6 cách kiểm tra sức khỏe đơn giản ở đâu bạn cũng có thể làm được

Nếu bạn là người luôn quan tâm đến sức khỏe của mình thì chắc chắn bạn sẽ không bỏ qua những cách kiểm tra sức khỏe tại nhà như dưới đây.

Nếu bạn là người luôn quan tâm đến sức khỏe của mình thì chắc chắn bạn sẽ không bỏ qua những cách kiểm tra sức khỏe tại nhà như dưới đây.

Bright Side cung cấp cho bạn một vài cách thức kiểm tra sức khỏe đơn giản có thể giúp bạn nhận ra những dấu hiệu cảnh báo bệnh ở các bộ phận cơ thể.

Kiểm tra mắt

6 cách kiểm tra sức khỏe đơn giản ở đâu bạn cũng có thể làm được - Ảnh 1.

Để kiểm tra sức khỏe đối với mắt, bạn cần nhắm một mắt lại và bước 3-5 bước ra xa màn hình. Hãy nhìn lại vào vòng tròn phía trên. Nếu nhìn thấy có một số ô màu đen sẫm màu hơn những ô màu đen khác thì bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa vì có khả năng bạn mắc chứng loạn thị.

Kiểm tra sự mềm dẻo

6 cách kiểm tra sức khỏe đơn giản ở đâu bạn cũng có thể làm được - Ảnh 2.

Để thực hiện bài kiểm tra sức khỏe này, bạn cần ngồi trên sàn nhà, duỗi chân ra trước mặt và cố chạm các đầu ngón tay vào bàn chân. Nếu bạn có thể làm như vậy một cách dễ dàng thì chứng tỏ cơ thể bạn linh hoạt, mềm dẻo đáng kể. Trong trường hợp bạn không thể làm vậy hoặc mãi mới làm được thì bạn nên tập yoga, pilates hoặc bơi lội để cải thiện tính linh hoạt của cơ thể và tránh sự suy yếu quá mức của các khớp xương.

Kiểm tra tim

6 cách kiểm tra sức khỏe đơn giản ở đâu bạn cũng có thể làm được - Ảnh 3.

Ngồi yên tĩnh 5 phút trong im lặng và đặt 4 ngón tay vào phía bên trong cổ tay để tìm mạch. Đếm số nhịp mạch đập trong một phút. Đối với người lớn và trẻ em trên 10 tuổi, 60-100 nhịp/phút được coi là bình thường. Nếu nhịp mạch đập nhiều hoặc ít hơn thì rất có thể bạn đang gặp các vấn đề về huyết áp. Trong trường hợp này bạn cần đi gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe chứ không được tự ý dùng thuốc điều trị.

Kiểm tra ngón tay

6 cách kiểm tra sức khỏe đơn giản ở đâu bạn cũng có thể làm được - Ảnh 4.

Đổ một ít nước lạnh vào ly (khoảng 2 độ C), nhúng ngón tay trong đó trong 30 giây. Nếu các đầu ngón tay chuyển sang màu trắng hoặc xanh dương, thì có thể bạn đang gặp vấn đề về lưu thông máu.

Sự giảm nhiệt độ đáng kể (hoặc căng thẳng) có thể gây co thắt mạch máu cung cấp máu tới ngón tay, ngón chân, mũi và tai... khiến những bộ phận này không có đủ lượng máu và bị tê liệt. Nếu bị như vậy thì tốt nhất bạn nên tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột để giữ cho mình khỏe mạnh.

Kiểm tra hệ thống hô hấp

6 cách kiểm tra sức khỏe đơn giản ở đâu bạn cũng có thể làm được - Ảnh 5.

Đốt một que diêm và căng tay giữ nó ra trước mặt. Hít thở sâu qua mũi và sau đó thở xuyên qua miệng, cố gắng làm như thể bạn làm thế để thổi tắt ngọn lửa. Bạn cần bao nhiêu lần thở để thổi tắt ngọn lửa?

Nếu sau vài nhịp thở mới có thể tắt được ngọn lửa thì có khả năng hệ thống hô hấp của bạn bị suy yếu. Điều này có thể xuất phát từ nguyên do bạn hút thuốc, lười tập thể dục hoặc bị bệnh mãn tính ở đường hô hấp.

Kiểm tra tình trạng giữ nước trong người

6 cách kiểm tra sức khỏe đơn giản ở đâu bạn cũng có thể làm được - Ảnh 6.

Dùng ngón tay cái ấn xuống chân (trên mu bàn chân hoặc dưới lòng bàn chân). Nếu vẫn còn một vết lõm trên bàn chân của bạn vài giây sau khi bạn đã bỏ ngón tay ra thì cơ thể bạn đang phải đối mặt với tình trạng trữ nước. Bạn nên giảm lượng muối trong chế độ ăn uống và tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn để tình trạng giữ nước không trở nên nặng hơn.

Kiểm tra tuyến giáp

6 cách kiểm tra sức khỏe đơn giản ở đâu bạn cũng có thể làm được - Ảnh 7.

Nhắm mắt lại, đưa tay ra trước mặt, ngửa lòng bàn tay lên và yêu cầu người khác đặt một tờ giấy mỏng vào tay bạn. Nếu mảnh giấy bắt đầu rung lên cùng với ngón tay thì tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ nội tiết. Run tay như vậy có thể là dấu hiệu cảnh báo tuyến giáp đang không thực sự khỏe mạnh.

Mặc dù được coi là cách đơn giản để nhận biết tình trạng sức khỏe của một số bộ phận cơ thể nhưng nhiều bệnh có triệu chứng giống nhau nên việc chẩn đoán có thể không chính xác 100%. Tuy nhiên, tự kiểm tra như thế này cũng có tác dụng cảnh báo bạn trước các triệu chứng bất thường. Vì vậy, sau khi tự kiểm tra sức khỏe, nếu gặp bất kì triệu chứng nào như trên thì bạn không nên bỏ qua, thay vào đó cần đi khám một cách cẩn thận và nhanh chóng để được chẩn đoán chính xác nhất.


Theo Trí Thức Trẻ

kiểm tra sức khỏe


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.