6 dấu hiệu cảnh báo bệnh nhưng thường bị bạn bỏ qua

Nếu bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo bệnh tưởng chừng hết sức bình thường này thì có thể khiến cho bạn mất cơ hội phát hiện sớm bệnh của mình.

Hàng ngày, bạn nên hết sức chú ý những thay đổi trên cơ thể mình vì một số thay đổi có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn, ví dụ như đau ngực (cảnh báo đau tim), sốt (cảnh báo nhiễm trùng), mắt vàng (cảnh báo bệnh vàng da) và nốt ruồi bất thường (cảnh báo bệnh ung thư da)...

Ngoài những triệu chứng rõ ràng, dễ nhận biết trên, còn nhiều triệu chứng khác cũng có thể cảnh báo nguy cơ sức khỏe nhưng lại bị nhiều người bỏ qua hoặc không nhận ra. Điều này có thể khiến cho bạn mất cơ hội phát hiện sớm bệnh của mình. Dưới đây là 9 dấu hiệu tưởng là bình thường nhưng bạn cần hết sức lưu ý.

1. Buồn ngủ trong ngày (không có lý do) 

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Los Angeles (Mỹ), những người hay uể oải, mệt mỏi và có những cơn buồn ngủ ngày không cưỡng lại được có thể mắc một chứng bệnh nào đó, ví dụ như bệnh trầm cảm,  ức chế thần kinh, tiểu đường hoặc béo phì…

Những người bị chứng trầm cảm có tỷ lệ muốn ngủ ban ngày gấp 3 lần so với những người bình thường. Những người mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ buồn ngủ ngày cao hơn 2 lần so với những người bình thường. Điều này cũng xảy ra ở những người mắc chứng béo phì.

Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ. Một số người nghĩ rằng họ đã ngủ đủ giấc thì chứng ngưng thở trong khi ngủ có thể là nguyên nhân. Tình trạng ngừng hô hấp khoảng 10 giây sẽ đánh thức não bộ vậy là cơ thể bị thiếu ngủ dù bạn ngủ đủ 8 tiếng.

6 dấu hiệu cảnh báo bệnh nhưng thường bị bạn bỏ qua 1
Ảnh minh họa


2. Lông phát triển quá mức (chứng rậm lông)

Do đặc điểm giới tính mà cơ thể người phụ nữ thường ít lông hơn so với nam giới. Nhưng trong trường hợp người phụ nữ thấy lông phát triển nhiều ở trên mặt, ngực, bụng, hoặc xung quanh núm vú... thì có thể cô ấy mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Bệnh này là do sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra,  có liên quan đến những thay đổi về mức độ estrogen, progesterone, và đặc biệt là nội tiết tố androgen (nội tiết tố nam) trong cơ thể. Khi bị hội chứng này, buồng trứng của người phụ nữ không phát hành trứng và thay vào đó hình thành u nang buồng trứng nhỏ. Hậu quả kéo theo có thể là vô sinh. 

Các triệu chứng PCOSkhác bao gồm tăng cân, giảm kích thước vú, một âm vật mở rộng, tóc mỏng hoặc thậm chí dẫn đến hói, thay đổi giọng nói, kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh... Phụ nữ bị hội chứng PCOS cũng thường bị tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol cao và béo phì. 

3. Ho dai dẳng 

Ho có thể là do bệnh hô hấp gây ra. Nhưng triệu chứng ho dai dẳng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Bệnh này có thể gây ra tổn thương phổi vĩnh viễn. Trong một số trường hợp hiếm gặp, ho mãn tính cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh ung thư phổi. 

Các triệu chứng dấu hiệu khác của bệnh COPD là khó thở khi gắng sức làm gì đó (ví dụ như leo cầu thang, tập thể dục...), thường xuyên thở khò khè, hơi thở ngắn... Người hút thuốc có nguy cơ cao đối với bệnh COPD và ung thư phổi. Ung thư phổi có thể có thêm triệu chứng ho ra máu, viêm phổi thường xuyên hoặc giảm cân đột ngột...

4. Đi tiểu thường xuyên 

Đi tiểu liên tục có thể là một trong số những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Quá nhiều đường trong máu có thể gây ra một nhu cầu đi tiểu thường xuyên vì như thận tích cực thải lọc để đẩy glucose ra khỏi cơ thể. Đi tiểu thường xuyên có thể là một dấu hiệu cảnh báo của cả bệnh tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. 

Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường còn có thể có thêm các triệu chứng như suy nhược, mệt mỏi, nhìn mờ, và một cảm giác ngứa ran trong các ngón tay hoặc ngón chân... 

Ở nhiều phụ nữ, đi tiểu liên tục cũng có thể là do bạn đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở nam giới, đây có thể là vấn đề liên quan đến tiền liệt tuyến.

6 dấu hiệu cảnh báo bệnh nhưng thường bị bạn bỏ qua 2
Ảnh minh họa


5. Táo bón mãn tính 

Những người bị táo bón mãn tính có thể có nhiều nguy cơ phát triển bệnh ung thư đường ruột hoặc ung thư đại trực tràng. Sự phát triển khối u ở đại trực tràng có thể làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn lưu thông trong hệ bài tiết, dẫn đến táo bón. Để giảm tình trạng tiêu hóa, nên điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường ăn chất lỏng và chất xơ. 

Những dấu hiệu khác của ung the ruột kết bao gồm thấy máu trong phân, phân rất dài và mỏng, giảm cân đột ngột, đau bụng, buồn nôn hoặc đầy hơi. 

6. Khó chịu ở ngực, cổ và cánh tay khi bạn tập thể dục

Có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch vành (CAD): Bệnh động mạch vành (CAD), còn gọi là bệnh tim mạch vành. Bệnh này ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ với biểu hiện đặc trưng của bệnh tim là đau ngực. Khi bị bệnh này, các động mạch cứng và hẹp lại do sự tích tụ cholesterol và các yếu tố khác, máu không thể lưu thông, dẫn đến đau ngực (đau thắt ngực) và đau tim. Đặc biệt khi họ vận động mạnh như làm vườn, leo cầu thang hoặc tập thể dục, cơn đau có thể lan từ ngực đến cổ và cánh tay. 

Theo PLXH


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.