Ăn cháo cũng phải biết cách

Tuy không nên lấy cháo làm bữa chính ăn hàng ngày nhưng ăn cháo dưỡng sinh lại có lịch sử từ lâu đời. Khoảng hơn hai nghìn năm trước tổ tiên chúng ta đã dùng cháo để phòng bệnh và chữa bệnh. Các loại cháo khác nhau thì có tác dụng khác nhau và cũng ăn theo mùa khác nhau.

1. Không nên lấy cháo làm bữa chính

Khi có tuổi bộ máy tiêu hóa của con người bắt đầu suy yếu, một mặt là do chức năng tiêu hóa của dạ dày suy giảm, hai là răng yếu và bắt đầu rụng nên nhai không được khỏe như thời trẻ vì thế so với cơm, cháo có nhiều ưu điểm: Cháo không cần phải nhai, do cháo mềm và nát nên người già ăn cháo dễ tiêu và dễ hấp thụ, vì vậy có nhiều người chưa đến nỗi phải ăn cháo thường xuyên nhưng cũng lấy cháo ăn làm bữa chính.

Trong cháo thành phần chính là nước, phần “bã” rất ít. Khi mức ăn của người già không nhiều thì lượng dinh dưỡng hấp thụ một bữa kém rất nhiều so với ăn cơm nhất là khi lại ăn cháo hoa thanh đạm thì năng lượng và các loại dinh dưỡng còn xa mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của cơ thể. Nếu thời gian kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.

Do vậy trừ nhu cầu chữa bệnh không nên có chủ trương để người già lấy cháo làm bữa chính. Đối với người già nếu bộ máy tiêu hóa kém thì cơm có thể nấu nát một chút và thỉnh thoảng thay đổi bữa bằng cách ăn mì thay cháo, hoặc nếu phải ăn cháo thường xuyên cũng không nên ăn cháo hoa thanh đạm mà phải phối hợp với các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, cá hoặc thịt… để có đủ dinh dưỡng cần thiết.

2. Ăn cháo không nhất thiết dễ tiêu hóa

Câu nói: Ăn cháo để dễ tiêu hóa thực sự không chính xác. Do cháo có hàm lượng nước cao khi vào dạ dày sẽ làm loãng dịch vị của dạ dày và sẽ ức chế quá trình tiêu hóa. Mặt khác ăn cháo không phải nhai cho nên phải nói là “uống cháo” mới đúng.

Khi ăn cơm hay ăn các thứ thể rắn như bánh mì, mì sợi… người ta phải nhai kỹ cho thức ăn nát rồi mới nuốt. Trong quá trình nhai thức ăn và nước bọt trong miệng trộn lẫn với nhau sẽ kích thích vị giác của lưỡi thúc đẩy thêm nhu cầu ăn uống, với lại nước bọt có chất men trong khoang miệng bắt đầu tiến hành phân giải giản đơn hydrat cacbon. Ngoài ra trong quá trình nhai thông qua hoạt động phản xạ của hệ thống thần kinh trung tâm sẽ kích thích cả bộ máy tiêu hóa chuẩn bị hoạt động như: Dạ dày, ruột, lá lách, gan, mật… làm cho sự tiêu hóa được tốt hơn cho nên nếu nói “ăn cháo là dễ tiêu hóa” thì còn phải bàn thêm.

3. Ăn cháo nên theo mùa

Tuy không nên lấy cháo làm bữa chính ăn hàng ngày nhưng ăn cháo dưỡng sinh lại có lịch sử từ lâu đời. Khoảng hơn hai nghìn năm trước tổ tiên chúng ta đã dùng cháo để phòng bệnh và chữa bệnh. Các loại cháo khác nhau thì có tác dụng khác nhau và cũng ăn theo mùa khác nhau.

Về mùa hè thời tiết nóng bức cháo đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu và làm giảm cơn khát; nếu tâm trạng buồn bực lo lắng khó ngủ thì cháo hạt sen có tác dụng nhất định.

Về mùa thu khí hậu hanh khô món cháo cần phải có tác dụng dưỡng phổi, ích khí như cháo ngó sen có tác dụng an thần, cháo đậu côve có tác dụng bổ tạng, cháo hạt thông cót ác dụng nhuận phổi lợi tràng, cháo tổ yến có tác dụng bổ phổi cắt cơn ho…

Về mùa đông trời lạnh món cháo phải có tác dụng tăng nhiệt cho cơ thể thì “Lạp bát cháo”(*) là loại cháo thích hợp nhất. Nguyên liệu để nấu “Lạp bát cháo” chủ yếu là các loại gạo, táo tàu, các loại hạt đậu, hạt sen, hạt dẻ. Trong hạt đậu có prôtêin có thể sánh với prôtêin của động vật, các loại hạt quả như hồ đào, hạnh nhân, lạc thì không thể thiếu vì có tác dụng nhuận phổi, cắt cơn ho, bổ não tăng cường trí lực. Trong hạt quả còn có lượng vitamin E phong phú có tác dụng chống lại sự oxy hóa và lão hóa. Mùa đông trời lạnh “Lạp bát cháo” cho thêm thịt dê còn có tác dụng tăng thêm nhiệt lượng cho cơ thể để chống lại cái lạnh.

4. Một số câu ca về cháo

Chủng loại và tác dụng của cháo rất phong phú, món ngon ai cũng muốn ăn, xin đưa ra một số câu ca mà nhân dân đã kết tinh từ trí tuệ và kinh nghiệm từ hàng trăm năm trước:

Nếu hay mất ngủ hãy ăn cháo hạt sen

Muốn da dẻ hồng hào ăn cháo táo tàu

Khi tâm khí suy yếu nấu cháo cho long nhãn

Bổ phổi và khỏi ho cháo thêm bách hợp

Giải nhiệt tiêu độc nên ăn cháo đậu xanh

Người suy nhược cơ thể nên ăn cháo củ mài.

Bổ tỳ trợ tiêu hóa ăn cháo có sơn tra

Tráng dương hơn thuốc bổ là cháo nấu chim sẻ…

(*)”Lạp bát cháo” là cháo nấu ngày mùng 8 tháng Chạp để cúng Phật vì ngày đó là ngày Thích Ca Mâu Ni đắc đạo, nó trở thành tục lệ của Trung Quốc.

Theo Nguyễn Thiêm



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.