“Ăn hàng rong bẩn là coi thường sức khoẻ”

Đây là lời khẳng định của ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế, tại buổi gặp gỡ báo chí nhằm thông tin về 1 số quy định trong thông tư 30 về an toàn vệ sinh thực phẩm vừa có hiệu lực ngày 20/1 vừa qua.

Đây là lời khẳng định của ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế, tại buổi gặp gỡ báo chí nhằm thông tin về 1 số quy định trong thông tư 30 về an toàn vệ sinh thực phẩm vừa có hiệu lực ngày 20/1 vừa qua.

  Ý thức vệ sinh ăn uống ở cả người bán và người mua vẫn còn nhiều yếu kém (Ảnh: T.P)
Ý thức vệ sinh ăn uống ở cả người bán và người mua vẫn còn nhiều yếu kém (Ảnh: T.P)


Tại buổi gặp mặt, ông Lê Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục ATTP, khẳng định “Mọi quy định trong Thông tư 30/2012/TT-BYT do Bộ Y tế là không hề máy móc, cũng như không gây khó khăn (thực tế là trong Thông tư mới này, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm không phải là điều kiện bắt buộc nữa, tức là không có vẫn được phép kinh doanh) và không yêu cầu người bán hàng rong phải đầu tư tốn kém (găng tay có giá chỉ khoảng 50đồng/đôi hoặc có thể thay thế găng bằng kẹp gắp thức ăn…).

 

Cụ thể, quy định về việc phải che chắn, đặt đồ ăn trên những dụng cụ cách mặt đất ít nhất 60cm là dựa trên nghiên cứu cụ thể (ở độ cao này sẽ giảm đáng kể nồng độ vi sinh vật gây hại), chứ không phải là tự nghĩ ra và chi phí cho việc che chắn này không lớn (có thể dùng nilon sạch bọc, quây quanh thức ăn chín hay 1 chiếc bàn cao khoảng 60cm không phải là 1 chi phí quá lớn.

 

Về quy định nguồn gốc xuất xứ, ông Phong khẳng định quy định này không có nghĩa là phải có hoá đơn tài chính hay hợp đồng kinh tế mà chỉ cần có 1 xác nhận vào 1 tờ giấy hay cuốn sổ (ghi ngày tháng, số lượng cân, người cung cấp) để khi cần cơ quan chức năng không chỉ truy xuất được nguồn gốc mà còn ngăn chặn sự phát tán mầm bệnh.

 

Đặc biệt, về việc khám sức khoẻ, tập huấn là rất cần thiết bởi: “Trong quá trình kiểm tra, giám sát và khám sức khoẻ để sàng lọc, chúng tôi đã phát hiện rất nhiều người đang bán hàng ăn mắc bệnh truyền nhiễm. Chẳng hạn như lao tiến triển, nếu như không đi khám chắc chắn người bệnh không biết, một căn bệnh có khả năng lây lan rất lớn”. Ông Phong cũng dẫn chứng 1 vụ ngộ độc tập thể do người bốc bún bị chín mé ở tay, hậu quả là 36 trẻ mầm non phải nhập viện do bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng ở tay người bốc bún.

 

Và việc khám sức khoẻ cũng như tập huấn miễn phí hiện đang được thực hiện ở 1 số thành phố và sẽ tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới. Địa điểm đăng ký khám và tập huấn sẽ là tại các cơ sở y tế phường/xã/thị trấn…

 

Ngoài ra, theo ông Trần Quang Trung, cần tập trung vào khâu tuyên truyền vì “Ý thức là cái quan trọng! Có ý thức mới thay đổi hành vi”.

 

Và không chỉ vận động người bán hàng rong tuân thủ quy định an toàn vệ sinh thực phẩm, ông Trần Quang Trung còn đặt ra vấn đề là phải tuyên truyền không ngồi ăn hàng rong. Ông Trung cho biết, người nước ngoài rất thích ăn hàng rong ở Việt Nam nhưng họ luôn quan sát, đi vòng vòng 1 hồi, thấy không sạch là bỏ đi… Vì vậy phải tuyên truyền làm sao để người dân nhận thức rằng “Ăn hàng rong bẩn là coi thường sức khoẻ”, ông Trung nhấn mạnh.


 Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.