, vitamin C, axit nicotic rất có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể chế biến khổ qua thành một loại thuốc trị bệnh bằng nhiều cách như nấu canh, đun chín, phơi khô hoặc sao vàng nghiền bột...

Đồng thời một số nghiên cứu còn phát hiện giã nát mướp đắng đắp lên vùng da có thể chữa sưng và giảm đau. Với trẻ nhỏ để trị rôm sảy các mẹ cũng có thể dùng mướp đắng rất hữu hiệu.

Bước 1: Lấy 2 quả mướp đắng, rửa sạch, xay hoặc giã nát;

Bước 2: Lọc lấy nước sau đó pha với nươc ấm tắm cho trẻ;

Da của trẻ sẽ nhanh chóng trở lại mịn máng và các nốt rôm sảy cũng sẽ nhanh chóng biến mất nếu dùng nước ép mướp đắng thường xuyên

Trên đây là những loại lá trị rôm sảy cho trẻ ngay tại nhà rất hiệu quả mà các mẹ nên ghi nhớ, tuy rôm sảy là bệnh phổ biến nhưng không được quá chủ quan mà nên phòng tránh và chữa trị kịp thời các mẹ nhé!
 

Theo Tạp chí sống khỏe


rôm sảy

Trẻ sơ sinh

chăm sóc con

Mụn nhọt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.