5 điều mẹ bầu nào cũng sợ "xanh mặt"

Sợ em bé sẽ bị dị tật bẩm sinh, sợ đau đẻ hay sau khi sinh em bé sẽ bị giảm ham muốn... là một trong những nỗi lo lớn của bà bầu.

Sợ em bé sẽ bị dị tật bẩm sinh, sợ đau đẻ hay sau khi sinh em bé sẽ bị giảm ham muốn... là một trong những nỗi lo lớn của bà bầu.

1. Lo bị nôn nhiều thì thai nhi dễ suy dinh dưỡng

“Bé có thể hấp thu dưỡng chất ngay sau khi bạn ăn, dù đó chỉ là một chiếc bánh quy hay một ly nước cam. Vì thế, bạn không nên quá lo khi bị nôn” – Giáo sư Morse chia sẻ (Giáo sư trung tâm Y khoa Los Angeles).

Trừ khi bạn bị ốm nghén nặng tới mức bị mất nước, kiệt sức, bạn mới nên nhờ đến bác sĩ để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi bằng các loại viên nén vitamin tổng hợp.

Và cách tốt nhất để giảm khó chịu cho cơ thể là hãy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 2-3 bữa thật no.

2. Sợ bé bị dị tật bẩm sinh

Nhiều bà mẹ đi khám thai định kỳ, bác sĩ kết luận là thai nhi phát triển bình thường nhưng họ vẫn lo lắng những vấn đề dị tật bẩm sinh có thể xảy ra với bé. Những mối lo ở người mẹ không phải là vô lý. Bằng chứng, là dù thai nhi có được chẩn đoán là phát triển bình thường qua siêu âm thì không ai có thể khẳng định chắc chắn, bé sẽ khỏe mạnh sau khi chào đời.

Theo thống kê, có khoảng 4% bé bị mắc dị tật bẩm sinh bao gồm hội chứng Down và hàng trăm loại khiếm khuyết thể chất khác ở bé…

Thai phụ nên học cách bảo vệ sức khỏe thai nhi như bổ sung vitamin và axit folic (chủ yếu qua thực phẩm) trước và trong khoảng thời gian mang bầu. Cách này sẽ giảm thiểu nguy cơ khuyết tật não và tủy sống ở bé. Ngoài ra, người mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gia đình có tiền sử về khuyết tật thai nhi bẩm sinh.

5 điều mẹ bầu nào cũng sợ "xanh mặt" 1

3. Sợ đau đẻ

Bên cạnh niềm hạnh phúc khi bé mỗi ngày mỗi lớn hơn, bạn sẽ xuất hiện nỗi sợ đau khi sinh nở (đặc biệt với bà mẹ sinh con lần đầu). Những câu hỏi như: Không biết cảm giác đau đẻ sẽ như thế nào, kéo dài bao lâu, có nguy hiểm gì không?... luôn thường trực trong đầu bạn.

Nên nhớ rằng, với kỹ thuật y khoa tiên tiến ngày nay thì quá trình chuyển dạ không còn là thử thách hiểm nguy nữa. Nếu bạn thuộc nhóm thai phụ dễ lo lắng, bạn có thể tìm hiểu thêm kiến thức về quá trình mang thai và sinh nở cho yên tâm. Có rất nhiều bài viết kèm theo hình minh họa về quá trình vượt cạn của phụ nữ mà bạn nên tham khảo. Ngoài ra, bạn cũng nên đăng ký tham gia lớp học tiền sản để giảm thiểu cảm giác đau đớn khi chuyển dạ.
 
“Lờ đi những mối lo không cần thiết. Bạn nên trao đổi cởi mở những điều sợ hãi trong lòng với bác sĩ hoặc những người mẹ có kinh nghiệm. Bạn sẽ tìm được đáp án để giải mã cho nỗi sợ của mình” – Bác sĩ Morse cho biết.

4.  Hốt hoảng khi chuyển dạ

Những phụ nữ lần đầu làm mẹ thường hoang mang khi phải ở trên bàn sinh một mình mà không có người thân bên cạnh (trừ một số ít bệnh viện chấp nhận cho người thân của sản phụ vào phòng sinh).

“Chính tâm lý hoảng hốt sẽ làm quá trình chuyển dạ của bạn khó khăn hơn. Bạn chỉ nên tập trung suy nghĩ niềm vui sắp được thấy mặt bé thay vì phân tán tư tưởng vào những điều không đâu. Cố gắng áp dụng những bài tập thở bạn đã từng được học, cơn chuyển dạ sẽ trôi qua êm đẹp” – Morse gợi ý.

5. Sợ sẽ giảm ham muốn sau sinh

Hội chứng lãnh cảm sau sinh là có thật với một số ít thai phụ. Tuy nhiên, không phải mọi phụ nữ đều vướng phải khó khăn này. Vào tháng đầu sau sinh, bạn có thể thèm ngủ hơn thèm "yêu". Các bác sĩ gợi ý rằng, tâm lý ngại "yêu" cũng bình thường, bởi vì âm đạo vẫn còn cảm giác đau và kém thoải mái vì trải qua sinh nở.

Thêm vào đó, quá trình cho con bú (nhất là bú đêm) cũng làm vợ chồng bị cụt hứng với chuyện ấy. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian nữa, khi cơ thể bạn hồi phục thì ham muốn yêu sẽ tự nhiên quay lại.

Theo TTVN


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.